• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

'Cụ' rùa Hồ Gươm dính lưỡi câu chùm

Hoangminh

Member
07:01 | 06/09/2010
'Cụ' rùa Hồ Gươm dính lưỡi câu chùm
TP - Trong khi cả nước đang tưng bừng các hoạt động chào đón 1.000 năm Thăng Long thì cụ Rùa Hồ Gươm đang phải sống qua ngày với một lưỡi câu chùm mắc ở lưng cùng nhiều vết thương khác. Biểu tượng tâm linh của cả nước đang đối mặt nguy cơ bị tấn công hằng ngày từ phía những kẻ câu trộm cá.
Cụ Rùa trên lưng chi chít các vết thương nghi do bị đập bằng vật cứng và lưỡi câu chùm.

Thương tích đầy mình
Theo thông tin Tiền Phong được cung cấp, cụ Rùa Hồ Gươm đang bị thương do những kẻ câu trộm cá tấn công bằng lưỡi câu chùm. Ảnh chụp ngày 1-8-2010 cho thấy rõ ràng có một vật hình dáng như lưỡi câu chùm cắm vào phần mai cụ.
Cũng theo thông tin chúng tôi nhận được, nhiều khả năng lưỡi câu này không phải mới, mà đã mắc ở cổ cụ ít nhất năm tháng ròng!
Trước đó, vào ngày 12-3-2010, trên một trang mạng xã hội đưa tin kèm video cảnh cụ rùa bị tấn công. Theo người đưa tin, hôm đó, cụ nổi bắt đầu từ mặt hồ khu vực Sở Điện lực Hà Nội, sau đó đi dọc theo mép hồ, xuôi về Bưu điện. Sau khoảng nửa tiếng, cụ đi qua hướng ngã tư Tràng Thi - Bà Triệu rồi hướng ra Tháp Rùa. Tại đây, cụ bị một thanh niên dùng lưỡi câu chùm tấn công.
Không biết lưỡi câu khi quăng đi có trúng cụ Rùa hay không, nhưng dây cước căng như dây đàn và đứt ngay sau đó. Đối tượng này sau đó đã bỏ chạy khi bị quay phim, chụp ảnh. Trong phần video được đăng tải, không rõ chi tiết cụ Rùa có bị tấn công không ngoài hình ảnh một thanh niên đang quấn đoạn dây cước đã bị đứt.
Theo PGS Hà Đình Đức, người được mệnh danh là nhà rùa học, sự việc cụ Rùa bị tấn công bởi những kẻ câu cá trộm đã diễn ra nhiều năm nay. Đây cũng không phải là lần đầu tiên cụ bị thương. Trên lưng và cổ cụ còn chi chít những vết thương khác do những kẻ vô ý thức gây ra. Lần giở lại tài liệu chép những lần trước đây cụ Rùa bị thương, PGS Đức cho biết.
“Ngày 1-1-1997, tôi gửi thư lên Thủ tướng Võ Văn Kiệt phản ánh về rùa bị thương và đề nghị cho kiểm tra lại những cọc đóng chung quanh chân Đảo Ngọc, cho nhổ bỏ hết những cọc lởm chởm trên hồ và triệt để cấm những kẻ câu cá trộm xung quanh hồ để rùa có thể bơi lội an toàn”.
