hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Những năm gần đây con nhím trở thành đối tượng vật nuôi mới có nguồn gốc hoang dã vì đã được đưa vào nuôi ở khá nhiều địa phương trong cả nước.
Nhím nuôi ở hộ ông Nguyễn Văn Lơi- thôn An Dưỡng- Hoài Tân sau 5 tháng đạt trọng lượng 8 kg/con.
Ở Bình Định, cũng đã có một vài hộ đưa vào nuôi theo cách tự phát nên kết quả chưa cao. Năm 2008 để giúp bà con nông dân nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, đối tượng vật nuôi mới này, mở thêm nghề mới và phát triển sản xuất có hiệu quả cải thiện đời sống; Trung tâm khuyến nông Bình Định đã hỗ trợ trạm khuyến nông Hoài Nhơn tổ chức thực hiện mô hình chăm nuôi nhím tại 2 xã Hoài Tân và Hoài Phú với 2 hộ nuôi, quy mô mỗi hộ là 3 con gồm 1 nhím đực và 2 nhím cái.
Tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi nhím các hộ ông Nguyễn Văn Lơi (thôn An Dưỡng- Hoài Tân) và Đặng Ngọc An (thôn Cự Tài 2- Hoài Phú) đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm và trạm khuyến nông hướng dẫn xây dựng chuồng trại và hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím theo đúng quy trình. Ông Trần Ngọc Anh- trưởng trạm khuyến nông Hoài Nhơn cho biết, đây là mô hình mới lần đầu tiên đưa vào thực hiện nên Trung tâm Khuyến nông hết sức quan tâm và đã cử riêng một cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi và hướng dân bà con thực hiện mô hình. Đầu tháng 8/2008 với sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông, các hộ đã tiến hành mua giống nhím về thả nuôi và được cơ quan Kiểm lâm xác nhận nguồn gốc cấp phép hợp pháp. Qua gần 5 tháng, nhím đã sinh trưởng và phát triển khá tốt trong điều kiện chăn nuôi ở hộ gia đình. Cùng với việc sử dụng nguồn thức ăn rau, củ, quả sẵn có tại chỗ bà con nông dân còn cho nhím ăn bổ sung các loại thực ăn tinh. Theo các hộ thực hiện mô hình, nhím dễ nuôi là nhờ ăn các loại rau, củ, quả sẵn có tại chỗ như củ lang, củ mì, bí đỏ và trái su su.
Tham quan Mô hình nuôi nhím tại hộ ông Nguyễn Văn Lơi ở xã Hoài Tân.
Tuy nhiên, cũng cần hết sức chú ý dọn vệ sinh chuồng trại thường xuyên và giữ nước uống cho nhím phải sạch để đề phòng mắc bệnh đường tiêu hóa. Nhờ chăm sóc tốt, nhím tăng trong khá nhanh, từ trọng lượng bình quân ban đầu khi thả nuôi là 2,5 kg/con đến nay mỗi con nhím đạt trọng lượng từ 6- 8 kg. Với chi phí thức ăn bình quân 2.000 đ/con/ngày, chi phí cho 1 kg tăng trọng của nhím là từ 55- 60 ngàn đồng; trong khi đó giá nhím thịt thương phẩm hiện nay là 250.000 đ/kg và lợi nhuận sau khi trừ chi phí của người nuôi là 160- 190 ngàn đồng/kg.
Với kết quả bước đầu này, được sự khuyến khích trạm khuyến nông huyện, sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông, phong trào nuôi nhím ở Hoài Nhơn đã phát triển khá nhanh, đến nay toàn huyện đã có 9 hộ nuôi nhím với số lượng đàn là 92 con tại các xã: Hoài Tân, Hoài Phú, Hoài Xuân, Hoài Hảo và Thị trấn Bồng Sơn. Riêng hộ ông Nguyễn Văn Lơi (ở Hoài Tân), nhờ rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi nhím từ mô hình, mạnh dạn đầu tư cải tạo chuồng trại (nuôi heo cũ) thành 10 ô chuồng nuôi nhím mỗi ô nhốt từ 2- 3 con. Đến nay, đàn nhím của ông phát triển lên 23 con. Gia đình ông là hộ nuôi nhím đầu tiên ở Hoài Nhơn được cơ quan Kiểm lâm tỉnh cấp phép chăn nuôi động vật hoang dã. Đây là điều kiện thuận lợi để gia đình ông phát triển chăn nuôi nhím sinh sản cung ứng cho bà con trong huyện.
