Chợ Tuân Lộ, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) họp dưới gốc cây đa cổ thụ với những mái lều gianh cũ kỹ như… đi ra từ trong cổ tích.
Chợ họp tháng sáu phiên vào các ngày 2,7,12,17,22,27 âm lịch bán đủ những thứ bánh trái quà quê, thịt, cá, mắm, muối, chè, thuốc và hàng trăm thứ vật dụng cần thiết với cuộc sống đơn giản của người nông dân.
Người mua, người bán cũng đều là nông dân với nhau nên đi chợ như thể đi trao đổi hàng hóa với nhau cốt để duy trì cái tình hàng xóm, làng xã xa nhau mấy ngày đã nhớ.
Mỗi góc chợ là một nhóm mặt hàng. Góc này chuyên bán cá, góc kia bán chè, thuốc lào, góc khác thì liềm hái, cuốc xẻng. Mấy cô hàng xén thì chiếm cái nhà lồng phòng lúc trời mưa. Đám đàn ông chuyên sà vào mấy hàng rượu quốc lủi hay thuốc lào bắn phá nghi ngút khói. Cả phiên chợ toát nên cái hồn hậu, chất phác của quê mùa, dân dã.
Chợ Tuân Lộ như một cái gạch nối giữa miền xuôi với miền ngược bởi nó nằm ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Lâu lâu thấy cả mấy người Dao quần áo đỏ rực đi qua đi lại giữa xanh chàm quần áo người Tày, Nùng.
Khách (tác giả) đi lang thang chơi chợ gặp ông phó chủ tịch xã Nguyễn Văn Thọ bị vặn hỏi ở đâu đến, đã xin phép chưa mà chụp ảnh rồi đưa ra cái lệnh cấm khiến mấy bà nhà quê cười mỉa bởi không hiểu vì sao!
Cô gái này vừa mua được chú cún ưng ý.
Chọn mua nón.
Gốc đa cổ thụ là nơi họp chợ nên chợ phiên này có tên là “Chợ cây đa Tuân Lộ”.
Mấy hàng bánh trái, quà quê.
Tình hàng xóm.
Mua liềm chuẩn bị cho vụ gặt.
Chợ thưa người nên tranh thủ chợp mắt.
Ở chợ phiên Tuân Lộ không thấy cảnh xả rác bừa bãi nên chợ luôn sạch sẽ sau khi tan.
Sản vật từ núi rừng và vườn nhà.
Chợ họp tháng sáu phiên vào các ngày 2,7,12,17,22,27 âm lịch bán đủ những thứ bánh trái quà quê, thịt, cá, mắm, muối, chè, thuốc và hàng trăm thứ vật dụng cần thiết với cuộc sống đơn giản của người nông dân.
Người mua, người bán cũng đều là nông dân với nhau nên đi chợ như thể đi trao đổi hàng hóa với nhau cốt để duy trì cái tình hàng xóm, làng xã xa nhau mấy ngày đã nhớ.
Mỗi góc chợ là một nhóm mặt hàng. Góc này chuyên bán cá, góc kia bán chè, thuốc lào, góc khác thì liềm hái, cuốc xẻng. Mấy cô hàng xén thì chiếm cái nhà lồng phòng lúc trời mưa. Đám đàn ông chuyên sà vào mấy hàng rượu quốc lủi hay thuốc lào bắn phá nghi ngút khói. Cả phiên chợ toát nên cái hồn hậu, chất phác của quê mùa, dân dã.
Chợ Tuân Lộ như một cái gạch nối giữa miền xuôi với miền ngược bởi nó nằm ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Lâu lâu thấy cả mấy người Dao quần áo đỏ rực đi qua đi lại giữa xanh chàm quần áo người Tày, Nùng.
Khách (tác giả) đi lang thang chơi chợ gặp ông phó chủ tịch xã Nguyễn Văn Thọ bị vặn hỏi ở đâu đến, đã xin phép chưa mà chụp ảnh rồi đưa ra cái lệnh cấm khiến mấy bà nhà quê cười mỉa bởi không hiểu vì sao!
Nghe bảo xã có kế hoạch dời chợ ra chỗ khác bằng phẳng hơn, rộng rãi hơn cái chợ cũ này mới thấy thương cho tư duy của mấy ông quan chức nông thôn. Rồi mai này chợ phiên Tuân Lộ sẽ chỉ còn trong cổ tích.
Cô gái này vừa mua được chú cún ưng ý.
Chọn mua nón.
Gốc đa cổ thụ là nơi họp chợ nên chợ phiên này có tên là “Chợ cây đa Tuân Lộ”.
Mấy hàng bánh trái, quà quê.
Thử chè.
Tình hàng xóm.
Mua liềm chuẩn bị cho vụ gặt.
Chợ thưa người nên tranh thủ chợp mắt.
Ở chợ phiên Tuân Lộ không thấy cảnh xả rác bừa bãi nên chợ luôn sạch sẽ sau khi tan.
Sản vật từ núi rừng và vườn nhà.
Lê Anh Tuấn
Nguồn: dantri.com