Ngày 01- 4-1998, PGS Đức tiếp tục gửi thư lên Thủ tướng trình báo về rùa bị thương kèm theo hình ảnh do phóng viên Trần Mạnh Lân - Đài Truyền hình Việt Nam cung cấp ngày 23 - 4 năm đó. Hình ảnh cho thấy trên dọc cổ bên phải rùa bị sưng tấy, màu đỏ hồng trông như có vết cứa chéo có thể do các chướng ngại vật trong hồ, hoặc bọn câu trộm bằng lưỡi câu chùm gây nên.
Năm 2002, những hình ảnh cụ Rùa bị thương tiếp tục được cung cấp cho PGS Hà Đình Đức. Trên bức ảnh chụp vào ngày 25-11-2002, nhìn rõ vết sẹo to bên cổ cụ Rùa.
Hai bức ảnh khác chụp vào ngày 03-11-2005 và 08-11-2007, lại cho thấy lưng cụ chi chít vết thương. Trong các bức ảnh này, cụ đang nằm phơi nắng trên thảm cỏ bên chân Tháp Rùa. Phần mai trông rõ các vết lõm to (có thể là vết đập) và vết lõm nhỏ “có thể do lưỡi câu chùm” xé rách.
Xót xa thân phận cụ Rùa
Ngay sau khi được cung cấp những hình ảnh mới nhất về cụ Rùa bị dính lưỡi câu chùm trên mai, ngày 3-9-2010, chúng tôi tới gặp tổ bảo vệ an ninh trật tự Hồ Gươm. Một số nhân viên trong kíp trực cho hay chưa từng biết về việc này, cũng chưa chứng kiến cảnh cụ Rùa mắc câu bao giờ.
Cụ Rùa với lưỡi câu chùm trên lưng.
Khi chúng tôi hỏi “nếu bắt được kẻ câu cá trộm ở hồ Gươm sẽ xử lý như thế nào”, một nhân viên cho biết, ở đây có rất nhiều việc nên… không thể nắm hết được các vấn đề đó.
Được biết, tổ bảo vệ có 50 người, chia làm 3 kíp trực. Ngoài việc bảo vệ hồ Gươm, tổ bảo vệ còn kiêm trông coi, giữ gìn trật tự khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ.
Theo PGS Hà Đình Đức, nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay lập tức để bảo vệ cụ Rùa, e rằng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ vĩnh viễn mất đi một biểu tượng tâm linh, văn hóa.
“Trước hết, phải lấy được lưỡi câu khỏi mai cụ Rùa. Làm việc này không đơn giản. Chỉ còn cách đợi cụ bò lên phơi nắng trên Tháp Rùa rồi tiếp cận cụ. Nhưng ngay cả khi đó, chưa chắc đã tới gần được cụ. Nếu không lấy được lưỡi câu ra thì cụ sẽ phải mang theo nó đến lúc vướng vào đâu đó lưỡi câu xé rách mảng da đó ra…” - PGS Đức lo ngại.
Nhà rùa học cũng bày tỏ sự xót xa cho thân phận cụ Rùa hàng chục năm qua đã phải chống chọi với sự vô ý thức của rất nhiều người. “Trước đây mỗi khi phát hiện cụ Rùa bị thương, tôi đều gửi thư ngay tới lãnh đạo thành phố để báo cáo sự việc và đề nghị có biện pháp giải quyết. Nhưng đợt này thành phố còn bận lo tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nên…”.
Cơ quan chức năng có biết sự việc này hay không và phản ứng như thế nào nhằm bảo vệ cụ Rùa thiêng? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Mỹ Hằng
 
