• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Con lươn phát điện

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Một con lươn có thể phát ra dòng điện đang được xem là “hàng hiếm” trong giới chơi sinh vật cảnh tại TP.HCM.


Người sở hữu con lươn “độc” này là anh Nguyễn Huy Đức. Theo anh Đức, con này thuộc dòng Knifefish, sinh sống ở vùng Amazon (Nam Mỹ), tên khoa học là Electrophorus electricus. Kích thước tối đa của loài lươn này là 2,5 mét. Trong một chuyến công tác ở Singapore, vì thấy hình dáng con lươn tương đối “hoành tráng” so với một con lươn bình thường và nó lại có khả năng phát điện nên anh Đức mua với giá 600 USD. “Thấy lạ thì mua thôi, thích nhất là khi thả mồi vào cho nó như cá, tôm, các loài giáp xác… các con mồi vừa chạm mặt nước bể là bị hất tung lên vì điện giật”. Nói về độ nguy hiểm của con lươn, anh Đức kể một chuyện dở khóc dở cười. Lúc anh mua con lươn về hơn một tuần, vừa cho lươn ăn xong, chưa che chắn cẩn thận nên đứa cháu đã nghịch ngợm cho tay vào bể đùa với nước. Rồi nó khóc thét lên, cả nhà ai cũng hoảng hồn. “May mà nó không bị gì, có lẽ lúc đó dòng điện lươn phát ra chưa đủ mạnh để gây hậu quả gì đáng tiếc”. Từ đó cả nhà ai cũng ghét con lươn ấy và không cho anh nuôi nữa. Thuyết phục mãi không được anh phải đem lươn đến gửi nhờ nhà người bạn thân. Buồn cười là bạn của anh chỉ nhận giữ hộ chứ tuyệt đối không chịu vệ sinh hồ bể hay cho lươn ăn nên mỗi ngày anh phải qua nhà bạn để chăm con lươn. “Tôi phải lo cho con lươn nhiều khi còn hơn bạn gái ấy chứ. Tôi biết đây là “hàng độc” nên tiếc không bỏ. Vả lại có cho cũng chưa chắc ai dám nuôi. Ngược lại cũng có nhiều người bạn của tôi rất thích thú và đòi mua lại giá cao hơn nhưng tôi không bán”.

Vì chức năng phát điện của lươn nên anh Đức cho biết khi nuôi phải cẩn thận từ khâu vệ sinh bể đến việc phải dùng vợt cán gỗ để bắt nó, khi cho nó ăn cũng phải tránh không chạm vào mặt nước. Hiện con lươn của anh đã được 70 cm và anh mới nuôi nó chưa đầy 4 tháng.

Với loại lươn này khi trưởng thành, mỗi mét cơ thể sản sinh ra dòng điện 300V, cường độ 1A. Và nó dùng dòng điện để săn mồi. Trên thân con lươn luôn có sẵn dòng điện. Khi ở ngoài môi trường tự nhiên, những con mồi nào lại gần nó đều bị “dính chưởng”. Có lẽ chính vì khả năng đặc biệt này mà con lươn mới có giá trị như thế.

Thanh Niên
 
Top