Trong suốt mấy mươi năm qua, gia đình tôi đã nuôi rất nhiều đợt chó, có dễ đến gần trăm con, tên đặt thì đủ kiểu: Mực, Vá, Ki, Quýt, Tô, Phèn... nhưng tôi nhớ nhất là con Bông và con Tôm, cả hai đã sống với chúng tôi rất lâu và đều chết một cách oan uổng, tức tưởi.
Con Bông cùng tuổi với tôi, năm tôi lên năm thì nếu tính theo tuổi chó, nó đã là một tráng niên. Bất cứ ba tôi đi làm, đi nhậu hay đi chơi nơi đâu thì có nó chạy theo đến đó.
Khi ông mất, thi hài đem chôn ở nghĩa địa ông Ba Lung ngoài chợ quận Dầu Tiếng - Bình Dương cách xa làng khoảng bảy cây số, thì cả nhà không tìm thấy con Bông đâu nữa, cho đến hôm má tôi đi chợ và ra thăm mộ, mới thấy nó nằm sõng soài trên nấm mồ của chủ. Dì tôi nhà ở gần đó nói rằng hèn chi thỉnh thoảng có thấy nó về uống nước, ăn qua quít vài miếng rồi đi, thì ra nó vẫn còn quyến luyến ba tôi nên cứ quẩn quanh riết ở ngoài mả. Mới hơn một tuần mà con Bông còm cõi xác xơ, má tôi phải dỗ dành mãi nó mới chạy theo xe mà về nhà.
Từ đó nó lại bám theo má tôi như bóng với hình, bà đạp xe chở hàng như bún, rượu hay bánh đa... đi mọi nơi để bán là nó luôn chạy theo xe như một cận vệ trung thành.
Bỗng một hôm thầy Ba Lai ở làng Bốn nhìn thấy con chó rồi hỏi anh tôi:
- Con chó bông này của nhà mày phải không Châu?
- Dạ thưa thầy phải!
-Về kêu má mày cho nó đi, nếu không thế nào trong nhà cũng có người gặp tai nạn.
Má tôi nghe anh thuật lại thì cũng có hơi lo sợ, nhưng con chó có nghĩa quá, cho đi thì tội nghiệp. Bà còn đang lưỡng lự, dùng dằng suy nghĩ thì chiều hôm đó, anh Châu cùng chúng bạn căng một sợi dây thun giữa cái gốc điệp mà thi nhảy cao, đang lấy đà phóng tới thì anh bị trượt chân trên đám rêu té ngửa ra đằng sau, tay anh chống xuống đất gãy cái rốp, xương lòi cả ra ngoài coi ớn lắm. Cậu Ét băng sơ sơ rồi chở đi nhà thương, anh nằm trong bệnh viện gần một tháng mới được về nhà.
Má tôi đến thăm thầy Ba Lai và kể lại chuyện tai nạn, thầy nói:
- Bữa hôm thấy con chó có sắc hại chủ, tôi đã nói với thằng Châu, nhưng không ngờ sự việc xảy ra mau quá, nếu thím mà không cho con chó đó đi, tôi e rằng có khi còn nguy đến tánh mạng người trong nhà nữa, chớ không phải chỉ là chuyện gãy tay gãy chân mà thôi đâu.
Má tôi về nhà bần thần mãi, số là chính con Bông đã có lần cứu bà khỏi chết đuối. Lần đó nó chạy theo xe má tôi, vì xe chạy nhanh quá nên nó đã thấm mệt, nên ráng chạy qua mặt chủ để ra hiệu bằng cách tạt ngang đầu xe, ai ngờ vì xe chở một cần xé nặng quá, nên má tôi bị quẹo tay lái rồi rớt xuống con suối khá lớn ngay chỗ Cầu Đúc ở giữa làng Một với làng Hai, chiếc xe còn vướng lại trên thành cầu. Đường đã về chiều nên vắng người, thấy chủ không biết bơi đang ngớp ngớp dưới nước, nó phóng xuống cắn lấy áo và lôi vào bờ. Má tôi thoát chết, ngồi thở cho lại hồn rồi ráng dựng xe lên mà chạy về nhà. Con Bông như biết lỗi, kêu lên ứ ứ rồi lúp xúp chạy theo sau.