bo tay cac bo cau trom...
cu rua la` cu.chung' may day. bon cau trom ah.
xin loi moi nguoi vi may tinh nha em vietkey loi roi
 

ngoclap68

Member
khổ thân cụ rùa!thương tích đầy mình thế không biết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long có ngoi lên được không
 

Hoangminh

Member
Rùa tai đỏ đe dọa cụ Rùa Hồ Gươm

Rùa tai đỏ đe dọa cụ Rùa Hồ Gươm
Cập nhật lúc 07:43, Thứ Tư, 08/09/2010 (GMT+7)
,

Ngoài những mối đe dọa trực tiếp từ con người như vụ dính lưỡi câu chùm gây xôn xao dư luận gần đây, cụ Rùa Hồ Gươm còn đang bị đe dọa bởi rùa tai đỏ, loài vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.


TIN LIÊN QUAN
Dù kích thước của rùa tai đỏ nhỏ hơn nhiều so với kích thước của cụ Rùa Hồ Gươm, tuy nhiên loài động vật xâm hại nguy hiểm này lại đang thực sự trở thành mối nguy cơ đáng báo động đối với cụ Rùa.

Rùa tai đỏ tranh ăn với cụ Rùa


Trao đổi với phóng viên, PGS.TS sinh học Hà Đình Đức khẳng định: “Rùa tai đỏ chính là mối nguy cơ lớn đối với môi trường sinh thái của Hồ Gươm nói chung và nguồn thức ăn của cụ Rùa nói riêng”.
Rùa tai đỏ có phổ thức ăn rất rộng. Chúng có thể ăn bất kể thứ gì có ở nơi chúng sinh sống, từ các loài thực vật như: tảo, bèo tấm… cho đến động vật như: nòng nọc, cá nhỏ, côn trùng, giáp xác hai chân, và các loại thân mềm…

Rùa tai đỏ tại Hồ Gươm Do đó, ông Đức cảnh báo, chỉ dăm bảy chục năm nữa, loài rùa này có thể ăn hết tảo và làm mất màu xanh của Hồ Gươm, cũng như cạnh tranh khốc liệt thức ăn với cụ Rùa trong bối cảnh mực nước hồ tiếp tục cạn và nguồn thức ăn của các loài động vật sinh sống tại đây bị thu hẹp.

Theo thống kê của “nhà rùa học”, trong số các loài rùa có mặt tại Hồ Gươm hiện nay như ba ba, rùa cổ sọc, rùa ba gờ, rùa sa nhân, rùa vàng, rùa núi viền, rùa đất Tam Đảo… đông đảo nhất vẫn là loài rùa tai đỏ.
Phân tích về mức độ nguy hiểm của loài rùa này, PGS.TS Hà Đình Đức cho biết, rùa tai đỏ có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới của Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và nguồn tài nguyên Thiên nhiên (IUCN). Theo đó, "rùa tai đỏ là một loài vật nuôi thông dụng rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới và đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các loài rùa bản địa".
Ông Đức lấy ví dụ, từ thập niên 70 của thế kỷ trước, rùa tai đỏ đã được nhập vào châu Âu. Hơn ba triệu con đã được bán tại Pháp với giá 5 đôla/con. Tuy nhiên, nhiều người về sau không thích nuôi đã thả chúng ra các sông hồ, cống rãnh.
Rùa tai đỏ nhanh chóng sinh sôi nay nở và cạnh tranh quyết liệt với loài rùa đầm bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh vật thuỷ sinh trong vùng. Đến mức tháng 2-1990, châu Âu đã phải ra lệnh cấm nhập loài rùa này.
Trong khi đó tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của loài rùa tai đỏ vẫn chưa được đánh giá đúng mức.
Rùa "độc" tiếp tục xâm lấn Hồ Gươm

Mặc dù có nguồn gốc từ Bắc Mỹ nhưng lần đầu tiên, loài rùa lạ này được phát hiện ở Hồ Gươm vào năm 1997. Theo nhận định ban đầu, rùa tai đỏ đã được người dân nhập về Việt Nam để nuôi làm cảnh, và khi không nuôi nữa thì họ thả xuống Hồ Gươm. Từ đó đến nay, tại Hồ Gươm vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều rùa tai đỏ, do người dân thả phóng sinh.

