hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(TNTS) Những năm gần đây, “công nghệ bẫy” đã gần như quét sạch các loại động vật quý hiếm như chồn và cầy hương tại Phú Yên. Nếu chúng ta không sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hữu hiệu, thì nguy cơ tuyệt chủng của các loài này rất cao.
Từ khoảng nửa tháng tám đến tháng chạp (âm lịch), khi trời bắt đầu mưa dầm, khí hậu trở lạnh thì người dân ở các xã miền núi huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An (Phú Yên) bắt đầu đi rừng bẫy chồn. Đây là thời điểm các loại trái trên rừng như trâm, gấm… chín rộ. Trời mưa dầm, các đồng ruộng trong rừng cũng đã nổi nước. Những con đường nhỏ len theo bờ ruộng, theo lỗ chân bò, ếch nhái cua xuất hiện nhiều.
Khi đó, chồn từ những cánh rừng cao về đây ăn trái cây, ăn các động vật, côn trùng. Người sống nhiều năm ở núi biết được sự thích nghi của chồn nên chọn thời điểm thích hợp đặt bẫy. Ông Nguyễn Văn Th. (thôn Xuân Trung, xã An Xuân, huyện Tuy An), người có nhiều năm kinh nghiệm đi bẫy chồn cho biết: “Cuối thu, đầu đông, có nhiều thức ăn, chồn về ăn nên rất mập. Lúc này công việc nhà nông rảnh, đi bẫy chồn tạo nguồn thức ăn, kiếm thêm thu nhập và đây cũng là một thú vui của người sống ở vùng cao”.
Kính thưa các loại… bẫy chồn
Nói về cách bẫy chồn, ông Th. nhắc lại chuyện cũ: “Tôi đi bẫy chồn từ đầu những năm 1970. Lúc đó chủ yếu gài bằng bẫy sập đá hoặc bẫy cạm. Mỗi tối đặt vài ba bẫy gần nhà, sáng nào cũng được ít nhất một con chồn to”.
Theo lời của các bậc cao niên ở Xuân Trung kể lại, thời gian sau giải phóng khoảng 15 năm, nơi đây núi rừng còn hoang sơ nên các loài động vật như nai, nhím, chồn… nhiều vô kể. Buổi tối chỉ cần ra khỏi nhà vài trăm mét, soi đèn pin đã thấy chồn ở trên các cây mít, bụi tre, thậm chí vào tận mái nhà. Ngày đó, người trong xóm dùng mít chín để đặt mồi bẫy chồn. Chồn bẫy được là loại chồn mướp con to vài ba ký đem về lấy thịt. Thịt chồn mướp thơm và rất ngon.
Khoảng từ năm 1995 trở lại đây, con chồn sống đã bắt đầu có giá. Có người cho rằng người ta mua chồn mướp để bán lại cho người Trung Quốc lấy xạ hương làm dược liệu; có người bảo mua để thả về khu rừng bảo tồn; có người bảo mua lấy thịt... Người nông dân chẳng biết đường nào, chỉ biết có tiền là họ ra sức kiếm. Thời điểm 1995 - 1996, 1 kg chồn mướp sống giá từ 120.000 - 150.000 đồng. Giá cao như vậy nên người người đổ xô đi bẫy chồn. Ngoài các cách bẫy truyền thống, đồng tiền đã thôi thúc con người nghĩ ra nhiều cách tinh vi và hiện đại để làm sao bắt được con chồn còn nguyên vẹn. Đó là cách nhử lồng, bẫy sập chuồng.
Chồn mướp hay còn gọi là cầy hương bởi lông có sọc dài như vỏ trái mướp và con đực có túi xạ hương ở bộ phận sinh dục thơm mùi mướp. Chồn sống hoang dã trên rừng nhưng giờ đã cạn kiệt. Hiện nay, ở nước ta đang có phong trào nuôi cầy hương. Khi trưởng thành, mỗi con cầy hương nặng từ 4 - 6 kg; một năm đẻ 2 lần, mỗi lần từ 2 - 5 con. Cầy hương con khỏe, ít bệnh, vài tháng tuổi đã có thể xuất chuồng với giá 10 triệu đồng/cặp.
Sau này, con chồn khôn hơn, họ dùng dây cáp đánh bẫy từng đường trong rừng hoặc bắt sống bằng cách giăng lưới bao vây dưới gốc cây. Anh Lê Văn H. (thôn Xuân Trung) cho biết: “Năm 1996, chúng tôi lập thành nhóm 3 - 4 người, đi lên tận vùng Sơn Định, Sơn Long, có khi lên tới Hòn Đác (Sơn Hòa) để nhử chồn. Mỗi đợt 3 - 4 ngày, được ít nhất 5 - 7 con. Bình quân mỗi con khoảng 2,5 kg”.
