hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Trước cuộc thi hoa hậu mèo mấy ngày, loa truyền thanh của xã Thanh Bình ra rả suốt ngày quy chế cuộc thi. Sẽ có 3 danh hiệu dành cho hoa hậu mèo: Giải Sumo vô địch, giải nàng Anna xinh đẹp và giải chị Mướp. Giải thưởng là một món tiền, hiện vật, bằng khen, vòng đeo cổ.
Có thể nói, cùng với “vua mèo” Bảo Sinh ở Định Công, thì PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (Trưởng bộ môn Ngoại sản, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cũng là người yêu mèo đến… mất ăn mất ngủ. Đã không ít lần, ông bỏ cả ngủ đi xem mèo động dục ở bờ dậu, ngoài cánh đồng, bỏ thời gian cả tháng cứu chữa cho những chú mèo bệnh tật, ghẻ lở bị người đời xua đuổi, thậm chí đã từng rơi lệ khi chứng kiến một lô một lốc… đầu mèo trong quán nhậu ở Thái Bình. Nhưng ít ai biết rằng, TS Thanh từng là người phát triển dự án nuôi mèo thí điểm ở một vùng quê và đặc biệt đã tổ chức một cuộc thi hoa hậu mèo độc nhất vô nhị ở nước ta.
Hoa hậu mèo, nam vương mèo
Lần đầu tiên tôi gặp PGS.TS Nguyễn Văn Thanh vào mùa xuân năm 2005 ở xã Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Tây cũ). Vùng quê chiêm trũng này bỗng một ngày trở nên nổi tiếng, được báo chí truyền hình ầm ầm đưa tin, vì diễn ra cuộc thi hoa hậu mèo độc nhất vô nhị. Các cuộc thi hoa hậu chó, mèo, chim, lợn… ở nước ngoài đều đã có, nhưng ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên.
TS. Nguyễn Văn Thanh
Người dân xã Thanh Bình háo hức mong chờ cuộc thi lắm. Họ đã bỏ cả năm trời để nuôi dưỡng, chăm chút những chú mèo với mong ước mèo của mình sẽ đoạt vương miện. Trước đó nhiều ngày, khắp làng trên xóm dưới, đâu đâu cũng thấy bàn tán xôn xao, nào là chàng mèo của anh A sẽ đoạt giải vì bắt được nhiều chuột nhất, rồi thì nhất định mèo của chị B sẽ lên ngôi vì đẻ sòn sòn như… chuột.
Trước cuộc thi hoa hậu mèo mấy ngày, loa truyền thanh của xã Thanh Bình ra rả suốt ngày quy chế cuộc thi. Sẽ có 3 danh hiệu dành cho hoa hậu mèo: Giải Sumo vô địch, dành cho chàng hoặc nàng mèo to nhất, khỏe nhất, béo nhất; giải nàng Anna xinh đẹp với tiêu chí lông mượt, mặt đẹp, thân hình cân đối, đi lại uyển chuyển, dễ thương; và giải chị Mướp nhiều con, dành cho nàng mèo đẻ nhiều, đẻ khỏe. Giải thưởng là một món tiền, hiện vật, bằng khen, vòng đeo cổ.
Đúng ngày diễn ra cuộc thi, hơn 200 thí sinh mèo, đại diện cho hàng ngàn mèo, đến từ các thôn trong xã tập trung ở hội trường UBND. Giám khảo có ban bệ hẳn hoi, do TS. Nguyễn Văn Thanh làm trưởng ban.
Trước cuộc thi, ông Thanh phát biểu: “Ở bên Tây tổ chức thi hoa hậu mèo là chuyện bình thường, thậm chí các cuộc thi diễn ra còn nhiều hơn cả thi hoa hậu người. Tuy nhiên, người Tây thi hoa hậu mèo để chọn ra mèo đẹp, mèo xinh làm cảnh. Giống mèo Tây chỉ giỏi ăn no, ngủ kỹ, béo tròn trùng trục, không được tướng ráng gì. Cuộc thi ở Thanh Bình không chỉ chọn ra mèo đẹp, mèo xinh, mèo khỏe, mà còn chọn ra những chú mèo tài năng nhất ở lĩnh vực săn chuột, đẻ nhiều”.
