hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Ngày 15/4, Anh Trần Ngọc Anh, trưởng phòng cứu hộ Động vật hoang dã vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng vừa tiếp nhận hai cá thể động vật hoang dã quý hiếm là trăn gấm và cầy vòi hương.
Trăn gấm. Ảnh: Wildlife at risk
Hai cá thể này do Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định bàn giao cho Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng chăm sóc, cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên.
Ông Ngọc Anh cho biết, một cá thể Trăn gấm (Python reticulatus), là loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IIB - Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, và một cá thể Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus). Khi tiếp nhận, cá thể cầy vòi hương bị thương nặng.
Trăn gấm là một trong những loài bò sát lớn nhất, khi trưởng thành có thể dài 6-8m, chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo sự cân bằng sinh thái cho rừng qua việc kiểm soát số lượng các loài thú nhỏ như chuột, sóc, thỏ rừng, heo rừng con.
Số lượng cầy vòi hương hiện nay không còn nhiều ở VN. Thế nhưng nạn săn bắn, bẫy, bắt loài này lại khá phổ biến.
Cầy vòi hương và trăn gấm đều đã có phân bố ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ trước đến nay.
Hiện hai cá thể động vật hoang dã trên đã được cứu hộ, đang được chăm sóc, cách ly kiểm dịch tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để thả về môi trường tự nhiên.
V.Giang
Trăn gấm. Ảnh: Wildlife at risk
Cầy vòi hương
Hai cá thể này do Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định bàn giao cho Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng chăm sóc, cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên.
Ông Ngọc Anh cho biết, một cá thể Trăn gấm (Python reticulatus), là loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IIB - Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, và một cá thể Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus). Khi tiếp nhận, cá thể cầy vòi hương bị thương nặng.
Trăn gấm là một trong những loài bò sát lớn nhất, khi trưởng thành có thể dài 6-8m, chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo sự cân bằng sinh thái cho rừng qua việc kiểm soát số lượng các loài thú nhỏ như chuột, sóc, thỏ rừng, heo rừng con.
Số lượng cầy vòi hương hiện nay không còn nhiều ở VN. Thế nhưng nạn săn bắn, bẫy, bắt loài này lại khá phổ biến.
Cầy vòi hương và trăn gấm đều đã có phân bố ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ trước đến nay.
Hiện hai cá thể động vật hoang dã trên đã được cứu hộ, đang được chăm sóc, cách ly kiểm dịch tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để thả về môi trường tự nhiên.
V.Giang