hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Sài Gòn Tiếp Thị - Rằm tháng giêng, khách thập phương nườm nượp đi chùa. Một trong những nghi thức quen thuộc của những ngày hội tháng giêng là phóng sinh các loại thú như chim, rùa. Năm nay, ngày rằm chưa đến nhưng các mối lái bán thú phóng sinh đã cạn nguồn hàng, nhất là chim.
Khách thập phương nườm nượp cúng chùa trong lễ Nguyên tiêu.
Từ sáng sớm, trước cửa miếu Thiên Hậu, chùa Ôn Lăng… trong khu vực Chợ Lớn (TP.HCM) đã nườm nượp người đến phúng viếng. Dịch vụ bán thú phóng sinh gồm các loại chim én, chim sắt, chim se sẻ và rùa ngay trước cửa chùa bắt đầu "ăn nên làm ra".
Chim én, giá trưa 9.2.2009 (rằm tháng giêng) được rao bán với giá 6.000 đồng/con, nhưng trước cửa chùa bà Thiên Hậu trên đường Nguyễn Trãi chỉ còn đúng 3 con thuộc vào hàng… khuyết tật, nên không ai mua. Cả buổi sáng, chủ bán chim cho biết đã bán hết khoảng 200 con, nhiều khách viếng chùa vẫn tiếp tục hỏi mua nhưng nguồn hàng đã hết. Tiệm của anh Sinh trước chùa Bà Thiên Hậu chỉ còn lại ngoài 3 chim én là 2 con rùa được giới thiệu xuất xứ từ Cà Mau, lớn bằng lòng bàn tay, rao bán với giá 70.000 đồng/con. Anh Sinh cho biết: “Năm nay khách đi chùa mua chim số lượng nhiều so với các năm trước nên hàng lấy về bán không kịp. Trước tết số lượng chim phóng sinh tiêu thụ chậm, nên hầu hết tụi tui đâu dám lấy hàng nhiều về bán. Mỗi người chỉ cầm chừng vài trăm con, bán từ sáng đến trưa đã hết sạch”.
Phóng sinh trước cửa chùa Bà Thiên Hậu.
Khách đi chùa chọn mua chim sắt và se sẻ để phóng sinh nhiều hơn, sau mới chọn sang chim én và rùa. Theo lý giải của những người bán thú phóng sinh thì hai giống chim sẻ và chim sắt mạnh khỏe hơn, nhanh nhẹn, mở cửa lồng là bay ngay… Chính vậy, giá của chim sẻ và chim sắt bao giờ cũng cao giá hơn chim én – do có sải cánh dài và khá chậm nên khi phóng sinh không được… bắt mắt.
Tâm lý người đi chùa thường chọn mua các loại chim hơn là rùa, phần vì rùa có mức giá tương đối cao, còn chim rẻ hơn và mua được số lượng nhiều, khi phóng sinh ngay cửa chùa, chim bay tứ phía trông bắt mắt và dễ mang lại cảm giác thư thái hơn so với phóng sinh rùa trong ao tù của các chùa.
Bán rùa phóng sinh ngay cửa chùa Ôn Lăng, Q.5.
Từ sáng sớm đến trưa ở trước cửa chùa Ôn Lăng trên đường Lão Tử, mỗi con rùa được rao bán với giá 50.000 đồng, sau đó đem phóng sinh ngay ao trước cửa chùa. Khách mua cũng khá đông, đến trưa cả hai chậu rùa cũng còn khoảng 20 con, chủ nhân bán rùa tự tin: số lượng này chỉ đến đầu giờ chiều là bán hết.
Một lái chuyên mua bán chim phóng sinh từ chùa Vĩnh Nghiêm cũng chạy qua chùa Bà Thiên Hậu từ 10 giờ trưa ngày 9.2 để gom chim phóng sinh đưa về chùa Vĩnh Nghiêm bán. Giá bán cho lái được kỳ kèo từ 7.000 đồng/con xuống còn 6.000 đồng/con nhưng các chủ bán chim ở đây nhất định giữ giá, vét hết cả khu vực Chợ Lớn cũng gom chưa đầy 100 gồm chim se sẻ và chim sắt. Các chủ bán chim phóng sinh í ới gọi nguồn hàng nhưng đến trưa 9.2 tất cả nguồn cung cấp đều đã hết. Số lượng gần 200 con chim sắt còn lại đã được chị Tư, bán chim phóng sinh trước chùa bà Thiên Hậu, dự báo sẽ tăng lên 9 – 10.000đồng/con vào giờ chiều, nhưng chưa chắc có hàng để mua.