Ông Nguyễn Hữu Sáng, Chủ tịch xã Thanh Bình thêm vào: “Cuộc thi không những tôn vinh mèo đẹp mà còn động viên, khích lệ nhân dân ta yêu mèo, phát triển đàn mèo, để tiêu diệt bọn chuột, kẻ thù lớn nhất của bà con nông dân chúng ta…”.
Đua nhau khoe sắc
Mấy trăm bà con nông dân, già trẻ trai gái vỗ tay rào rào hưởng ứng cuộc thi mèo độc nhất vô nhị. Chỉ tội cho hơn 200 chú mèo, vì lần đầu tiên ra trước đám đông, cứ mắt tròn mắt dẹt ngơ ngác. Nhiều chú còn run lẩy bẩy, có chú cứ ngoeo ngoeo tỏ vẻ đòi về.
Sau các vòng thi cam go, quyết liệt, có cả sự cân đo rất khó khăn của ban giám khảo, 3 chú mèo đoạt giải nhất cũng được lựa chọn. Hoa hậu mèo, nam vương mèo cứ ngơ ngác khi nhận “vương miện”, chỉ có chủ là vui, vì vừa được món tiền, lại mát mặt với xóm làng vì tài nghệ nuôi mèo.
Lao đao vì chuột
Thời điểm cách đây khoảng chục năm, không những xã Thanh Bình mà cả nước khốn đốn vì nạn chuột. Chuột phá tả tơi hoa màu, thóc lúa, gặm vỡ cả chân tủ, chạy rào rào trên mái nhà dân, thậm chí làm ổ đẻ con cả trong bồ thóc. Ông Nguyễn Hữu Sáng, Chủ tịch xã Thanh Bình bảo: “Không đâu nhiều chuột như ở Thanh Bình. Chập tối, đi ngoài đường, cứ đá bồm bộp vào chuột. Chuột kiếm ăn đêm đông như trẩy hội”. Theo thống kê của xã, tổng thiệt hại nông nghiệp do chuột gây nên chiếm 20-30% sản lượng hàng năm.
Chủ tịch xã Thanh Bình giữa một ruộng lúa bị chuột phá hoại nặng nề
Đúng lúc ấy, xã Thanh Bình có một Dự án Phát triển nông thôn do tổ chức Thanh niên và sứ mệnh thực hiện. Chủ dự án là chị Rosslin. Dự án có nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống bà con. Qua quá trình tìm hiểu, chị Rosslin thấy rằng, cứ tình hình “giặc chuột” nhiều như thế này, muốn phát triển nông nghiệp cũng khó. Qua giới thiệu, chị gặp được TS Thanh.
TS Nguyễn Văn Thanh về xã Thanh Bình tìm hiểu thực hư. Ông cụ Lê Văn Thực ở thôn Đồi Chè dẫn tiến sĩ về nhà mình để “kể khổ” về bọn “giặc chuột”. Lũ chuột đào xới tan nát bờ ao, bờ ruộng, vườn tược nhà ông. Đêm xuống, TS Thanh thức trắng cùng ông Thực trông đàn vịt đẻ, thấy cả “tiểu đoàn chuột” rình mò chờ trực. Hễ vịt “tòi” ra trứng, là chúng xông vào tranh nhau quắp đi.
TS Nguyễn Văn Thanh giải thích thế nào là một chú mèo đẹp
Nhân dân trong xã đối phó với chuột bằng cách quây lưới vườn khoai, giăng thép chuồng gà, chuồng vịt, nhưng chẳng ăn thua gì với lũ chuột tinh ranh. Những “đội xung kích bắt chuột” được thành lập, ăn lương bằng thóc hẳn hoi, đào phá tan nát bờ mương để bắt chuột, nhưng chả hiểu sao càng ngày chuột càng đông hơn. Các loại bả chúng đã quen, nên đánh bả toàn chết gà, chết chó.
