bigflowerhorn
Chuyên gia bồ câu
Theo vnexpress
Các nhà khoa học kêu gọi chính phủ Malaysia ban hành lệnh cấm săn bắn loài dơi ăn quả lớn nhất thế giới, bởi số lượng của chúng đang giảm rất nhanh.
Dơi Pteropus vampyrus có sải cánh dài tới 1,5 m. Ảnh: arkive.org.
Pteropus vampyrus - loài dơi ăn quả lớn nhất hành tinh – thường được gọi là “cáo bay”. Chúng có sải cánh lên tới 1,5 m và có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở châu Á.
Tiến sĩ Jonathan Epstein, một nhà khoa học của Tổ chức Wildlife Trust, cho biết: “Cáo bay ăn trái cây và mật hoa. Trong khi ăn chúng làm rơi các hạt và thụ phấn cho cây. Vì thế chúng góp phần vào sự phát triển của rừng”.
Theo tính toán của Wildlife Trust, mỗi năm có khoảng 22.000 dơi khổng lồ bị giết. Những nhà khoa học lạc quan nhất cho rằng số lượng dơi khổng lồ tại bán đảo Malaysia chỉ còn khoảng 500.000.
"Cáo bay" treo ngược thân lên cây khi nghỉ ngơi. Ảnh: flickr.com.
Các nhà khoa học của Wildlife Trust lập một mô hình máy tính để dự đoán số phận của loài dơi Pteropus vampyrus. Dữ liệu đầu vào gồm có số lượng, sự phân bố của chúng và tỷ lệ chết hàng năm. Kết quả cho thấy cáo bay có thể tuyệt chủng trong vòng 6 tới 81 năm.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng vệ tinh để theo dõi những con dơi được gắn chip điện tử. Họ nhận thấy chúng bay trung bình 60 km mỗi đêm để kiếm mồi.
BBC cho biết, con người săn dơi khổng lồ để làm thức ăn và thuốc. Bắn cáo bay cũng được coi là một môn thể thao. Những người hâm mộ môn bắn súng thường bắn dơi vào lúc hoàng hôn, khi chúng bay đi kiếm mồi. Malaysia và nhiều vùng của Indonesia cho phép bắn cáo bay. Săn bắn dơi khổng lồ đã bị cấm ở Thái Lan.
Minh Long
Các nhà khoa học kêu gọi chính phủ Malaysia ban hành lệnh cấm săn bắn loài dơi ăn quả lớn nhất thế giới, bởi số lượng của chúng đang giảm rất nhanh.
Dơi Pteropus vampyrus có sải cánh dài tới 1,5 m. Ảnh: arkive.org.
Pteropus vampyrus - loài dơi ăn quả lớn nhất hành tinh – thường được gọi là “cáo bay”. Chúng có sải cánh lên tới 1,5 m và có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở châu Á.
Tiến sĩ Jonathan Epstein, một nhà khoa học của Tổ chức Wildlife Trust, cho biết: “Cáo bay ăn trái cây và mật hoa. Trong khi ăn chúng làm rơi các hạt và thụ phấn cho cây. Vì thế chúng góp phần vào sự phát triển của rừng”.
Theo tính toán của Wildlife Trust, mỗi năm có khoảng 22.000 dơi khổng lồ bị giết. Những nhà khoa học lạc quan nhất cho rằng số lượng dơi khổng lồ tại bán đảo Malaysia chỉ còn khoảng 500.000.
"Cáo bay" treo ngược thân lên cây khi nghỉ ngơi. Ảnh: flickr.com.
Các nhà khoa học của Wildlife Trust lập một mô hình máy tính để dự đoán số phận của loài dơi Pteropus vampyrus. Dữ liệu đầu vào gồm có số lượng, sự phân bố của chúng và tỷ lệ chết hàng năm. Kết quả cho thấy cáo bay có thể tuyệt chủng trong vòng 6 tới 81 năm.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng vệ tinh để theo dõi những con dơi được gắn chip điện tử. Họ nhận thấy chúng bay trung bình 60 km mỗi đêm để kiếm mồi.
BBC cho biết, con người săn dơi khổng lồ để làm thức ăn và thuốc. Bắn cáo bay cũng được coi là một môn thể thao. Những người hâm mộ môn bắn súng thường bắn dơi vào lúc hoàng hôn, khi chúng bay đi kiếm mồi. Malaysia và nhiều vùng của Indonesia cho phép bắn cáo bay. Săn bắn dơi khổng lồ đã bị cấm ở Thái Lan.
Minh Long