Khách thập phương nườm nượp cúng chùa trong lễ Nguyên tiêu.
Từ sáng sớm, trước cửa miếu Thiên Hậu, chùa Ôn Lăng… trong khu vực Chợ Lớn (TP.HCM) đã nườm nượp người đến phúng viếng. Dịch vụ bán thú phóng sinh gồm các loại chim én, chim sắt, chim se sẻ và rùa ngay trước cửa chùa bắt đầu "ăn nên làm ra".
Chim én, giá trưa 9.2.2009 (rằm tháng giêng) được rao bán với giá 6.000 đồng/con, nhưng trước cửa chùa bà Thiên Hậu trên đường Nguyễn Trãi chỉ còn đúng 3 con thuộc vào hàng… khuyết tật, nên không ai mua. Cả buổi sáng, chủ bán chim cho biết đã bán hết khoảng 200 con, nhiều khách viếng chùa vẫn tiếp tục hỏi mua nhưng nguồn hàng đã hết. Tiệm của anh Sinh trước chùa Bà Thiên Hậu chỉ còn lại ngoài 3 chim én là 2 con rùa được giới thiệu xuất xứ từ Cà Mau, lớn bằng lòng bàn tay, rao bán với giá 70.000 đồng/con. Anh Sinh cho biết: “Năm nay khách đi chùa mua chim số lượng nhiều so với các năm trước nên hàng lấy về bán không kịp. Trước tết số lượng chim phóng sinh tiêu thụ chậm, nên hầu hết tụi tui đâu dám lấy hàng nhiều về bán. Mỗi người chỉ cầm chừng vài trăm con, bán từ sáng đến trưa đã hết sạch”.
Phóng sinh trước cửa chùa Bà Thiên Hậu.
Khách đi chùa chọn mua chim sắt và se sẻ để phóng sinh nhiều hơn, sau mới chọn sang chim én và rùa. Theo lý giải của những người bán thú phóng sinh thì hai giống chim sẻ và chim sắt mạnh khỏe hơn, nhanh nhẹn, mở cửa lồng là bay ngay… Chính vậy, giá của chim sẻ và chim sắt bao giờ cũng cao giá hơn chim én – do có sải cánh dài và khá chậm nên khi phóng sinh không được… bắt mắt.
Tâm lý người đi chùa thường chọn mua các loại chim hơn là rùa, phần vì rùa có mức giá tương đối cao, còn chim rẻ hơn và mua được số lượng nhiều, khi phóng sinh ngay cửa chùa, chim bay tứ phía trông bắt mắt và dễ mang lại cảm giác thư thái hơn so với phóng sinh rùa trong ao tù của các chùa.
Bán rùa phóng sinh ngay cửa chùa Ôn Lăng, Q.5.
Từ sáng sớm đến trưa ở trước cửa chùa Ôn Lăng trên đường Lão Tử, mỗi con rùa được rao bán với giá 50.000 đồng, sau đó đem phóng sinh ngay ao trước cửa chùa. Khách mua cũng khá đông, đến trưa cả hai chậu rùa cũng còn khoảng 20 con, chủ nhân bán rùa tự tin: số lượng này chỉ đến đầu giờ chiều là bán hết.
Một lái chuyên mua bán chim phóng sinh từ chùa Vĩnh Nghiêm cũng chạy qua chùa Bà Thiên Hậu từ 10 giờ trưa ngày 9.2 để gom chim phóng sinh đưa về chùa Vĩnh Nghiêm bán. Giá bán cho lái được kỳ kèo từ 7.000 đồng/con xuống còn 6.000 đồng/con nhưng các chủ bán chim ở đây nhất định giữ giá, vét hết cả khu vực Chợ Lớn cũng gom chưa đầy 100 gồm chim se sẻ và chim sắt. Các chủ bán chim phóng sinh í ới gọi nguồn hàng nhưng đến trưa 9.2 tất cả nguồn cung cấp đều đã hết. Số lượng gần 200 con chim sắt còn lại đã được chị Tư, bán chim phóng sinh trước chùa bà Thiên Hậu, dự báo sẽ tăng lên 9 – 10.000đồng/con vào giờ chiều, nhưng chưa chắc có hàng để mua.