TT - Nhiều loài động vật lạ có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đang đổ về VN để phục vụ thú chơi thời thượng của nhiều người, đa số là người trẻ. Người chơi gọi chúng là “thú độc”. “Độc” vì đó là những con thú hiếm và độc cả về mức độ nguy hiểm. Chúng được buôn bán lậu nhưng không quá khó để mua một con.
Kỳ 1: Đường dây buôn “thú độc”
Sau gần hai tháng vào vai những người tìm mối nhập hàng “thú độc”, chúng tôi đã đi sâu vào “sào huyệt” của đường dây buôn bán các loài động vật lạ có nguồn gốc từ nhiều châu lục đang đổ vào Việt Nam.
Thú cưng như con rắn Ball Python (loài rắn phân bổ ở Tây và Trung Phi) nhìn là khiếp! - Ảnh: Đình Dân
Để tìm một con “thú độc”, đầu tiên chúng tôi tìm đến cửa hàng nằm ở đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Chủ cửa hàng là một người trẻ, thường gọi là B..
Mua loại gì cũng có!
Bề ngoài cửa hàng được trang trí khá bắt mắt bằng hình ảnh của nhiều loài nhện, tắc kè, rắn, rùa... có màu sắc sặc sỡ. Tiếp chúng tôi, hai nhân viên niềm nở giới thiệu hàng. “Anh B. là người đầu tiên mang mấy con này về Việt Nam. Shop của anh hiện cung cấp hàng cho Hà Nội, Đà Nẵng và cả cụm miền Nam” - nhân viên bán hàng, quảng cáo.
Công khai nhưng không lộ liễu
Theo điều tra riêng của chúng tôi, do giá những con “thú độc” rất đắt nên được các chủ cửa hàng đưa đi giấu nơi khác, hoặc cất giấu ở một khu phòng kín trong cửa hàng để “chăm sóc”. Còn những con “thú độc” khách dễ dàng nhìn thấy chỉ là phần nhỏ để trưng bày. Khi khách hàng đồng ý mua mới được dẫn đi xem hàng.
Bên trong cửa hàng, hàng loạt chiếc lồng lớn nhỏ được bố trí san sát nhau, được thiết kế giống với môi trường sống bên ngoài của từng loài “thú độc”. Tại đây, các chủng loài phong phú và có giá cả không hề dễ chịu.
Hai con Tegu (gần giống con tê tê) khoang đen trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chỉ lớn bằng ngón chân cái của người trưởng thành, dài tầm 20cm có giá hơn 4 triệu đồng. Còn con lớn và nhiều màu sắc hơn thì giá lên tới 6 triệu đồng. Theo nhân viên bán hàng ở đây, loài Tegu trưởng thành có chiều dài tới 1,4m. Chuồng bên cạnh, một con trăn khoang vàng, đen nằm cuộn tròn trong hốc đá. Nó có nguồn gốc từ Tây và Trung Phi, tên khoa học là Python regius, được báo giá hơn 2 triệu đồng.
Ngoài ra còn có rất nhiều loài vật lạ khác như: Blue Tongue (như con khủng long thu nhỏ có lưỡi xanh) sống ở miền đông nam nước Úc. Vừa bị kích động nó đã há cái mõm thật to, thè cái lưỡi xanh lè ra hù dọa. Một con lưỡi xanh như thế được bán với giá 3,5 triệu đồng. Hay loài rùa Alligator sống ở Bắc Mỹ, ăn tép, thịt bò, thịt heo, có giá 2,9 triệu đồng. Giá của mỗi con như thế được tính bằng chủng loại, kích thước, màu sắc và cả khả năng biến đổi màu sắc của chúng, quan trọng là độ “độc” (hiếm).
Khi chúng tôi có ý muốn mua “thú độc” với số lượng lớn, nhân viên bán hàng cho biết: nếu muốn đặt hàng thì tốt nhất đặt trước, hàng sẽ lấy đúng chủng loại, số lượng.
Tại đường Võ Văn Tần, ở một cửa hàng thú cưng khách ra vào khá tấp nập. Ông T. và bà T., chủ cửa hàng, tỏ ra thận trọng với khách lạ. Sau một lúc trao đổi, ông T. nói: “Nếu muốn đặt hàng bò sát, rùa hay nhện độc, các chú phải đặt cọc trước 50%. Có gì các chú nói chuyện với cô T. vì cô là người trực tiếp đi nước ngoài lấy hàng về, còn tui chỉ bán thôi”.