Sau cùng vì quá sợ hãi, tuy bị giằng co với niềm thương con chó, bà phải kêu người ta mà cho đi, nghĩ rằng đổi chủ thì con chó không còn làm hại ai, nhưng sau đó nghe nói lại là người ta cũng sợ và đã làm thịt nó rồi.
Hồi con Bông chết, tôi theo má đi Hố Nai - Biên Hoà nên không có dịp mà khóc thương nó.
Khi gia đình tôi chuyển về Rạch Giá lại có thêm một con chó trắng như bông, đặt tên là con Tôm.
Còn nhớ năm đó tôi học đệ thất, anh Toàn học đệ ngũ ở trường Trung Học Cái Sắn ngoài đường lộ, cách nhà khoảng bảy cây số. Buổi trưa tan học về, hai anh em đang chở nhau trên xe đạp vừa ngang qua kinh Rọc-Bờ-Ke, thì thấy ông anh rể tôi đang bồng một con chó con trắng như cuộn bông gòn. Anh cười vẫy tay và gọi:
- Hai đứa có muốn nuôi chó con không? Anh cho nè.
Chúng tôi ào tới, anh nói:
- Nhà kia có cả bầy tới năm sáu con lận, anh xin một con rất đẹp mà họ chỉ cho con chó trắng này, vì họ sợ chó trắng thường là chó ma.
Ma hay không tụi tôi đâu có ngán vì con chó mập tròn, mũm mĩm trông dễ thương hết sức. Năm đó tôi bắt đầu học Anh Văn theo cuốn Let's Learn English, cứ mỗi cuối chương thì có một bài ngắn của một du học sinh, đó là Tom's impression. Hồi đó thầy dạy Anh Văn của tôi không đọc là Tom mà cứ đọc là Tôm. Thấy cái tên hay hay, có thể đặt cho con chó con, mà tên này cũng dễ cho cả nhà gọi nó, nên chúng tôi kêu là con Tôm.
Con Tôm lớn nhanh như thổi, chưa tới một tuổi mà đứa em út tôi cưỡi có nhong nhong như cưỡi ngựa, dù nó là chú chó ta chứ không có vẻ gì là lai bẹc-giê. Dáng nó oai phong, đứng giữa đám chó vàng đen, vện vá, nó như ông vua, đã thế giọng sủa ồm ồm của nó làm cả trẻ con lẫn người lớn đều khiếp vía. Thế nhưng nó không cắn bậy bao giờ. Nhớ có lần thầy Thông về giảng đạo, ông có tập họp đám thiếu niên lại mà dạy võ judo và Việt Võ Đạo, thường khi tập ở hội trường nhà thờ, nhưng bữa đó thằng Trung rủ thằng Hải về nhà, hai đứa lúi húi đẽo gọt nửa mảnh dừa khô, làm cây đeo vô bảo vệ hạ bộ mỗi khi tập đá. Lúc thằng Hải nhảy lên dùng đòn chân kẹp cổ thằng Trung mà quật xuống đất, thì con Tôm bênh chủ phóng tới ngoạm ngang cần cổ, nó đè thằng nhỏ ra nhưng răng không làm trầy một chút da, mắt ngước lên nhìn chủ. Thằng Trung tá hoả quát lớn:
- Tôm, buông nó ra, bạn mà.
Con chó buông liền, cụp đuôi xuống rồi đi ra một góc sân ngồi chồm chỗm coi tập võ tiếp.
Năm 1967 má tôi làm nhà lại, chở đất ngoài ruộng về đắp nền cho cao để chống lụt, lại mua tôn và gỗ dầu về làm cho lâu bền chứ không dùng vật liệu bằng tràm và lợp lá dừa nước như trước nữa. Con Tôm thường đứng trên vỉa hè, mỗi khi nó sủa thì tiếng vang lồng lộng lên mái tôn và theo gió vẳng đi xa hàng cây số.