Sau khi khảo sát một ngày ở xã Thanh Bình, TS Thanh đã quyết ngay phương án, đó là phát triển đàn mèo. Thực ra, ông thừa biết chỉ có mèo tiêu diệt chuột hiệu quả nhất, song qua quá trình tìm hiểu, thấy các phương án diệt chuột đã thất bại rồi, thì cũng chả còn biện pháp nào ngoài mèo.
Tổng số tiền chi cho dự án phát triển nông nghiệp của tổ chức Thanh niên và sứ mệnh ở Thanh Bình là 200 triệu đồng, nhưng TS Thanh chỉ xin 20 triệu. Ông bảo, chỉ cần số tiền đó, cộng với sự quyết tâm ủng hộ của toàn dân là đủ cho công tác diệt chuột vĩnh viễn tại xã Thanh Bình.
Chú mèo nào sẽ là "nam vương"?
Ông Thanh đã tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” toàn xã, kêu gọi bà con quyết tâm diệt chuột bằng cách nuôi mèo. Ông đã phân tích tỉ mỉ về con mèo và lợi ích của việc nuôi mèo. Mấy bác nông dân ngồi dưới cười hề hề: “Gớm, nuôi con mèo chứ có phải hổ đâu mà rách việc thế, dự án với cả dự iếc”. Nhưng ai biết được rằng, để một nhà nuôi mèo thì dễ, nhưng để nhà nhà nuôi mèo, cả xã đua nhau nuôi mèo đâu có phải chuyện đơn giản.
Nói là làm, mấy hôm sau, TS Thanh mang 100 con mèo mà ông gom nhặt nuôi dưỡng ở Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ về tặng không cho bà con. Số tiền dự án cung cấp ông mua thêm trăm con nữa phát cho bà con.
Cuộc thi hoa hậu mèo độc nhất vô nhị ở xã Thanh Bình là một phần trong kế hoạch phát triển đàn mèo. Cuộc thi đã thổi lên tình yêu mèo với người nông dân ở vùng đất chiêm khê bao năm khốn đốn vì giặc chuột.
(Theo VTC News)
Có thể nói, cùng với “vua mèo” Bảo Sinh ở Định Công, thì PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (Trưởng bộ môn Ngoại sản, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cũng là người yêu mèo đến… mất ăn mất ngủ. Đã không ít lần, ông bỏ cả ngủ đi xem mèo động dục ở bờ dậu, ngoài cánh đồng, bỏ thời gian cả tháng cứu chữa cho những chú mèo bệnh tật, ghẻ lở bị người đời xua đuổi, thậm chí đã từng rơi lệ khi chứng kiến một lô một lốc… đầu mèo trong quán nhậu ở Thái Bình. Nhưng ít ai biết rằng, TS Thanh từng là người phát triển dự án nuôi mèo thí điểm ở một vùng quê và đặc biệt đã tổ chức một cuộc thi hoa hậu mèo độc nhất vô nhị ở nước ta.
Hoa hậu mèo, nam vương mèo
Lần đầu tiên tôi gặp PGS.TS Nguyễn Văn Thanh vào mùa xuân năm 2005 ở xã Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Tây cũ). Vùng quê chiêm trũng này bỗng một ngày trở nên nổi tiếng, được báo chí truyền hình ầm ầm đưa tin, vì diễn ra cuộc thi hoa hậu mèo độc nhất vô nhị. Các cuộc thi hoa hậu chó, mèo, chim, lợn… ở nước ngoài đều đã có, nhưng ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên.
TS. Nguyễn Văn Thanh
Người dân xã Thanh Bình háo hức mong chờ cuộc thi lắm. Họ đã bỏ cả năm trời để nuôi dưỡng, chăm chút những chú mèo với mong ước mèo của mình sẽ đoạt vương miện. Trước đó nhiều ngày, khắp làng trên xóm dưới, đâu đâu cũng thấy bàn tán xôn xao, nào là chàng mèo của anh A sẽ đoạt giải vì bắt được nhiều chuột nhất, rồi thì nhất định mèo của chị B sẽ lên ngôi vì đẻ sòn sòn như… chuột.