Trong vòng hơn 10 năm qua, chồn mướp vẫn giữ được giá cao trên thị trường. Vì thế, các tay buôn đến tận từng nhà dân hỏi mua chồn mướp với giá từ 500.000 - 550.000 ngàn đồng/kg. Càng ngày, rừng càng vơi dần và chồn cũng hiếm nên những người đi bẫy rất khó khăn mới bắt được chồn. Ở 2 thôn Xuân Trung và Xuân Thành (Tuy An, Phú Yên) có nhiều nhóm đi bẫy. Anh Nguyễn Thanh Ng., một thợ bẫy chồn có nhiều kinh nghiệm tiết lộ: “Mỗi ngày chúng tôi đánh hàng trăm bẫy thành đường, từ đồng này sang đồng kia. Tối về nhà ngủ, nếu đi xa phải làm trại ở lại trong rừng. Sáng hôm sau đi thăm rất nôn nóng, hồi hộp. Chồn dính bẫy nhiều nhưng bây giờ chủ yếu là các loại chồn hôi, chồn mướp rất hiếm”. Anh cho biết thêm: “Bây giờ chồn ít, lại cực kỳ khôn cho nên mình phải biết cách nhử chúng. Chồn thường tập trung nhiều ở vườn chuối, đồng ruộng hoặc khu có nhiều trái cây rừng chín”.
Chồn mướp khi đã dính bẫy
Một con chồn bị thợ săn bắt được
Theo chân anh Ng. một buổi chiều, tôi biết được cách bẫy chồn khá đơn giản nhưng cũng kỳ công. Dụng cụ để bẫy chồn là sợi dây cáp kẽm mềm. Đầu dưới dây thắt phiết cài cái vòng to trải dưới đất, bên trong đặt mồi mít, chuối hay trứng vịt lộn. Đầu kia móc vào đầu cây cần, trên giữa sợi dây cài một que đặt cấn vào miếng mồi. Khi chồn ăn mồi, que kia bung ra, cây cần sẽ bật lên riết vòng đã đặt sẵn vào chân hoặc bụng. Dính bẫy, con chồn sẽ quấn vào bụi cây. Do có độ co giãn nên dây không riết chặt vào bụng, chồn không chết. Sáng sớm hôm sau, chủ nhân đi thăm, đưa chúng về...
Mọi nẻo đường đều dẫn đến nhà… hàng
Theo lời của cánh thợ săn thì ngày nay tìm một con chồn mướp không phải dễ. Anh Ng. bộc bạch: “Suốt một năm rồi, tôi bẫy được có 3 con mướp nhưng không con nào lớn. Các loại chồn khác sáng nào cũng có”. Theo cách gọi địa phương, chồn khác là các loại: chồn ngận, chồn dơi, chồn gò… Đặc tính chung của loại này: nhỏ con, thịt khô không thơm ngon lại có mùi hôi. Do đánh bẫy nhiều nên sáng nào thợ săn cũng được một vài con. Nếu số lượng ít, họ làm thịt bỏ tủ lạnh, đợi 2 - 3 ngày cho nhiều rồi bán một lần. Hiện mỗi kg chồn thịt (đã cắt bỏ bộ ruột), các đầu nậu mua tại chỗ giá 80.000 đồng, có bao nhiêu cũng mua hết. Một ngày, các thợ săn bán được vài kg chồn thịt coi như đủ ngày công.
Thịt chồn được các đầu nậu đem bỏ lại ở các nhà hàng, quán nhậu trong thành phố với giá gấp ba bốn lần. Tại đây, chủ quán sẽ khử mùi, chế biến thành nhiều món cực kỳ hấp dẫn để chiều khách. Do ưa của rừng nên “thượng đế” thường chọn thực đơn là những món “đặc sản” sơn lâm. Thông thường thì khách không có kinh nghiệm “ở rừng” nên đâu biết mình đang ăn các loại chồn hôi, chưa nói thịt đó bị ươn hoặc đã ướp lạnh lâu ngày...
Chuyện thịt chồn đã trở thành thương phẩm trên “thị trường” ăn nhậu là chuyện theo lý thì không bình thường, nhưng lại không là chuyện lạ với nhiều người. Hiện nay các “đường dây” mua bán chồn mướp, chồn thịt vẫn ngang nhiên tồn tại ở các vùng quê. Người dân nghèo, ít hiểu biết, cứ thấy cái gì giúp cho cuộc sống của họ sung túc hơn thì làm… Song, không lẽ các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ rừng lại bó tay trước tệ trạng này? Chồn là một loại động vật hoang dã, cần được nuôi dưỡng và bảo tồn đúng mức.