Khi chúng tôi đặt mua một lượng hàng với bốn con Emperor Newt, (giống như rắn mối, trên thân có những chấm đỏ), nhện độc Tarantula thì bà T. khẳng định “70% lượng hàng đặt sẽ mang về được”. Bà nói sẽ báo giá sau khi đã thu mua được hàng bên nước ngoài.
Các địa chỉ buôn bán “thú độc” này không phải khó tìm. Lần trên mạng sẽ thấy nhiều. Qua mạng chúng tôi lần ra một địa chỉ ở đường Minh Phụng, Q.6. Ông chủ ở đây là một thanh niên tên N..
Không giống với những điểm buôn bán “thú độc” khác, N. trưng bày và bán “thú độc” ngay tại lầu hai của nhà mình. Tại đây có khoảng 30 chiếc lồng lớn nhỏ khác nhau nằm hỗn độn trên mặt đất. Những loài động vật lạ nằm lim dim trong lồng. Tuy nhiên, khách hàng chỉ được trông thấy khoảng chục con, còn phần lớn “thú độc” được N. đem đi gửi ở nhiều nơi khác nhau, chỉ khi nào khách cần N. mới đi lấy hàng về. “Gửi cho chắc ăn, có ai đến kiểm tra thì tui nói là mấy con thú tui nuôi chơi đấy. Thú nhà mình nuôi cần gì giấy tờ” - Nguyên vừa nói vừa vuốt ve con “rồng sa mạc” trên tay.
Nhìn chung những địa điểm buôn bán “thú độc” dù công khai hay bí mật đều dành cho mình một lối “thoát hiểm”. Tại cửa hàng B., ngoài chơi “thú độc” B. còn ngụy trang bằng những lồng kính để bán các loài thủy sinh.
Tắc kè bông (Chameleon) - Ảnh: Đình Dân
Đường đi của “thú độc”
“Thú độc” có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới, từ Indonesia, châu Phi, châu Mỹ... đến vùng rừng già Amazon. Chúng được vận chuyển theo đường dây buôn lậu xuyên quốc gia về các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong... Sau đó được các “đầu nậu” người Việt đưa vào nước thông qua nhiều con đường bất hợp pháp khác nhau.
“Thú độc” buôn bán thoải mái
Điều đáng ngạc nhiên là để vận chuyển được “thú độc” về Việt Nam, các đầu nậu phải trải qua rất nhiều “cửa ải” bằng nhiều “chiêu thức” khác nhau, khá khó khăn. Thế nhưng khi hàng đã về tới thị trường Việt Nam, họ lại có thể buôn bán một cách khá công khai, thoải mái.
Đúng hẹn, chúng tôi quay lại cửa hàng B. để xem hàng. Hàng được lấy từ Trung Quốc. Những con vật lạ trườn mình, nằm im sau một quãng đường vận chuyển khá dài. “Chúng được mang về từ châu Mỹ. Do bị bỏ vào thùng kín đi suốt 11 ngày, ba ngày bay từ nước ngoài về và mất bảy ngày vận chuyển theo đường bộ từ Trung Quốc về TP.HCM nên chúng đang rất yếu ớt” - nhân viên bán hàng giải thích.
B. - chủ cửa hàng - cho biết: “Hàng chủ yếu đi bằng đường bộ chứ đi máy bay thì khó lắm. Cứ khoảng một hai tháng B. lại qua Trung Quốc hoặc Thái Lan để lấy hàng về. Vốn mỗi chuyến đi hàng ít lắm cũng tầm 60-70 triệu đồng.
Khác với B., bà T. lại chuyên mang “thú độc” về bằng đường hàng không. Để gặp được bà T. rất khó vì bà luôn cảnh giác. Trong cửa hàng bà còn trang bị cả bộ đàm để nhân viên báo cho bà khi có người lạ cần gặp.
Ngoài đi bằng đường bộ, máy bay, “thú độc” còn được vận chuyển về VN thông qua những tuyến xe buýt. N. là một trong số những người đi theo đường xe buýt. Anh ta tỏ ra là một tay sành sỏi đường đi từ Thái Lan về Việt Nam, cũng như có mối quan hệ “đặc biệt” với một số hải quan tại các cửa khẩu.
Mỗi lần đi hàng “thú độc” tại Trung Quốc, Thái Lan hay Hong Kong, các ông bà chủ N., B. hay bà T. thường không mua trực tiếp tại các chợ thú cưng, mà thu mua tại các trại chứa “thú độc” vận chuyển từ nước ngoài về vì giá cả thường rẻ hơn.