Có thể dễ dàng tìm thấy rùa tai đỏ được bán tràn lan tại các cửa hàng cá cảnh. Không chỉ mua về để nuôi, rùa tai đỏ với màu sắc đẹp, kích cỡ nhỏ gọn, còn thường được người dân thả xuống Hồ Gươm cầu may vào các dịp lễ rằm, Tết mà không biết rằng hành động đó đã vô tình gieo mầm nguy hại cho cụ Rùa Hồ Gươm cũng như hệ sinh thái của hồ.
Mặc dù không xác định được chính xác số lượng rùa tai đỏ hiện đang xâm lấn Hồ Gươm, tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Đình Đức, do loài rùa này ăn khỏe, sinh sôi nhanh bên cạnh đó là việc người dân vẫn không ngừng thả rùa tai đỏ xuống hồ, nên hiện số lượng rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đã tăng lên rất nhiều.
Nhận thức được mối nguy hại của loài rùa tai đỏ, từ năm 2004, PGS.TS Hà Đình Đức đã có đề xuất về việc phải diệt loài xâm hại nguy hiểm này trước khi chúng gây ra những tác hại lâu dài. Tuy nhiên có vẻ như những cảnh báo của ông vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, khi mà thực tế là rùa tai đỏ vẫn cứ được nhập về Việt Nam cũng như được bày bán tràn lan trên thị trường trong suốt nhiều năm qua.
Và những mối nguy hại đối với cụ Rùa vẫn cứ tăng thêm mỗi ngày, tỉ lệ thuận với sự gia tăng không - ai - ngăn - cản của loài rùa tai đỏ đang nhởn nhơ xâm lấn Hồ Gươm.

(Theo NTNN)
 

Hoangminh

Member
Không gỡ lưỡi câu, cụ Rùa Hồ Gươm có thể chết

Không gỡ lưỡi câu, cụ Rùa Hồ Gươm có thể chết

Thứ Sáu, ngày 10/09/2010, 11:42
(Tin tuc 24h) - Thông tin cụ Rùa Hồ Gươm đang phải sống với một lưỡi câu chùm mắc ở lưng cùng nhiều vết thương khác khiến người dân rất quan tâm. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Tim McCormack, Giám đốc Chương trình bảo tồn rùa châu Á để đánh giá mức độ "nguy hiểm" đối với cụ Rùa.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày






- Ông nhận xét gì khi nhìn cụ Rùa Hồ Gươm đang bị thương do lưỡi câu chùm?
Đây là lần đầu tiên biết và nhìn thấy cụ Rùa bị dính lưỡi câu, nhưng tôi cũng không quá ngạc nhiên vì Trung tâm cũng có thời gian theo dõi về cụ khá nhiều. Tôi cũng biết rằng hoạt động câu cá diễn ra khá thường xuyên ở Hồ Gươm, việc cụ mắc lưỡi câu trở thành chuyện dễ hiểu.
Chúng tôi cũng từng thấy người dân sử dụng lưỡi câu chùm để bắt rùa tai đỏ làm cảnh, sau khi lớn lên, họ thả về hồ. Khi đó, nhiều người lại tiếp tục thả lưỡi câu để câu loài rùa này, dẫn đến khả năng cụ Rùa bị dính phải lưỡi câu là rất lớn, vì cụ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với rùa tai đỏ. Dù tôi không ngạc nhiên về vấn đề này, nhưng đây đúng là lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh cụ Rùa dính lưỡi câu như thế.
- Tính mạng của cụ Rùa đang bị đe dọa nghiêm trọng?
Có thể kể ra rất nhiều mối hiểm họa cho cụ Rùa ở Hồ Gươm. Đầu tiên là có quá nhiều sinh vật và nhiều hoạt động xung quanh Hồ Gươm; vấn đề ô nhiễm môi trường, xả thải cũng là mối họa. Hiện tại UBND TP Hà Nội đang cố gắng cải thiện môi trường nước là giải pháp tốt, nhưng đến nay không thấy tiến hành nạo vét nữa.
Như đã nói ở trên, người dân sử dụng lưỡi câu để câu cá, nhưng chẳng may con cá đó to và nuốt cả lưỡi câu. Nếu lưỡi câu tồn tại trong bụng con cá đó, cụ Rùa mà ăn phải thì càng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, vấn đề vứt túi nilon, vật chất khó phân hủy xuống dưới hồ, khi cụ Rùa ăn vào cũng là điều đáng lo ngại. Chúng ta từng thấy có trường hợp khi rùa chết, người ta mổ ra và có thấy túi nilon trong bụng không phân hủy. Từ đó, nên xem xét bảo vệ rùa Hồ Gươm và khu vực sinh cảnh bên ngoài nữa, vì đây là một trong 4 cá thể còn sống sót trên thế giới.

