vits2be
Member
VTC News) – Chữa lành bệnh cho cụ Rùa rồi lại thả xuống nước đang ô nhiễm thì chữa làm gì, nên phải kiến nghị Hà Nội khẩn trương làm sạch nước – TS Bùi Quang Tề kiến nghị.
Là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa Hoàn Kiếm, TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản 1 cho biết, các chuyên gia đang rửa các vết thương, bôi thuốc sát trùng và chẩn đoán bệnh cho “linh vật” Hồ Gươm.
Hiện nay, chân cụ có nhiều tế bào hỏng nên lâu mới lành, TS Bùi Quang Tề cho biết (ảnh: Hà Hồng/ VNE)
“Hiện nay, chân cụ có nhiều tế bào hỏng nên lâu mới lành. Đến thứ sáu ngày 8/4, chúng tôi sẽ lên phác đồ điều trị. Dự tính phải mất 30 – 60 ngày mới chữa xong” – TS Bùi Quang Tề cho biết.
Theo chuyên gia này, nước Hồ Gươm đang có rất nhiều vi khuẩn, nấm, sinh vật phù du, tảo độc…sẵn sàng “tấn công” cụ rùa nếu được thả xuống hồ trở lại. Vì thế, TS Tề đã kiến nghị Thành phố Hà Nội vừa chữa trị cho cụ Rùa, vừa phải khẩn trương làm sạch nước Hồ Gươm.
“Phải tạo ra một cái hồ sống. Nghĩa là các sinh vật có ích cho cụ Rùa đều sinh sống được. Đồng thời thả cá xuống làm nguồn thức ăn cho cụ” – TS Tề kiến nghị.
Trong khi đó, theo quan sát của chúng tôi, các biện pháp làm sạch Hồ Gươm hiện nay của Sở Khoa học và Công nghệ mới là vớt rác trên mặt hồ, từng bước nạo vét bùn, bơm thêm nước sạch.
Đánh giá về những việc này, kỹ sư Hữu Bằng (đang làm việc tại một công ty xử lý chất thải của Nhật Bản) cho hay: “Việc “hớt váng” trên mặt hồ như các nhân công đang làm chưa có nhiều tác dụng. Kể cả nạo vét bùn thì vẫn còn các chất bẩn trong nước và các vi sinh vật phù du. Chúng đã “tranh” hết oxi hòa tan trong nước”.
Trao đổi với VTC News, kỹ sư Hữu Bằng đề xuất dùng các sợi than hoạt tính để lắng đọng các chất bẩn trong hồ. Dự kiến thứ hai ngày 11/4 sẽ có một đoàn chuyên gia của Nhật Bản đến tư vấn cho Hà Nội cách làm sạch Hồ Gươm.
Cần tạo “rốn hồ” để cụ rùa nghỉ ngơi ngày nắng
Hồ Gươm rộng khoảng 12,4 héc-ta, lượng nước khoảng 16 nghìn đến 20 nghìn mét khối.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Cty HTH đề xuất lắp thiết bị hút và lọc nước tuần hoàn để “phục hồi” hồ Gươm dần dần. Cùng với việc nạo vét bùn cục bộ ở một vài vị trí thành “rốn hồ”, nhằm tạo chỗ nghỉ cho cụ rùa vào những ngày nắng nóng. Phía trên đánh dấu bằng các bè thủy sinh nổi.
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, phải xử lý kỹ nước thải ở khu di tích đền Ngọc Sơn trước khi thải xuống hồ hoặc là đặt bể thu, không cho thải xuống nữa.
Là trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa Hoàn Kiếm, TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản 1 cho biết, các chuyên gia đang rửa các vết thương, bôi thuốc sát trùng và chẩn đoán bệnh cho “linh vật” Hồ Gươm.
Hiện nay, chân cụ có nhiều tế bào hỏng nên lâu mới lành, TS Bùi Quang Tề cho biết (ảnh: Hà Hồng/ VNE)
“Hiện nay, chân cụ có nhiều tế bào hỏng nên lâu mới lành. Đến thứ sáu ngày 8/4, chúng tôi sẽ lên phác đồ điều trị. Dự tính phải mất 30 – 60 ngày mới chữa xong” – TS Bùi Quang Tề cho biết.
Theo chuyên gia này, nước Hồ Gươm đang có rất nhiều vi khuẩn, nấm, sinh vật phù du, tảo độc…sẵn sàng “tấn công” cụ rùa nếu được thả xuống hồ trở lại. Vì thế, TS Tề đã kiến nghị Thành phố Hà Nội vừa chữa trị cho cụ Rùa, vừa phải khẩn trương làm sạch nước Hồ Gươm.
“Phải tạo ra một cái hồ sống. Nghĩa là các sinh vật có ích cho cụ Rùa đều sinh sống được. Đồng thời thả cá xuống làm nguồn thức ăn cho cụ” – TS Tề kiến nghị.
Trong khi đó, theo quan sát của chúng tôi, các biện pháp làm sạch Hồ Gươm hiện nay của Sở Khoa học và Công nghệ mới là vớt rác trên mặt hồ, từng bước nạo vét bùn, bơm thêm nước sạch.
Đánh giá về những việc này, kỹ sư Hữu Bằng (đang làm việc tại một công ty xử lý chất thải của Nhật Bản) cho hay: “Việc “hớt váng” trên mặt hồ như các nhân công đang làm chưa có nhiều tác dụng. Kể cả nạo vét bùn thì vẫn còn các chất bẩn trong nước và các vi sinh vật phù du. Chúng đã “tranh” hết oxi hòa tan trong nước”.
Trao đổi với VTC News, kỹ sư Hữu Bằng đề xuất dùng các sợi than hoạt tính để lắng đọng các chất bẩn trong hồ. Dự kiến thứ hai ngày 11/4 sẽ có một đoàn chuyên gia của Nhật Bản đến tư vấn cho Hà Nội cách làm sạch Hồ Gươm.
Cần tạo “rốn hồ” để cụ rùa nghỉ ngơi ngày nắng
Hồ Gươm rộng khoảng 12,4 héc-ta, lượng nước khoảng 16 nghìn đến 20 nghìn mét khối.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Cty HTH đề xuất lắp thiết bị hút và lọc nước tuần hoàn để “phục hồi” hồ Gươm dần dần. Cùng với việc nạo vét bùn cục bộ ở một vài vị trí thành “rốn hồ”, nhằm tạo chỗ nghỉ cho cụ rùa vào những ngày nắng nóng. Phía trên đánh dấu bằng các bè thủy sinh nổi.
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, phải xử lý kỹ nước thải ở khu di tích đền Ngọc Sơn trước khi thải xuống hồ hoặc là đặt bể thu, không cho thải xuống nữa.