Một loài nhện được giới thiệu trên trang web của cửa hàng “thú độc”
ĐÌNH DÂN - THUẬN THẮNG
Kỳ 1: Đường dây buôn “thú độc”
Sau gần hai tháng vào vai những người tìm mối nhập hàng “thú độc”, chúng tôi đã đi sâu vào “sào huyệt” của đường dây buôn bán các loài động vật lạ có nguồn gốc từ nhiều châu lục đang đổ vào Việt Nam.
Thú cưng như con rắn Ball Python (loài rắn phân bổ ở Tây và Trung Phi) nhìn là khiếp! - Ảnh: Đình Dân
Để tìm một con “thú độc”, đầu tiên chúng tôi tìm đến cửa hàng nằm ở đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Chủ cửa hàng là một người trẻ, thường gọi là B..
Mua loại gì cũng có!
Bề ngoài cửa hàng được trang trí khá bắt mắt bằng hình ảnh của nhiều loài nhện, tắc kè, rắn, rùa... có màu sắc sặc sỡ. Tiếp chúng tôi, hai nhân viên niềm nở giới thiệu hàng. “Anh B. là người đầu tiên mang mấy con này về Việt Nam. Shop của anh hiện cung cấp hàng cho Hà Nội, Đà Nẵng và cả cụm miền Nam” - nhân viên bán hàng, quảng cáo.
Công khai nhưng không lộ liễu
Theo điều tra riêng của chúng tôi, do giá những con “thú độc” rất đắt nên được các chủ cửa hàng đưa đi giấu nơi khác, hoặc cất giấu ở một khu phòng kín trong cửa hàng để “chăm sóc”. Còn những con “thú độc” khách dễ dàng nhìn thấy chỉ là phần nhỏ để trưng bày. Khi khách hàng đồng ý mua mới được dẫn đi xem hàng.
Bên trong cửa hàng, hàng loạt chiếc lồng lớn nhỏ được bố trí san sát nhau, được thiết kế giống với môi trường sống bên ngoài của từng loài “thú độc”. Tại đây, các chủng loài phong phú và có giá cả không hề dễ chịu.
Hai con Tegu (gần giống con tê tê) khoang đen trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chỉ lớn bằng ngón chân cái của người trưởng thành, dài tầm 20cm có giá hơn 4 triệu đồng. Còn con lớn và nhiều màu sắc hơn thì giá lên tới 6 triệu đồng. Theo nhân viên bán hàng ở đây, loài Tegu trưởng thành có chiều dài tới 1,4m. Chuồng bên cạnh, một con trăn khoang vàng, đen nằm cuộn tròn trong hốc đá. Nó có nguồn gốc từ Tây và Trung Phi, tên khoa học là Python regius, được báo giá hơn 2 triệu đồng.
Ngoài ra còn có rất nhiều loài vật lạ khác như: Blue Tongue (như con khủng long thu nhỏ có lưỡi xanh) sống ở miền đông nam nước Úc. Vừa bị kích động nó đã há cái mõm thật to, thè cái lưỡi xanh lè ra hù dọa. Một con lưỡi xanh như thế được bán với giá 3,5 triệu đồng. Hay loài rùa Alligator sống ở Bắc Mỹ, ăn tép, thịt bò, thịt heo, có giá 2,9 triệu đồng. Giá của mỗi con như thế được tính bằng chủng loại, kích thước, màu sắc và cả khả năng biến đổi màu sắc của chúng, quan trọng là độ “độc” (hiếm).
Khi chúng tôi có ý muốn mua “thú độc” với số lượng lớn, nhân viên bán hàng cho biết: nếu muốn đặt hàng thì tốt nhất đặt trước, hàng sẽ lấy đúng chủng loại, số lượng.
Tại đường Võ Văn Tần, ở một cửa hàng thú cưng khách ra vào khá tấp nập. Ông T. và bà T., chủ cửa hàng, tỏ ra thận trọng với khách lạ. Sau một lúc trao đổi, ông T. nói: “Nếu muốn đặt hàng bò sát, rùa hay nhện độc, các chú phải đặt cọc trước 50%. Có gì các chú nói chuyện với cô T. vì cô là người trực tiếp đi nước ngoài lấy hàng về, còn tui chỉ bán thôi”.
Khi chúng tôi đặt mua một lượng hàng với bốn con Emperor Newt, (giống như rắn mối, trên thân có những chấm đỏ), nhện độc Tarantula thì bà T. khẳng định “70% lượng hàng đặt sẽ mang về được”. Bà nói sẽ báo giá sau khi đã thu mua được hàng bên nước ngoài.