Cụ Rùa đang phải sống qua ngày với một lưỡi câu chùm mắc ở lưng cùng nhiều vết thương khác
- Theo ông điều cần thiết phải làm ngay lúc này là gì, trong tình trạng cụ Rùa bị thương?
Cụ Rùa thể hiện điều gì đó thiêng liêng, vì thế không phải ai cũng được đụng vào cụ. Ban đầu nên chụp thật nhiều ảnh và theo dõi. Tuy nhiên, nếu lưỡi câu đó không ra thì trường hợp xấu nhất là cụ sẽ chết. Vì thế, sẽ tính đến phương án phải "đụng" vào người cụ để lấy lưỡi câu. Nhưng cũng sẽ có nhiều rủi ro khi bắt cụ Rùa, thế nên làm được điều này cần sự ủng hộ của cơ quan chức năng rất cao; đồng thời có thể nhờ chuyên gia tư vấn quốc tế có nhiều kinh nghiệm về cá thể rùa mai mềm có kích cỡ tương đương rùa Hoàn Kiếm.
Tôi nghĩ nếu ở hồ ngoài chắc cụ bị bắt lâu rồi. Còn hồ Hoàn Kiếm thì không ai dám bắt vì cụ biểu tượng cho sự bí mật, thiêng liêng.
- Vậy ở Việt Nam, nên thực hiện biện pháp bảo vệ cụ Rùa như thế nào?
Nếu như ở hồ Hoàn Kiếm có đội bảo vệ là rất tốt. Quan trọng là việc thực thi pháp luật, quy định bảo vệ cụ Rùa, đề ra chế tài biện pháp nào đó như bắt gặp người dân đánh bắt hoặc câu cá trái phép sẽ phạt số tiền nhất định sẽ giảm hiện tượng ảnh hưởng không tốt đến cụ Rùa hồ Gươm.
Nếu đội bảo vệ, người thi hành không thực hiện đúng chức trách, như từng thấy nhiều về vấn đề bảo tồn ở các vườn quốc gia của Việt Nam, thì có thể tiến hành sa thải để thành viên khác tốt hơn, cũng là biện pháp bảo vệ cụ Rùa.
- Điều đó có nghĩa công tác bảo tồn động vật quý hiếm nói chung và cụ Rùa nói riêng còn chưa hợp lý?
Ở Việt Nam có quy định về bảo vệ chung cho loài rùa, sách đỏ Việt Nam có tới 16 loài, Nghị định 32 quy định về 7 loài, nhưng việc thực thi lại không tốt. Nếu không thực thi theo pháp luật thì tất cả viết ra chỉ nằm trên giấy tờ.
Một số điểm trong luật pháp cũng nên thay đổi. Hiện rùa Hoàn Kiếm chưa được liệt kê trong Nghị định 32 – Nghị định bảo vệ động vật hoang dã của Việt Nam. Giả sử nếu cụ Rùa nằm trong Nghị định 32 thì sẽ có nhiều biện pháp bảo tồn cụ Rùa và cá thể rùa khác ở Việt Nam. Sách Đỏ chỉ có ý nghĩa về bảo tồn chứ không có ý nghĩa trong thực thi pháp luật.
Không những vậy, cần thay đổi thái độ và nhận thức của một số người. Người ta chưa nhìn thấy giá trị mỹ thuật, thiêng liêng, tự nhiên mà chỉ nghĩ đến giá trị kinh tế, cố gắng làm sao để bắt và buôn bán mang lợi cho cá nhân.
Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, có thể đề xuất giải pháp, tạo cuộc thi để mọi người đưa ra ý tưởng đề xuất bảo vệ cụ Rùa, từ đó có nhiều biện pháp bảo vệ cụ Rùa hơn. Đến khi kỷ niệm 2000 năm Thăng Long - Hà Nội thì hay xem mọi người nói gì về lễ 1000 năm này, làm được gì để bảo vệ giá trị lịch sử này.
Trong lịch sử, Rùa có kích thước lớn, sống trong sông ao hồ phổ biến nên dễ làm thịt. Do đó cần có biện pháp ngay từ bây giờ nếu chưa quá muộn. Rùa Hoàn Kiếm đang bên bờ tuyệt chủng, cần tiến hành bảo vệ nếu không sẽ biến mất trong tương lai gần.
 