Trước cuộc thi hoa hậu mèo mấy ngày, loa truyền thanh của xã Thanh Bình ra rả suốt ngày quy chế cuộc thi. Sẽ có 3 danh hiệu dành cho hoa hậu mèo: Giải Sumo vô địch, dành cho chàng hoặc nàng mèo to nhất, khỏe nhất, béo nhất; giải nàng Anna xinh đẹp với tiêu chí lông mượt, mặt đẹp, thân hình cân đối, đi lại uyển chuyển, dễ thương; và giải chị Mướp nhiều con, dành cho nàng mèo đẻ nhiều, đẻ khỏe. Giải thưởng là một món tiền, hiện vật, bằng khen, vòng đeo cổ.
Đúng ngày diễn ra cuộc thi, hơn 200 thí sinh mèo, đại diện cho hàng ngàn mèo, đến từ các thôn trong xã tập trung ở hội trường UBND. Giám khảo có ban bệ hẳn hoi, do TS. Nguyễn Văn Thanh làm trưởng ban.
Trước cuộc thi, ông Thanh phát biểu: “Ở bên Tây tổ chức thi hoa hậu mèo là chuyện bình thường, thậm chí các cuộc thi diễn ra còn nhiều hơn cả thi hoa hậu người. Tuy nhiên, người Tây thi hoa hậu mèo để chọn ra mèo đẹp, mèo xinh làm cảnh. Giống mèo Tây chỉ giỏi ăn no, ngủ kỹ, béo tròn trùng trục, không được tướng ráng gì. Cuộc thi ở Thanh Bình không chỉ chọn ra mèo đẹp, mèo xinh, mèo khỏe, mà còn chọn ra những chú mèo tài năng nhất ở lĩnh vực săn chuột, đẻ nhiều”.
Ông Nguyễn Hữu Sáng, Chủ tịch xã Thanh Bình thêm vào: “Cuộc thi không những tôn vinh mèo đẹp mà còn động viên, khích lệ nhân dân ta yêu mèo, phát triển đàn mèo, để tiêu diệt bọn chuột, kẻ thù lớn nhất của bà con nông dân chúng ta…”.
Đua nhau khoe sắc
Mấy trăm bà con nông dân, già trẻ trai gái vỗ tay rào rào hưởng ứng cuộc thi mèo độc nhất vô nhị. Chỉ tội cho hơn 200 chú mèo, vì lần đầu tiên ra trước đám đông, cứ mắt tròn mắt dẹt ngơ ngác. Nhiều chú còn run lẩy bẩy, có chú cứ ngoeo ngoeo tỏ vẻ đòi về.
Sau các vòng thi cam go, quyết liệt, có cả sự cân đo rất khó khăn của ban giám khảo, 3 chú mèo đoạt giải nhất cũng được lựa chọn. Hoa hậu mèo, nam vương mèo cứ ngơ ngác khi nhận “vương miện”, chỉ có chủ là vui, vì vừa được món tiền, lại mát mặt với xóm làng vì tài nghệ nuôi mèo.
Lao đao vì chuột
Thời điểm cách đây khoảng chục năm, không những xã Thanh Bình mà cả nước khốn đốn vì nạn chuột. Chuột phá tả tơi hoa màu, thóc lúa, gặm vỡ cả chân tủ, chạy rào rào trên mái nhà dân, thậm chí làm ổ đẻ con cả trong bồ thóc. Ông Nguyễn Hữu Sáng, Chủ tịch xã Thanh Bình bảo: “Không đâu nhiều chuột như ở Thanh Bình. Chập tối, đi ngoài đường, cứ đá bồm bộp vào chuột. Chuột kiếm ăn đêm đông như trẩy hội”. Theo thống kê của xã, tổng thiệt hại nông nghiệp do chuột gây nên chiếm 20-30% sản lượng hàng năm.