Bài & ảnh: Đào Tấn Trực
Từ khoảng nửa tháng tám đến tháng chạp (âm lịch), khi trời bắt đầu mưa dầm, khí hậu trở lạnh thì người dân ở các xã miền núi huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An (Phú Yên) bắt đầu đi rừng bẫy chồn. Đây là thời điểm các loại trái trên rừng như trâm, gấm… chín rộ. Trời mưa dầm, các đồng ruộng trong rừng cũng đã nổi nước. Những con đường nhỏ len theo bờ ruộng, theo lỗ chân bò, ếch nhái cua xuất hiện nhiều.
Những con chồn bị nhốt trong chuồng chờ bán
Khi đó, chồn từ những cánh rừng cao về đây ăn trái cây, ăn các động vật, côn trùng. Người sống nhiều năm ở núi biết được sự thích nghi của chồn nên chọn thời điểm thích hợp đặt bẫy. Ông Nguyễn Văn Th. (thôn Xuân Trung, xã An Xuân, huyện Tuy An), người có nhiều năm kinh nghiệm đi bẫy chồn cho biết: “Cuối thu, đầu đông, có nhiều thức ăn, chồn về ăn nên rất mập. Lúc này công việc nhà nông rảnh, đi bẫy chồn tạo nguồn thức ăn, kiếm thêm thu nhập và đây cũng là một thú vui của người sống ở vùng cao”.
Kính thưa các loại… bẫy chồn
Nói về cách bẫy chồn, ông Th. nhắc lại chuyện cũ: “Tôi đi bẫy chồn từ đầu những năm 1970. Lúc đó chủ yếu gài bằng bẫy sập đá hoặc bẫy cạm. Mỗi tối đặt vài ba bẫy gần nhà, sáng nào cũng được ít nhất một con chồn to”.
Theo lời của các bậc cao niên ở Xuân Trung kể lại, thời gian sau giải phóng khoảng 15 năm, nơi đây núi rừng còn hoang sơ nên các loài động vật như nai, nhím, chồn… nhiều vô kể. Buổi tối chỉ cần ra khỏi nhà vài trăm mét, soi đèn pin đã thấy chồn ở trên các cây mít, bụi tre, thậm chí vào tận mái nhà. Ngày đó, người trong xóm dùng mít chín để đặt mồi bẫy chồn. Chồn bẫy được là loại chồn mướp con to vài ba ký đem về lấy thịt. Thịt chồn mướp thơm và rất ngon.
Khoảng từ năm 1995 trở lại đây, con chồn sống đã bắt đầu có giá. Có người cho rằng người ta mua chồn mướp để bán lại cho người Trung Quốc lấy xạ hương làm dược liệu; có người bảo mua để thả về khu rừng bảo tồn; có người bảo mua lấy thịt... Người nông dân chẳng biết đường nào, chỉ biết có tiền là họ ra sức kiếm. Thời điểm 1995 - 1996, 1 kg chồn mướp sống giá từ 120.000 - 150.000 đồng. Giá cao như vậy nên người người đổ xô đi bẫy chồn. Ngoài các cách bẫy truyền thống, đồng tiền đã thôi thúc con người nghĩ ra nhiều cách tinh vi và hiện đại để làm sao bắt được con chồn còn nguyên vẹn. Đó là cách nhử lồng, bẫy sập chuồng.
Chồn mướp hay còn gọi là cầy hương bởi lông có sọc dài như vỏ trái mướp và con đực có túi xạ hương ở bộ phận sinh dục thơm mùi mướp. Chồn sống hoang dã trên rừng nhưng giờ đã cạn kiệt. Hiện nay, ở nước ta đang có phong trào nuôi cầy hương. Khi trưởng thành, mỗi con cầy hương nặng từ 4 - 6 kg; một năm đẻ 2 lần, mỗi lần từ 2 - 5 con. Cầy hương con khỏe, ít bệnh, vài tháng tuổi đã có thể xuất chuồng với giá 10 triệu đồng/cặp.
Sau này, con chồn khôn hơn, họ dùng dây cáp đánh bẫy từng đường trong rừng hoặc bắt sống bằng cách giăng lưới bao vây dưới gốc cây. Anh Lê Văn H. (thôn Xuân Trung) cho biết: “Năm 1996, chúng tôi lập thành nhóm 3 - 4 người, đi lên tận vùng Sơn Định, Sơn Long, có khi lên tới Hòn Đác (Sơn Hòa) để nhử chồn. Mỗi đợt 3 - 4 ngày, được ít nhất 5 - 7 con. Bình quân mỗi con khoảng 2,5 kg”.