Các địa chỉ buôn bán “thú độc” này không phải khó tìm. Lần trên mạng sẽ thấy nhiều. Qua mạng chúng tôi lần ra một địa chỉ ở đường Minh Phụng, Q.6. Ông chủ ở đây là một thanh niên tên N..
Không giống với những điểm buôn bán “thú độc” khác, N. trưng bày và bán “thú độc” ngay tại lầu hai của nhà mình. Tại đây có khoảng 30 chiếc lồng lớn nhỏ khác nhau nằm hỗn độn trên mặt đất. Những loài động vật lạ nằm lim dim trong lồng. Tuy nhiên, khách hàng chỉ được trông thấy khoảng chục con, còn phần lớn “thú độc” được N. đem đi gửi ở nhiều nơi khác nhau, chỉ khi nào khách cần N. mới đi lấy hàng về. “Gửi cho chắc ăn, có ai đến kiểm tra thì tui nói là mấy con thú tui nuôi chơi đấy. Thú nhà mình nuôi cần gì giấy tờ” - Nguyên vừa nói vừa vuốt ve con “rồng sa mạc” trên tay.
Nhìn chung những địa điểm buôn bán “thú độc” dù công khai hay bí mật đều dành cho mình một lối “thoát hiểm”. Tại cửa hàng B., ngoài chơi “thú độc” B. còn ngụy trang bằng những lồng kính để bán các loài thủy sinh.
Tắc kè bông (Chameleon) - Ảnh: Đình Dân
Đường đi của “thú độc”
“Thú độc” có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới, từ Indonesia, châu Phi, châu Mỹ... đến vùng rừng già Amazon. Chúng được vận chuyển theo đường dây buôn lậu xuyên quốc gia về các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong... Sau đó được các “đầu nậu” người Việt đưa vào nước thông qua nhiều con đường bất hợp pháp khác nhau.
“Thú độc” buôn bán thoải mái
Điều đáng ngạc nhiên là để vận chuyển được “thú độc” về Việt Nam, các đầu nậu phải trải qua rất nhiều “cửa ải” bằng nhiều “chiêu thức” khác nhau, khá khó khăn. Thế nhưng khi hàng đã về tới thị trường Việt Nam, họ lại có thể buôn bán một cách khá công khai, thoải mái.
Đúng hẹn, chúng tôi quay lại cửa hàng B. để xem hàng. Hàng được lấy từ Trung Quốc. Những con vật lạ trườn mình, nằm im sau một quãng đường vận chuyển khá dài. “Chúng được mang về từ châu Mỹ. Do bị bỏ vào thùng kín đi suốt 11 ngày, ba ngày bay từ nước ngoài về và mất bảy ngày vận chuyển theo đường bộ từ Trung Quốc về TP.HCM nên chúng đang rất yếu ớt” - nhân viên bán hàng giải thích.
B. - chủ cửa hàng - cho biết: “Hàng chủ yếu đi bằng đường bộ chứ đi máy bay thì khó lắm. Cứ khoảng một hai tháng B. lại qua Trung Quốc hoặc Thái Lan để lấy hàng về. Vốn mỗi chuyến đi hàng ít lắm cũng tầm 60-70 triệu đồng.
Khác với B., bà T. lại chuyên mang “thú độc” về bằng đường hàng không. Để gặp được bà T. rất khó vì bà luôn cảnh giác. Trong cửa hàng bà còn trang bị cả bộ đàm để nhân viên báo cho bà khi có người lạ cần gặp.
Ngoài đi bằng đường bộ, máy bay, “thú độc” còn được vận chuyển về VN thông qua những tuyến xe buýt. N. là một trong số những người đi theo đường xe buýt. Anh ta tỏ ra là một tay sành sỏi đường đi từ Thái Lan về Việt Nam, cũng như có mối quan hệ “đặc biệt” với một số hải quan tại các cửa khẩu.
Mỗi lần đi hàng “thú độc” tại Trung Quốc, Thái Lan hay Hong Kong, các ông bà chủ N., B. hay bà T. thường không mua trực tiếp tại các chợ thú cưng, mà thu mua tại các trại chứa “thú độc” vận chuyển từ nước ngoài về vì giá cả thường rẻ hơn.
Một loài nhện được giới thiệu trên trang web của cửa hàng “thú độc”
ĐÌNH DÂN - THUẬN THẮNG