Chủ tịch xã Thanh Bình giữa một ruộng lúa bị chuột phá hoại nặng nề
Đúng lúc ấy, xã Thanh Bình có một Dự án Phát triển nông thôn do tổ chức Thanh niên và sứ mệnh thực hiện. Chủ dự án là chị Rosslin. Dự án có nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống bà con. Qua quá trình tìm hiểu, chị Rosslin thấy rằng, cứ tình hình “giặc chuột” nhiều như thế này, muốn phát triển nông nghiệp cũng khó. Qua giới thiệu, chị gặp được TS Thanh.
TS Nguyễn Văn Thanh về xã Thanh Bình tìm hiểu thực hư. Ông cụ Lê Văn Thực ở thôn Đồi Chè dẫn tiến sĩ về nhà mình để “kể khổ” về bọn “giặc chuột”. Lũ chuột đào xới tan nát bờ ao, bờ ruộng, vườn tược nhà ông. Đêm xuống, TS Thanh thức trắng cùng ông Thực trông đàn vịt đẻ, thấy cả “tiểu đoàn chuột” rình mò chờ trực. Hễ vịt “tòi” ra trứng, là chúng xông vào tranh nhau quắp đi.
TS Nguyễn Văn Thanh giải thích thế nào là một chú mèo đẹp
Nhân dân trong xã đối phó với chuột bằng cách quây lưới vườn khoai, giăng thép chuồng gà, chuồng vịt, nhưng chẳng ăn thua gì với lũ chuột tinh ranh. Những “đội xung kích bắt chuột” được thành lập, ăn lương bằng thóc hẳn hoi, đào phá tan nát bờ mương để bắt chuột, nhưng chả hiểu sao càng ngày chuột càng đông hơn. Các loại bả chúng đã quen, nên đánh bả toàn chết gà, chết chó.
Sau khi khảo sát một ngày ở xã Thanh Bình, TS Thanh đã quyết ngay phương án, đó là phát triển đàn mèo. Thực ra, ông thừa biết chỉ có mèo tiêu diệt chuột hiệu quả nhất, song qua quá trình tìm hiểu, thấy các phương án diệt chuột đã thất bại rồi, thì cũng chả còn biện pháp nào ngoài mèo.
Tổng số tiền chi cho dự án phát triển nông nghiệp của tổ chức Thanh niên và sứ mệnh ở Thanh Bình là 200 triệu đồng, nhưng TS Thanh chỉ xin 20 triệu. Ông bảo, chỉ cần số tiền đó, cộng với sự quyết tâm ủng hộ của toàn dân là đủ cho công tác diệt chuột vĩnh viễn tại xã Thanh Bình.
Chú mèo nào sẽ là "nam vương"?
Ông Thanh đã tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” toàn xã, kêu gọi bà con quyết tâm diệt chuột bằng cách nuôi mèo. Ông đã phân tích tỉ mỉ về con mèo và lợi ích của việc nuôi mèo. Mấy bác nông dân ngồi dưới cười hề hề: “Gớm, nuôi con mèo chứ có phải hổ đâu mà rách việc thế, dự án với cả dự iếc”. Nhưng ai biết được rằng, để một nhà nuôi mèo thì dễ, nhưng để nhà nhà nuôi mèo, cả xã đua nhau nuôi mèo đâu có phải chuyện đơn giản.
Nói là làm, mấy hôm sau, TS Thanh mang 100 con mèo mà ông gom nhặt nuôi dưỡng ở Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ về tặng không cho bà con. Số tiền dự án cung cấp ông mua thêm trăm con nữa phát cho bà con.
Cuộc thi hoa hậu mèo độc nhất vô nhị ở xã Thanh Bình là một phần trong kế hoạch phát triển đàn mèo. Cuộc thi đã thổi lên tình yêu mèo với người nông dân ở vùng đất chiêm khê bao năm khốn đốn vì giặc chuột.
(Theo VTC News)