Mỗi năm đến mùa nước nổi, chó cái rượng đực rầm rập suốt đêm, mấy con chó đực đố ở xóm có dám tranh gái với chàng Tôm, có lần nó ngoạm ngang cổ một thằng láo toét, dám "múa rìu qua mắt thợ" rồi vảy một cái, con kia văng đi thiệt xa, da cổ tuột ra một miếng gần bằng bàn tay, lộ thịt đỏ hỏn coi dễ sợ luôn. Từ đó Tôm là lãnh chúa của bọn chó trong xóm.
Ma hay không tụi tôi đâu có ngán vì con chó trắng mập tròn, mũm mĩm trông dễ thương hết sức. Con Tôm lớn nhanh như thổi, chưa tới một tuổi mà đứa em út tôi cưỡi có nhong nhong như cưỡi ngựa, dù nó là chú chó ta chứ không có vẻ gì là lai bẹc-giê.
Tới năm Mậu Thân thì tôi đã lớn, chiến trận tràn lan, chợ ở xóm bị trực thăng cá nhái bắn cháy ngay hôm mùng một Tết, người dân sống dọc quốc lộ phải di tản vào sâu trong ruộng. Ông Ba Cước Đá bị trúng đạn ngay ngực, máu ướt đẫm cái khăn sọc băng sơ sài. Cô con gái ông vừa khóc vừa bơi xuồng vô phía cuối kinh, ai trông thấy cũng nghĩ là ông sẽ chết, vì vô trong hướng cuối kinh thì làm gì có nhà thương(?). Vậy mà phước đức ông bà để lại, họ vô tới sông Đòn Dông, quẹo trái bơi về hướng thị xã Rạch Giá và được cứu sống.
Mùa xuân năm đó người chết khắp nơi, miếng đất sát bờ kinh chỗ nhà ông Ba Vó, bên mấy cái nấm đất đắp vội, đi qua ngửi thấy đầy mùi tử khí, súng nổ hằng đêm át cả tiếng chó tru trong đêm trường.
Qua hè tôi phải lên Sài Gòn học, để lại sau lưng vườn ruộng quê nhà, gia đình yêu dấu, với con chó Tôm đã cùng tôi chơi giỡn cũng như đi săn chuột ngoài đồng mỗi khi qua mùa gặt lúa.
Một năm sau tôi về thăm nhà, không có con Tôm ra đón như mọi khi. Tôi mừng vì được gặp mọi người thân nhưng vẫn còn thấy thiếu cái gì. Thấy tôi ngó quanh, đứa em hỏi:
- Anh tìm con Tôm phải không? Nó chết rồi!
Tôi khô cả cổ họng:
- Làm sao mà nó chết?
- Cách đây mấy tháng, nhà nào cũng được lệnh phải giết chó, vì nó sủa làm lộ việc chuyển quân, em chôn nó ngoài gốc mận kia kìa.
Thằng nhỏ vừa nói vừa ứa nước mắt.
Than ôi, số phận con Tôm cũng nổi trôi khốc liệt như những người dân trong thời buổi chiến tranh.
Tôi bước ra trước hiên nhà, dấu vết đất xới đào của mộ con Tôm nằm im mát dưới bóng cây mận cành lá xum xuê. Còn đâu con chó trắng quấn quít ngày xưa!
Tôi đứng nhìn mông lung về phía Kinh 6, từng lớp bông lau trắng bạc ở những bờ đìa đang dập dờn theo cơn gió, quê nhà coi bộ yên lành mà sao không có lấy một tiếng gà gáy hay chó sủa (?)
Có tiếng đứa em nói nhỏ sau lưng tôi:
- Con Tôm thường hiện hồn về đứng ở nơi đây, nhiều người nói với em rằng đêm đêm vẫn còn nghe tiếng nó sủa vang vang từ căn nhà của mình.
Đêm đó tôi không ngủ được, thao thức mãi dưới mái nhà xưa, bỗng có tiếng chó sủa, đúng là giọng con Tôm, hay là nó biết có tôi về nên sủa mừng đón.
Tôi ngồi bật dậy nhìn qua song cửa. Chỉ có bóng cây lay động dưới ánh trăng nhạt nhoà vì sương đêm.
