hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Ông Tim McCormack, chuyên gia thuộc Chương trình bảo tồn Rùa châu Á cho biết, chương trình đang tiến hành xác định các cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô, cùng giống với Cụ Rùa Hồ Gươm, để tiến tới ghép đôi sinh sản, duy trì nòi giống Cụ Rùa.
Thời gian gần đây, Cụ Rùa hồ Gươm liên tục nổi. Mới đầu nó là tin vui nhưng số lần Cụ nổi quá nhiều lại khiến nhiều người lo lắng về sức khoẻ của cụ cũng như môi trường Cụ đang sống. Nhiều ý kiến được đưa ra nhằm bảo vệ Cụ, trong đó có việc nhân giống Cụ Rùa. Đây là một quan điểm còn có nhiều ý kiến trái chiều, gây tranh cãi.
Việc Cụ Rùa liên tục nổi khiến dự luận rất quan tâm.
Theo tài liệu của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á, trên thế giới hiện chỉ ghi nhận 4 cá thể “rùa Hoàn Kiếm.” Theo ông Tim McCormack, hiện ở Việt Nam ghi nhận có 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), trong đó có 1 con sống ở Hồ Gươm và 1 con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). 2 con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.
Cụ Rùa hồ Gươm là 1 trong 4 cá thể hiếm hoi đó. Khác với các cá thể khác, Cụ Rùa còn mang một ý nghĩa lịch sử, văn hoá, tâm linh rất lớn với con người Hà Nội nói riêng cũng như lịch sử Hà Nội nói chung.
Rùa Hoàn Kiếm còn được gọi là con Giải hoặc con Trạnh, có kích thước, trọng lượng lớn và hiện nay chưa rõ tuổi thọ được bao nhiêu năm. Đây là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới do săn bắt và ảnh hưởng môi trường sống. Loại rùa này đã được sách đỏ của IUCN năm 2009 xếp vào loại cực kỳ nguy cấp.
Sự tuyệt chủng còn thể hiện rõ hơn khi vào các năm 2008 và 2009, các chuyên gia của Trung Quốc đã “se duyên” cho 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm và thu được 300 trứng qua 2 lần rùa đẻ. Song, không có trứng nào nở thành con.
Ông Tim McCormack cũng cho biết, Chương trình đang tiến hành xác định xem có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, nhằm tiến hành ghép đôi sinh sản với hy vọng duy trì nòi giống Cụ Rùa. Đây có thể sẽ là một tín hiệu vui, song nhiều người lại có quan điểm rằng rùa ở Đồng Mô không cùng giống với Cụ Rùa hồ Gươm.
Ngoài ra, Chương trình sẽ tiến hành bảo vệ môi trường sống và thúc đẩy đưa loài rùa này vào danh sách cần được bảo vệ trong những văn bản pháp luật cao hơn.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 10/3, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã khánh thành Trung tâm thông tin du khách đầu tiên của khu vực. Trung tâm rộng khoảng 2.300m2, trưng bày các bảng diễn giải, bể nuôi rùa nước ngọt, phòng ấp trứng, nuôi rùa non… Đây sẽ là một “kho” thông tin để các du khách tìm về Vườn Quốc gia có thể tìm hiểu về các loài rùa quý hiếm của Việt Nam. Từ đó, có những hành động thích hợp để bảo tồn loài bò sát quý hiếm này.
Tiến Nguyên
Thời gian gần đây, Cụ Rùa hồ Gươm liên tục nổi. Mới đầu nó là tin vui nhưng số lần Cụ nổi quá nhiều lại khiến nhiều người lo lắng về sức khoẻ của cụ cũng như môi trường Cụ đang sống. Nhiều ý kiến được đưa ra nhằm bảo vệ Cụ, trong đó có việc nhân giống Cụ Rùa. Đây là một quan điểm còn có nhiều ý kiến trái chiều, gây tranh cãi.
Việc Cụ Rùa liên tục nổi khiến dự luận rất quan tâm.
Theo tài liệu của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á, trên thế giới hiện chỉ ghi nhận 4 cá thể “rùa Hoàn Kiếm.” Theo ông Tim McCormack, hiện ở Việt Nam ghi nhận có 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), trong đó có 1 con sống ở Hồ Gươm và 1 con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). 2 con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.
Cụ Rùa hồ Gươm là 1 trong 4 cá thể hiếm hoi đó. Khác với các cá thể khác, Cụ Rùa còn mang một ý nghĩa lịch sử, văn hoá, tâm linh rất lớn với con người Hà Nội nói riêng cũng như lịch sử Hà Nội nói chung.
Rùa Hoàn Kiếm còn được gọi là con Giải hoặc con Trạnh, có kích thước, trọng lượng lớn và hiện nay chưa rõ tuổi thọ được bao nhiêu năm. Đây là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới do săn bắt và ảnh hưởng môi trường sống. Loại rùa này đã được sách đỏ của IUCN năm 2009 xếp vào loại cực kỳ nguy cấp.
Sự tuyệt chủng còn thể hiện rõ hơn khi vào các năm 2008 và 2009, các chuyên gia của Trung Quốc đã “se duyên” cho 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm và thu được 300 trứng qua 2 lần rùa đẻ. Song, không có trứng nào nở thành con.
Ông Tim McCormack cũng cho biết, Chương trình đang tiến hành xác định xem có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, nhằm tiến hành ghép đôi sinh sản với hy vọng duy trì nòi giống Cụ Rùa. Đây có thể sẽ là một tín hiệu vui, song nhiều người lại có quan điểm rằng rùa ở Đồng Mô không cùng giống với Cụ Rùa hồ Gươm.
Ngoài ra, Chương trình sẽ tiến hành bảo vệ môi trường sống và thúc đẩy đưa loài rùa này vào danh sách cần được bảo vệ trong những văn bản pháp luật cao hơn.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 10/3, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã khánh thành Trung tâm thông tin du khách đầu tiên của khu vực. Trung tâm rộng khoảng 2.300m2, trưng bày các bảng diễn giải, bể nuôi rùa nước ngọt, phòng ấp trứng, nuôi rùa non… Đây sẽ là một “kho” thông tin để các du khách tìm về Vườn Quốc gia có thể tìm hiểu về các loài rùa quý hiếm của Việt Nam. Từ đó, có những hành động thích hợp để bảo tồn loài bò sát quý hiếm này.
Tiến Nguyên