hchungkt80
Dịch giả Vietpet
TP, tháng 02/2009- Tại chùa Hồ Sơn gần 300 năm tuổi ở phường 9, TP Tuy Hòa (Phú Yên) bình lặng, rêu phong, từ 28 năm qua, dưới tán bồ đề đang vươn cành, tỏa bóng, hàng loạt thế hệ chim công, chim trĩ đỏ ra đời.
Nguyên là một giáo viên Sinh vật trước 1975, hòa thượng trụ trì chùa Hồ Sơn, Thích Nguyên Đức, rất hiểu và yêu quí các loài chim. Cái duyên đến với thầy vào tháng 4/1980, khi vợ chồng ông Lâm Hùng Sơn và bà Trần Thị Mai ở thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đem biếu hòa thượng một chim công mái bê bết máu mua được từ đám thợ săn ở rừng cấm Krôngtrai.
Từ đó, biết ở đâu ai săn bắt được chim quý, dù xa xôi, thầy Nguyên Đức cũng lặn lội tìm đến hỏi mua cho bằng được. Con thứ hai, rồi thứ ba... được mua về, nhưng lần nào cũng chỉ toàn công mái. Nuôi sống và đẻ trứng được, nhưng không có chim công cồ nên việc nhân giống đành bó tay.
Năm 1989, trong một chuyến đi TPHCM, hòa thượng Nguyên Đức mua được một chim công trống. Nhưng, mỗi năm, công mái chỉ đẻ một lứa vào cuối tháng Giêng âm lịch. Cứ một ngày đẻ, một ngày nghỉ, mỗi lứa khoảng từ 2- 8 trứng.
Trước khi đẻ, công tự đào lỗ lót ổ trên mặt đất, dưới những bụi rậm. Nhưng không phải con nào cũng nuôi sống, vì chim con nở ra rất biếng ăn và không quen tự kiếm thức ăn. Đồng thời, chúng thích sống trong những lùm cây um tùm và thích thức ăn đầy đủ ở ngoài thiên nhiên.
Một con công 19 tháng tuổi với bộ lông rất đẹp
Nhưng ưu điểm là chúng rất thích các loại thức ăn công nghiệp như gà và chịu được giá lạnh thời tiết. Làm chuồng ở ổn định, cũng là một cách tốt để dễ chăm sóc, nuôi dưỡng và tiến hành nhân giống.
“Trước đó, chưa có kinh nghiệm, trứng công đẻ ra không phát hiện được nên bị mèo ăn sạch. Lần thứ hai, trứng công đẻ ra được bảo vệ chu đáo. Nhưng do được thuần dưỡng tại nhà, chúng mất khả năng tự ấp trứng, dẫn đến trứng thối”- thầy Nguyên Đức nói.
Chim công khi nhỏ rất giống gà ta, cộng với gà mẹ rất chịu khó kiếm ăn để mú mồi cho công non nên chim phát triển rất tốt. Do vậy, mỗi khi công đẻ trứng, thầy đều nhờ ngỗng hoặc gà ta ấp và nuôi hộ đến 25 ngày mới tách riêng.
Bước đầu nhân giống chim công thành công, thầy lại tiếp tục đến với chim trĩ đỏ. Trong một lần ghé công viên Hoàng Văn Thụ (TPHCM), thấy người ta bán một cặp trĩ đỏ, thầy liền mua về. Khi đem chim về nuôi thì bị kẻ gian rạch lưới lấy mất. Những chuyến sau, thầy mua được bốn trĩ đỏ gồm hai trống, hai mái. Năm 1990, thầy bắt đầu nhân giống loại chim quý hiếm này.
Hôm tôi đến chùa Hồ Sơn, cũng là lúc sư thầy đang cho trĩ đỏ ăn. Thầy giải thích: “Trĩ đỏ ăn thức ăn giống như gà vậy, thích ngũ cốc và côn trùng. Lúc mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm, thả ăn chung nên hay bị công lấn ép. Khi tách ra nuôi riêng, chúng phát triển rất nhanh. Nuôi gần một năm thì trĩ bắt đầu đẻ trứng”.