Hoangminh

Member
Phát hiện lưỡi câu chùm thứ hai trên lưng cụ Rùa

Phát hiện lưỡi câu chùm thứ hai trên lưng cụ Rùa
PGS.TS Hà Đình Đức sau khi xem kỹ các bức ảnh mới nhất chụp cụ Rùa Hồ Gươm lại phát hiện thêm một lưỡi câu chùm đang mắc trên lưng cụ.
>> Cụ rùa Hồ Gươm “dính” lưỡi câu chùm
Trong khi dư luận còn chưa hết xôn xao về việc cụ Rùa Hồ Gươm bị mắc trên lưng một lưỡi câu chùm thì PGS.TS sinh học Hà Đình Đức - người đã có nhiều năm nghiên cứu về Rùa Hồ Gươm - lại phát hiện thêm một lưỡi câu chùm nữa cũng đang mắc trên lưng cụ Rùa.

Chiều 15/9, khi xem kỹ những tấm ảnh chụp cụ Rùa Hồ Gươm mới rửa, ông Đức đã phát hiện lưỡi câu chùm thứ hai đang mắc trên lưng cụ Rùa ở gần vị trí lưỡi câu chùm đã được phát hiện trước đó.


Cụ Rùa Hồ Gươm với lưỡi câu chùm thứ hai mới được phát hiện

PGS.TS Hà Đình Đức đã chỉ cho phóng viên vị trí của lưỡi câu chùm thứ hai được phát hiện trong bức ảnh mới. Trong bức ảnh này, có thể nhìn thấy khá rõ hình dạng của một chiếc lưỡi câu chùm đang mắc ở phía mai bên trái của cụ Rùa.

Ông Đức cũng dùng cả những bức ảnh chụp cụ Rùa với lưỡi câu chùm bị phát hiện trước đó để so sánh, đối chiếu. Qua những bức ảnh này, có thể dễ dàng nhận thấy hai lưỡi câu chùm mà cụ Rùa đang bị mắc trên mai có vị trí tương đối gần nhau. Cùng nằm ở phía mai bên trái nhưng lưỡi câu chùm đầu tiên có vị trí gần cổ cụ Rùa, trong khi đó lưỡi câu chùm thứ hai nằm lùi về khoảng giữa thân cụ Rùa.

Lưỡi câu chùm gần cổ cụ Rùa Hồ Gươm được phát hiện trước đó

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, nếu không để ý kỹ có thể tưởng rằng hai lưỡi câu chùm này chỉ là một.

Nhận định về mức độ nguy hiểm của hai lưỡi câu chùm đang mắc trên mai cụ Rùa, ông Đức khẳng định, các lưỡi câu này không đe dọa đến tính mạng cụ Rùa. Tuy nhiên, trong lúc cụ Rùa di chuyển, nếu chẳng may lưỡi câu bị vướng vào đâu đó sẽ có thể làm xé tuột mất một mảng mai mềm của cụ.

“Vậy hiện nay ai là người chịu trách nhiệm bảo vệ cụ Rùa Hồ Gươm?” - phóng viên đặt câu hỏi. Và một lần nữa, câu khẳng định của PGS.TS Hà Đình Đức vẫn là: “Không có ai!”.

Theo Khánh Linh
Dân Việt
 
Top