Từ thiệt xa, vọng về tiếng chó tru ma quái lẫn vào tiếng chim kêu rời rạc: Cú! cú! cú!...
Con Bông cùng tuổi với tôi, năm tôi lên năm thì nếu tính theo tuổi chó, nó đã là một tráng niên. Bất cứ ba tôi đi làm, đi nhậu hay đi chơi nơi đâu thì có nó chạy theo đến đó.
Con Bông cùng tuổi với tôi, năm tôi lên năm thì nếu tính theo tuổi chó, nó đã là một tráng niên
Khi ông mất, thi hài đem chôn ở nghĩa địa ông Ba Lung ngoài chợ quận Dầu Tiếng - Bình Dương cách xa làng khoảng bảy cây số, thì cả nhà không tìm thấy con Bông đâu nữa, cho đến hôm má tôi đi chợ và ra thăm mộ, mới thấy nó nằm sõng soài trên nấm mồ của chủ. Dì tôi nhà ở gần đó nói rằng hèn chi thỉnh thoảng có thấy nó về uống nước, ăn qua quít vài miếng rồi đi, thì ra nó vẫn còn quyến luyến ba tôi nên cứ quẩn quanh riết ở ngoài mả. Mới hơn một tuần mà con Bông còm cõi xác xơ, má tôi phải dỗ dành mãi nó mới chạy theo xe mà về nhà.
Từ đó nó lại bám theo má tôi như bóng với hình, bà đạp xe chở hàng như bún, rượu hay bánh đa... đi mọi nơi để bán là nó luôn chạy theo xe như một cận vệ trung thành.
Bỗng một hôm thầy Ba Lai ở làng Bốn nhìn thấy con chó rồi hỏi anh tôi:
- Con chó bông này của nhà mày phải không Châu?
- Dạ thưa thầy phải!
-Về kêu má mày cho nó đi, nếu không thế nào trong nhà cũng có người gặp tai nạn.
Má tôi nghe anh thuật lại thì cũng có hơi lo sợ, nhưng con chó có nghĩa quá, cho đi thì tội nghiệp. Bà còn đang lưỡng lự, dùng dằng suy nghĩ thì chiều hôm đó, anh Châu cùng chúng bạn căng một sợi dây thun giữa cái gốc điệp mà thi nhảy cao, đang lấy đà phóng tới thì anh bị trượt chân trên đám rêu té ngửa ra đằng sau, tay anh chống xuống đất gãy cái rốp, xương lòi cả ra ngoài coi ớn lắm. Cậu Ét băng sơ sơ rồi chở đi nhà thương, anh nằm trong bệnh viện gần một tháng mới được về nhà.
Má tôi đến thăm thầy Ba Lai và kể lại chuyện tai nạn, thầy nói:
- Bữa hôm thấy con chó có sắc hại chủ, tôi đã nói với thằng Châu, nhưng không ngờ sự việc xảy ra mau quá, nếu thím mà không cho con chó đó đi, tôi e rằng có khi còn nguy đến tánh mạng người trong nhà nữa, chớ không phải chỉ là chuyện gãy tay gãy chân mà thôi đâu.
Má tôi về nhà bần thần mãi, số là chính con Bông đã có lần cứu bà khỏi chết đuối. Lần đó nó chạy theo xe má tôi, vì xe chạy nhanh quá nên nó đã thấm mệt, nên ráng chạy qua mặt chủ để ra hiệu bằng cách tạt ngang đầu xe, ai ngờ vì xe chở một cần xé nặng quá, nên má tôi bị quẹo tay lái rồi rớt xuống con suối khá lớn ngay chỗ Cầu Đúc ở giữa làng Một với làng Hai, chiếc xe còn vướng lại trên thành cầu. Đường đã về chiều nên vắng người, thấy chủ không biết bơi đang ngớp ngớp dưới nước, nó phóng xuống cắn lấy áo và lôi vào bờ. Má tôi thoát chết, ngồi thở cho lại hồn rồi ráng dựng xe lên mà chạy về nhà. Con Bông như biết lỗi, kêu lên ứ ứ rồi lúp xúp chạy theo sau.