Nguyên là một giáo viên Sinh vật trước 1975, hòa thượng trụ trì chùa Hồ Sơn, Thích Nguyên Đức, rất hiểu và yêu quí các loài chim. Cái duyên đến với thầy vào tháng 4/1980, khi vợ chồng ông Lâm Hùng Sơn và bà Trần Thị Mai ở thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đem biếu hòa thượng một chim công mái bê bết máu mua được từ đám thợ săn ở rừng cấm Krôngtrai.
Hòa thượng Thích Nguyên Đức và một con chim trĩ đỏ đã sinh sản
Từ đó, biết ở đâu ai săn bắt được chim quý, dù xa xôi, thầy Nguyên Đức cũng lặn lội tìm đến hỏi mua cho bằng được. Con thứ hai, rồi thứ ba... được mua về, nhưng lần nào cũng chỉ toàn công mái. Nuôi sống và đẻ trứng được, nhưng không có chim công cồ nên việc nhân giống đành bó tay.
Năm 1989, trong một chuyến đi TPHCM, hòa thượng Nguyên Đức mua được một chim công trống. Nhưng, mỗi năm, công mái chỉ đẻ một lứa vào cuối tháng Giêng âm lịch. Cứ một ngày đẻ, một ngày nghỉ, mỗi lứa khoảng từ 2- 8 trứng.
Trước khi đẻ, công tự đào lỗ lót ổ trên mặt đất, dưới những bụi rậm. Nhưng không phải con nào cũng nuôi sống, vì chim con nở ra rất biếng ăn và không quen tự kiếm thức ăn. Đồng thời, chúng thích sống trong những lùm cây um tùm và thích thức ăn đầy đủ ở ngoài thiên nhiên.
Một con công 19 tháng tuổi với bộ lông rất đẹp
Nhưng ưu điểm là chúng rất thích các loại thức ăn công nghiệp như gà và chịu được giá lạnh thời tiết. Làm chuồng ở ổn định, cũng là một cách tốt để dễ chăm sóc, nuôi dưỡng và tiến hành nhân giống.
“Trước đó, chưa có kinh nghiệm, trứng công đẻ ra không phát hiện được nên bị mèo ăn sạch. Lần thứ hai, trứng công đẻ ra được bảo vệ chu đáo. Nhưng do được thuần dưỡng tại nhà, chúng mất khả năng tự ấp trứng, dẫn đến trứng thối”- thầy Nguyên Đức nói.
Chim công khi nhỏ rất giống gà ta, cộng với gà mẹ rất chịu khó kiếm ăn để mú mồi cho công non nên chim phát triển rất tốt. Do vậy, mỗi khi công đẻ trứng, thầy đều nhờ ngỗng hoặc gà ta ấp và nuôi hộ đến 25 ngày mới tách riêng.
Bước đầu nhân giống chim công thành công, thầy lại tiếp tục đến với chim trĩ đỏ. Trong một lần ghé công viên Hoàng Văn Thụ (TPHCM), thấy người ta bán một cặp trĩ đỏ, thầy liền mua về. Khi đem chim về nuôi thì bị kẻ gian rạch lưới lấy mất. Những chuyến sau, thầy mua được bốn trĩ đỏ gồm hai trống, hai mái. Năm 1990, thầy bắt đầu nhân giống loại chim quý hiếm này.
Hôm tôi đến chùa Hồ Sơn, cũng là lúc sư thầy đang cho trĩ đỏ ăn. Thầy giải thích: “Trĩ đỏ ăn thức ăn giống như gà vậy, thích ngũ cốc và côn trùng. Lúc mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm, thả ăn chung nên hay bị công lấn ép. Khi tách ra nuôi riêng, chúng phát triển rất nhanh. Nuôi gần một năm thì trĩ bắt đầu đẻ trứng”.