hoàng dương
Member
17/04/2010 - khoahoc.com.vn
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford, Anh và Đại học Eotvos, Hungary phát hiện, loài bồ câu cũng biết coi trọng "dân chủ" trong quá trình bay theo đàn.
Tất cả bồ câu trong đàn khi bay đều tham gia vào "hoạch định" quyết sách và điều hòa các hoạt động của cả đàn bay.
Để chứng minh cho kết luận trên, các nhà khoa học đã gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) loại nhỏ vào thân của hơn 10 con bồ câu để tiến hành quan sát hành động của chúng trong quá trình bay.
Thông qua hệ thống định vị GPS các nhà khoa học dễ dàng nhận biết được "lãnh đạo" và "nhân viên" trong đàn chim.
Thông thường, "lãnh đạo" bay ở vị trí phía trước đàn chim, tuy nhiên đa số "nhân viên" có địa vị thấp cũng có thể gây ảnh hưởng đến phương hướng bay của cả đàn.
Theo giáo sư Dora Biro nhà động vật học thuộc Đại học Oxford, nghiên cứu trước kia đều suy đoán rằng, phương hướng bay của đàn chim bồ câu có thể quyết định bởi một hoặc một vài "lãnh đạo".
Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế quyết định quyết sách của đàn chim là rất "thành thục và tinh vi", mỗi con chim đều có thể hiến kế bằng một hình thức nào đó đối với hành động của cả đàn.
Cơ chế này đảm bảo các cá nhân có thể gây ảnh hưởng đến tập thể, và giúp cho đàn chim có thể biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện.
Tuy nhiên, giáo sư Dora Biro cũng cho rằng, mặc dù mỗi con chim đều có thể tham gia quyết sách, tuy nhiên không hoàn toàn bình đẳng.
Trong đàn chim không có một lãnh đạo đặc biệt, tuy nhiên cũng không có cơ chế hoạch định quyết sách đảm bảo tất cả con chim đều có thể "bỏ phiếu" bình đẳng.
Mặc dù các con chim đều có thể tham gia "bỏ phiếu", tuy nhiên vai trò của "lá phiếu" quyết định ở địa vị của từng con chim. Con chim có địa vị tương đối cao có thể hoạch định quyết sách có ảnh hưởng tương đối lớn.
Ngoài ra, vai trò quyết sách của con chim có địa vị cao lớn hơn so với con chim có địa vị thấp.
Quyết sách của con chim có địa vị thấp chỉ có thể gây ảnh hưởng đến các con chim khác có địa vị thấp hơn. Đây không phải là một hệ thống dân chủ hoàn chỉnh, mà chỉ là một hệ thống đẳng cấp.
Giáo sư Laine Cousins thuộc Đại học Princeton, Mỹ cho rằng nghiên cứu trên đã lần đầu tiên cho thấy chế độ đẳng cấp của động vật trên thực tế bắt nguồn từ hành động tập thể rất phức tạp. Đồng thời kết quả nghiên cứu đã cung cấp những phương pháp mới trong nghiên cứu hành động tập thể của động vật./.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford, Anh và Đại học Eotvos, Hungary phát hiện, loài bồ câu cũng biết coi trọng "dân chủ" trong quá trình bay theo đàn.
Tất cả bồ câu trong đàn khi bay đều tham gia vào "hoạch định" quyết sách và điều hòa các hoạt động của cả đàn bay.
Để chứng minh cho kết luận trên, các nhà khoa học đã gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) loại nhỏ vào thân của hơn 10 con bồ câu để tiến hành quan sát hành động của chúng trong quá trình bay.
Thông qua hệ thống định vị GPS các nhà khoa học dễ dàng nhận biết được "lãnh đạo" và "nhân viên" trong đàn chim.
Thông thường, "lãnh đạo" bay ở vị trí phía trước đàn chim, tuy nhiên đa số "nhân viên" có địa vị thấp cũng có thể gây ảnh hưởng đến phương hướng bay của cả đàn.
Theo giáo sư Dora Biro nhà động vật học thuộc Đại học Oxford, nghiên cứu trước kia đều suy đoán rằng, phương hướng bay của đàn chim bồ câu có thể quyết định bởi một hoặc một vài "lãnh đạo".
Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế quyết định quyết sách của đàn chim là rất "thành thục và tinh vi", mỗi con chim đều có thể hiến kế bằng một hình thức nào đó đối với hành động của cả đàn.
Cơ chế này đảm bảo các cá nhân có thể gây ảnh hưởng đến tập thể, và giúp cho đàn chim có thể biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện.
Tuy nhiên, giáo sư Dora Biro cũng cho rằng, mặc dù mỗi con chim đều có thể tham gia quyết sách, tuy nhiên không hoàn toàn bình đẳng.
Trong đàn chim không có một lãnh đạo đặc biệt, tuy nhiên cũng không có cơ chế hoạch định quyết sách đảm bảo tất cả con chim đều có thể "bỏ phiếu" bình đẳng.
Mặc dù các con chim đều có thể tham gia "bỏ phiếu", tuy nhiên vai trò của "lá phiếu" quyết định ở địa vị của từng con chim. Con chim có địa vị tương đối cao có thể hoạch định quyết sách có ảnh hưởng tương đối lớn.
Ngoài ra, vai trò quyết sách của con chim có địa vị cao lớn hơn so với con chim có địa vị thấp.
Quyết sách của con chim có địa vị thấp chỉ có thể gây ảnh hưởng đến các con chim khác có địa vị thấp hơn. Đây không phải là một hệ thống dân chủ hoàn chỉnh, mà chỉ là một hệ thống đẳng cấp.
Giáo sư Laine Cousins thuộc Đại học Princeton, Mỹ cho rằng nghiên cứu trên đã lần đầu tiên cho thấy chế độ đẳng cấp của động vật trên thực tế bắt nguồn từ hành động tập thể rất phức tạp. Đồng thời kết quả nghiên cứu đã cung cấp những phương pháp mới trong nghiên cứu hành động tập thể của động vật./.