Sau cùng vì quá sợ hãi, tuy bị giằng co với niềm thương con chó, bà phải kêu người ta mà cho đi, nghĩ rằng đổi chủ thì con chó không còn làm hại ai, nhưng sau đó nghe nói lại là người ta cũng sợ và đã làm thịt nó rồi.
Hồi con Bông chết, tôi theo má đi Hố Nai - Biên Hoà nên không có dịp mà khóc thương nó.
Khi gia đình tôi chuyển về Rạch Giá lại có thêm một con chó trắng như bông, đặt tên là con Tôm.
Còn nhớ năm đó tôi học đệ thất, anh Toàn học đệ ngũ ở trường Trung Học Cái Sắn ngoài đường lộ, cách nhà khoảng bảy cây số. Buổi trưa tan học về, hai anh em đang chở nhau trên xe đạp vừa ngang qua kinh Rọc-Bờ-Ke, thì thấy ông anh rể tôi đang bồng một con chó con trắng như cuộn bông gòn. Anh cười vẫy tay và gọi:
- Hai đứa có muốn nuôi chó con không? Anh cho nè.
Chúng tôi ào tới, anh nói:
- Nhà kia có cả bầy tới năm sáu con lận, anh xin một con rất đẹp mà họ chỉ cho con chó trắng này, vì họ sợ chó trắng thường là chó ma.
Ma hay không tụi tôi đâu có ngán vì con chó mập tròn, mũm mĩm trông dễ thương hết sức. Năm đó tôi bắt đầu học Anh Văn theo cuốn Let's Learn English, cứ mỗi cuối chương thì có một bài ngắn của một du học sinh, đó là Tom's impression. Hồi đó thầy dạy Anh Văn của tôi không đọc là Tom mà cứ đọc là Tôm. Thấy cái tên hay hay, có thể đặt cho con chó con, mà tên này cũng dễ cho cả nhà gọi nó, nên chúng tôi kêu là con Tôm.
Con Tôm lớn nhanh như thổi, chưa tới một tuổi mà đứa em út tôi cưỡi có nhong nhong như cưỡi ngựa, dù nó là chú chó ta chứ không có vẻ gì là lai bẹc-giê. Dáng nó oai phong, đứng giữa đám chó vàng đen, vện vá, nó như ông vua, đã thế giọng sủa ồm ồm của nó làm cả trẻ con lẫn người lớn đều khiếp vía. Thế nhưng nó không cắn bậy bao giờ. Nhớ có lần thầy Thông về giảng đạo, ông có tập họp đám thiếu niên lại mà dạy võ judo và Việt Võ Đạo, thường khi tập ở hội trường nhà thờ, nhưng bữa đó thằng Trung rủ thằng Hải về nhà, hai đứa lúi húi đẽo gọt nửa mảnh dừa khô, làm cây đeo vô bảo vệ hạ bộ mỗi khi tập đá. Lúc thằng Hải nhảy lên dùng đòn chân kẹp cổ thằng Trung mà quật xuống đất, thì con Tôm bênh chủ phóng tới ngoạm ngang cần cổ, nó đè thằng nhỏ ra nhưng răng không làm trầy một chút da, mắt ngước lên nhìn chủ. Thằng Trung tá hoả quát lớn:
- Tôm, buông nó ra, bạn mà.
Con chó buông liền, cụp đuôi xuống rồi đi ra một góc sân ngồi chồm chỗm coi tập võ tiếp.
Năm 1967 má tôi làm nhà lại, chở đất ngoài ruộng về đắp nền cho cao để chống lụt, lại mua tôn và gỗ dầu về làm cho lâu bền chứ không dùng vật liệu bằng tràm và lợp lá dừa nước như trước nữa. Con Tôm thường đứng trên vỉa hè, mỗi khi nó sủa thì tiếng vang lồng lộng lên mái tôn và theo gió vẳng đi xa hàng cây số.