Trong vòng hơn 10 năm qua, chồn mướp vẫn giữ được giá cao trên thị trường. Vì thế, các tay buôn đến tận từng nhà dân hỏi mua chồn mướp với giá từ 500.000 - 550.000 ngàn đồng/kg. Càng ngày, rừng càng vơi dần và chồn cũng hiếm nên những người đi bẫy rất khó khăn mới bắt được chồn. Ở 2 thôn Xuân Trung và Xuân Thành (Tuy An, Phú Yên) có nhiều nhóm đi bẫy. Anh Nguyễn Thanh Ng., một thợ bẫy chồn có nhiều kinh nghiệm tiết lộ: “Mỗi ngày chúng tôi đánh hàng trăm bẫy thành đường, từ đồng này sang đồng kia. Tối về nhà ngủ, nếu đi xa phải làm trại ở lại trong rừng. Sáng hôm sau đi thăm rất nôn nóng, hồi hộp. Chồn dính bẫy nhiều nhưng bây giờ chủ yếu là các loại chồn hôi, chồn mướp rất hiếm”. Anh cho biết thêm: “Bây giờ chồn ít, lại cực kỳ khôn cho nên mình phải biết cách nhử chúng. Chồn thường tập trung nhiều ở vườn chuối, đồng ruộng hoặc khu có nhiều trái cây rừng chín”.
Chồn mướp khi đã dính bẫy
Một con chồn bị thợ săn bắt được
Theo chân anh Ng. một buổi chiều, tôi biết được cách bẫy chồn khá đơn giản nhưng cũng kỳ công. Dụng cụ để bẫy chồn là sợi dây cáp kẽm mềm. Đầu dưới dây thắt phiết cài cái vòng to trải dưới đất, bên trong đặt mồi mít, chuối hay trứng vịt lộn. Đầu kia móc vào đầu cây cần, trên giữa sợi dây cài một que đặt cấn vào miếng mồi. Khi chồn ăn mồi, que kia bung ra, cây cần sẽ bật lên riết vòng đã đặt sẵn vào chân hoặc bụng. Dính bẫy, con chồn sẽ quấn vào bụi cây. Do có độ co giãn nên dây không riết chặt vào bụng, chồn không chết. Sáng sớm hôm sau, chủ nhân đi thăm, đưa chúng về...
Mọi nẻo đường đều dẫn đến nhà… hàng
Theo lời của cánh thợ săn thì ngày nay tìm một con chồn mướp không phải dễ. Anh Ng. bộc bạch: “Suốt một năm rồi, tôi bẫy được có 3 con mướp nhưng không con nào lớn. Các loại chồn khác sáng nào cũng có”. Theo cách gọi địa phương, chồn khác là các loại: chồn ngận, chồn dơi, chồn gò… Đặc tính chung của loại này: nhỏ con, thịt khô không thơm ngon lại có mùi hôi. Do đánh bẫy nhiều nên sáng nào thợ săn cũng được một vài con. Nếu số lượng ít, họ làm thịt bỏ tủ lạnh, đợi 2 - 3 ngày cho nhiều rồi bán một lần. Hiện mỗi kg chồn thịt (đã cắt bỏ bộ ruột), các đầu nậu mua tại chỗ giá 80.000 đồng, có bao nhiêu cũng mua hết. Một ngày, các thợ săn bán được vài kg chồn thịt coi như đủ ngày công.
Thịt chồn được các đầu nậu đem bỏ lại ở các nhà hàng, quán nhậu trong thành phố với giá gấp ba bốn lần. Tại đây, chủ quán sẽ khử mùi, chế biến thành nhiều món cực kỳ hấp dẫn để chiều khách. Do ưa của rừng nên “thượng đế” thường chọn thực đơn là những món “đặc sản” sơn lâm. Thông thường thì khách không có kinh nghiệm “ở rừng” nên đâu biết mình đang ăn các loại chồn hôi, chưa nói thịt đó bị ươn hoặc đã ướp lạnh lâu ngày...
Chuyện thịt chồn đã trở thành thương phẩm trên “thị trường” ăn nhậu là chuyện theo lý thì không bình thường, nhưng lại không là chuyện lạ với nhiều người. Hiện nay các “đường dây” mua bán chồn mướp, chồn thịt vẫn ngang nhiên tồn tại ở các vùng quê. Người dân nghèo, ít hiểu biết, cứ thấy cái gì giúp cho cuộc sống của họ sung túc hơn thì làm… Song, không lẽ các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ rừng lại bó tay trước tệ trạng này? Chồn là một loại động vật hoang dã, cần được nuôi dưỡng và bảo tồn đúng mức.
Bài & ảnh: Đào Tấn Trực