Nhím con mới sinh tại trại nuôi nhím của gia đình ông Nguyễn Văn Lơi- thôn An Dưỡng- Hoài Tân.
Bởi lẽ, nhím có khả năng đẻ 2 lứa mỗi năm và mỗi lứa có từ 1- 2 con. Hiện nay giá nhím giống từ 1- 1,2 triệu đồng/kg. Hơn nữa, theo bà con nông dân nuôi nhím sinh sản tự chủ động giống để nuôi nhím bán thịt sẽ có lợi. Bởi lẽ, nhím nuôi từ 10-12 tháng tuổi và có trọng lượng 8-10 kg có thể bán được với giá 250.000-350.000đ/kg. Hiện tại để hỗ trợ bà con phát triển nuôi nhím có hiệu quả, trạm khuyến nông Hoài Nhơn đang phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện hướng dẫn người nuôi tiến hành các thủ tục xin cấp phép nuôi động vật hoang dã, nhằm tạo thuận lợi cho bà con trong quá trình nuôi. Trong thời gian tới phòng Nông nghiệp Hoài Nhơn sẽ hình thành Câu lạc bộ những người nuôi nhím để tập hợp bà con nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình tổ chức chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm đầu ra và nếu có điều kiện sẽ hình thành trang website để quảng bá cho sản phẩm nhím nuôi của Hoài Nhơn. Từ kết quả bước đầu của mô hình này, hy vọng thời gian tới phong trào nuôi nhím ở Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung sẽ phát triển, thực sự trở thành nghề mới giúp bà con nông dân làm giàu. PHAN THANH SƠN- Trung tâm Khuyến nông
Nông Thôn
Nhím nuôi ở hộ ông Nguyễn Văn Lơi- thôn An Dưỡng- Hoài Tân sau 5 tháng đạt trọng lượng 8 kg/con.
Ở Bình Định, cũng đã có một vài hộ đưa vào nuôi theo cách tự phát nên kết quả chưa cao. Năm 2008 để giúp bà con nông dân nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, đối tượng vật nuôi mới này, mở thêm nghề mới và phát triển sản xuất có hiệu quả cải thiện đời sống; Trung tâm khuyến nông Bình Định đã hỗ trợ trạm khuyến nông Hoài Nhơn tổ chức thực hiện mô hình chăm nuôi nhím tại 2 xã Hoài Tân và Hoài Phú với 2 hộ nuôi, quy mô mỗi hộ là 3 con gồm 1 nhím đực và 2 nhím cái.
Tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi nhím các hộ ông Nguyễn Văn Lơi (thôn An Dưỡng- Hoài Tân) và Đặng Ngọc An (thôn Cự Tài 2- Hoài Phú) đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm và trạm khuyến nông hướng dẫn xây dựng chuồng trại và hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím theo đúng quy trình. Ông Trần Ngọc Anh- trưởng trạm khuyến nông Hoài Nhơn cho biết, đây là mô hình mới lần đầu tiên đưa vào thực hiện nên Trung tâm Khuyến nông hết sức quan tâm và đã cử riêng một cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi và hướng dân bà con thực hiện mô hình. Đầu tháng 8/2008 với sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông, các hộ đã tiến hành mua giống nhím về thả nuôi và được cơ quan Kiểm lâm xác nhận nguồn gốc cấp phép hợp pháp. Qua gần 5 tháng, nhím đã sinh trưởng và phát triển khá tốt trong điều kiện chăn nuôi ở hộ gia đình. Cùng với việc sử dụng nguồn thức ăn rau, củ, quả sẵn có tại chỗ bà con nông dân còn cho nhím ăn bổ sung các loại thực ăn tinh. Theo các hộ thực hiện mô hình, nhím dễ nuôi là nhờ ăn các loại rau, củ, quả sẵn có tại chỗ như củ lang, củ mì, bí đỏ và trái su su.