Mỗi năm đến mùa nước nổi, chó cái rượng đực rầm rập suốt đêm, mấy con chó đực đố ở xóm có dám tranh gái với chàng Tôm, có lần nó ngoạm ngang cổ một thằng láo toét, dám "múa rìu qua mắt thợ" rồi vảy một cái, con kia văng đi thiệt xa, da cổ tuột ra một miếng gần bằng bàn tay, lộ thịt đỏ hỏn coi dễ sợ luôn. Từ đó Tôm là lãnh chúa của bọn chó trong xóm.
Ma hay không tụi tôi đâu có ngán vì con chó trắng mập tròn, mũm mĩm trông dễ thương hết sức. Con Tôm lớn nhanh như thổi, chưa tới một tuổi mà đứa em út tôi cưỡi có nhong nhong như cưỡi ngựa, dù nó là chú chó ta chứ không có vẻ gì là lai bẹc-giê.
Tới năm Mậu Thân thì tôi đã lớn, chiến trận tràn lan, chợ ở xóm bị trực thăng cá nhái bắn cháy ngay hôm mùng một Tết, người dân sống dọc quốc lộ phải di tản vào sâu trong ruộng. Ông Ba Cước Đá bị trúng đạn ngay ngực, máu ướt đẫm cái khăn sọc băng sơ sài. Cô con gái ông vừa khóc vừa bơi xuồng vô phía cuối kinh, ai trông thấy cũng nghĩ là ông sẽ chết, vì vô trong hướng cuối kinh thì làm gì có nhà thương(?). Vậy mà phước đức ông bà để lại, họ vô tới sông Đòn Dông, quẹo trái bơi về hướng thị xã Rạch Giá và được cứu sống.
Mùa xuân năm đó người chết khắp nơi, miếng đất sát bờ kinh chỗ nhà ông Ba Vó, bên mấy cái nấm đất đắp vội, đi qua ngửi thấy đầy mùi tử khí, súng nổ hằng đêm át cả tiếng chó tru trong đêm trường.
Qua hè tôi phải lên Sài Gòn học, để lại sau lưng vườn ruộng quê nhà, gia đình yêu dấu, với con chó Tôm đã cùng tôi chơi giỡn cũng như đi săn chuột ngoài đồng mỗi khi qua mùa gặt lúa.
Một năm sau tôi về thăm nhà, không có con Tôm ra đón như mọi khi. Tôi mừng vì được gặp mọi người thân nhưng vẫn còn thấy thiếu cái gì. Thấy tôi ngó quanh, đứa em hỏi:
- Anh tìm con Tôm phải không? Nó chết rồi!
Tôi khô cả cổ họng:
- Làm sao mà nó chết?
- Cách đây mấy tháng, nhà nào cũng được lệnh phải giết chó, vì nó sủa làm lộ việc chuyển quân, em chôn nó ngoài gốc mận kia kìa.
Thằng nhỏ vừa nói vừa ứa nước mắt.
Than ôi, số phận con Tôm cũng nổi trôi khốc liệt như những người dân trong thời buổi chiến tranh.
Tôi bước ra trước hiên nhà, dấu vết đất xới đào của mộ con Tôm nằm im mát dưới bóng cây mận cành lá xum xuê. Còn đâu con chó trắng quấn quít ngày xưa!
Tôi đứng nhìn mông lung về phía Kinh 6, từng lớp bông lau trắng bạc ở những bờ đìa đang dập dờn theo cơn gió, quê nhà coi bộ yên lành mà sao không có lấy một tiếng gà gáy hay chó sủa (?)
Có tiếng đứa em nói nhỏ sau lưng tôi:
- Con Tôm thường hiện hồn về đứng ở nơi đây, nhiều người nói với em rằng đêm đêm vẫn còn nghe tiếng nó sủa vang vang từ căn nhà của mình.
Đêm đó tôi không ngủ được, thao thức mãi dưới mái nhà xưa, bỗng có tiếng chó sủa, đúng là giọng con Tôm, hay là nó biết có tôi về nên sủa mừng đón.
Tôi ngồi bật dậy nhìn qua song cửa. Chỉ có bóng cây lay động dưới ánh trăng nhạt nhoà vì sương đêm.
Từ thiệt xa, vọng về tiếng chó tru ma quái lẫn vào tiếng chim kêu rời rạc: Cú! cú! cú!...
Chung Mốc