Tham quan Mô hình nuôi nhím tại hộ ông Nguyễn Văn Lơi ở xã Hoài Tân.
Tuy nhiên, cũng cần hết sức chú ý dọn vệ sinh chuồng trại thường xuyên và giữ nước uống cho nhím phải sạch để đề phòng mắc bệnh đường tiêu hóa. Nhờ chăm sóc tốt, nhím tăng trong khá nhanh, từ trọng lượng bình quân ban đầu khi thả nuôi là 2,5 kg/con đến nay mỗi con nhím đạt trọng lượng từ 6- 8 kg. Với chi phí thức ăn bình quân 2.000 đ/con/ngày, chi phí cho 1 kg tăng trọng của nhím là từ 55- 60 ngàn đồng; trong khi đó giá nhím thịt thương phẩm hiện nay là 250.000 đ/kg và lợi nhuận sau khi trừ chi phí của người nuôi là 160- 190 ngàn đồng/kg.
Với kết quả bước đầu này, được sự khuyến khích trạm khuyến nông huyện, sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông, phong trào nuôi nhím ở Hoài Nhơn đã phát triển khá nhanh, đến nay toàn huyện đã có 9 hộ nuôi nhím với số lượng đàn là 92 con tại các xã: Hoài Tân, Hoài Phú, Hoài Xuân, Hoài Hảo và Thị trấn Bồng Sơn. Riêng hộ ông Nguyễn Văn Lơi (ở Hoài Tân), nhờ rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi nhím từ mô hình, mạnh dạn đầu tư cải tạo chuồng trại (nuôi heo cũ) thành 10 ô chuồng nuôi nhím mỗi ô nhốt từ 2- 3 con. Đến nay, đàn nhím của ông phát triển lên 23 con. Gia đình ông là hộ nuôi nhím đầu tiên ở Hoài Nhơn được cơ quan Kiểm lâm tỉnh cấp phép chăn nuôi động vật hoang dã. Đây là điều kiện thuận lợi để gia đình ông phát triển chăn nuôi nhím sinh sản cung ứng cho bà con trong huyện.
Nhím con mới sinh tại trại nuôi nhím của gia đình ông Nguyễn Văn Lơi- thôn An Dưỡng- Hoài Tân.
Bởi lẽ, nhím có khả năng đẻ 2 lứa mỗi năm và mỗi lứa có từ 1- 2 con. Hiện nay giá nhím giống từ 1- 1,2 triệu đồng/kg. Hơn nữa, theo bà con nông dân nuôi nhím sinh sản tự chủ động giống để nuôi nhím bán thịt sẽ có lợi. Bởi lẽ, nhím nuôi từ 10-12 tháng tuổi và có trọng lượng 8-10 kg có thể bán được với giá 250.000-350.000đ/kg. Hiện tại để hỗ trợ bà con phát triển nuôi nhím có hiệu quả, trạm khuyến nông Hoài Nhơn đang phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện hướng dẫn người nuôi tiến hành các thủ tục xin cấp phép nuôi động vật hoang dã, nhằm tạo thuận lợi cho bà con trong quá trình nuôi. Trong thời gian tới phòng Nông nghiệp Hoài Nhơn sẽ hình thành Câu lạc bộ những người nuôi nhím để tập hợp bà con nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình tổ chức chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm đầu ra và nếu có điều kiện sẽ hình thành trang website để quảng bá cho sản phẩm nhím nuôi của Hoài Nhơn. Từ kết quả bước đầu của mô hình này, hy vọng thời gian tới phong trào nuôi nhím ở Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung sẽ phát triển, thực sự trở thành nghề mới giúp bà con nông dân làm giàu. PHAN THANH SƠN- Trung tâm Khuyến nông
Nông Thôn