• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Cọp xuất hiện trên rẫy ở Lâm Đồng

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Ngày 30.3, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, trong tuần qua người dân thôn 3, xã Tư Nghĩa, H.Cát Tiên (Lâm Đồng) trong lúc phát nương làm rẫy đã thấy 2 con cọp (một lớn, một nhỏ) xuất hiện ở đồi cỏ tranh.


Cọp mẹ và cọp con - Ảnh minh hoạ

Một số gia đình gần đó bị mất dê con nhưng chưa rõ nguyên do. Sau khi nhận được tin báo, Hạt Kiểm lâm huyện đã cử cán bộ đến khu vực cọp xuất hiện và ghi lại được nhiều hình dấu chân cọp. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang tăng cường theo dõi đồng thời cảnh báo người dân không đến vùng tiếp giáp rừng vào lúc chiều tối, không chăn thả gia súc tại khu vực cọp xuất hiện. Nếu thấy cọp chỉ được phép xua đuổi, nghiêm cấm việc đặt bẫy hoặc săn bắn.

Thanh nien
 

Lipschitz

Member
Lâu rồi trên NatGeo có phát hình về 1 con báo ở Ấn độ tuy đã cắn, làm hại bao người. Chính quyền phải thả thêm hươu, nai để nó bớt cắn người nhưng không ăn thua, cuối cùng bẫy được, đem thả nơi khác. Hy vọng VN cũng ứng xử ít ra được như vậy với 2 chú hổ này
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Vâng, nếu có biện pháp bảo vệ được mẹ con nhà hổ thì tốt vì theo ước tính, hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng suýt soát 200 con thôi. Hi vọng mẹ con nhà hổ an toàn mà không bị vào nồi cao của một số thợ săn trộm và thợ nấu cao. Chúc mẹ con nhà hổ may mắn:)
 

duc_NA

Member
Theo em thì chính quyền nên có biện pháp hợp lí để tránh xung đột xảy ra giữa người và hổ
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Theo người dân, hai con cọp, một lớn một nhỏ, khoảng một tuần nay thường xuất hiện gần khu dân cư thôn 3, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, vồ gia súc nuôi thả rông ăn thịt.


Khu vực rừng Nam Cát Tiên vẫn còn có cọp sinh sống. Ảnh minh họa: Vfej.vn

Nhiều hộ dân đã báo với Chi cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng rằng, họ bị mất dê, bò, lợn thả rông, đi tìm thì phát hiện những phần thịt rải rác các nơi. Xung quanh khu vực có nhiều dấu chân giống như chân cọp. Tuy chưa ai nhìn thấy cọp, nhưng căn cứ vào dấu chân để lại, người dân thôn 3 xác định có hai con, một lớn một nhỏ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Chiến, Phó chủ tịch UBND xã Tư Nghĩa cũng xác nhận, có nhiều tin báo của người dân về việc cọp xuất hiện. Đây là khu vực vùng sâu, xa trong rừng Nam Cát Tiên, nơi cư trú của đồng bào dân tộc thuộc chương trình tái định cư.

Theo ông Chiến, tập quán sản xuất của người dân ở đây còn lạc hậu, gia súc, gia cầm nuôi thường chăn thả rông nên dễ bị chết vì dịch bệnh hoặc làm mồi cho thú rừng. Sau khi nhận tin báo của dân, xã đã tổ chức đoàn kiểm tra sự xuất hiện của cọp, phát hiện một số dấu chân của thú rừng hoang dã khá giống dấu chân cọp, nhưng do những ngày vừa qua rừng Cát Tiên có mưa lớn nên các dấu chân đã bị nước mưa làm nhòa đi.

"Hiện chưa có cơ sở kết luận chắc chắn cọp về, người dân cũng không tận mắt chứng kiến gia súc bị cọp vồ, nhưng nếu là thực thì đây là lần đầu tiên hổ xuất hiện gần khu dân cư", ông Chiến nói.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên khẳng định, trong khu rừng rộng 72.000 ha này vẫn còn cọp sinh sống, tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay thống kê nào về số lượng, sinh sản... cũng như chưa ghi nhận trường hợp tấn công người hay gia súc.

Theo Ban giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, rừng nằm trong khu vực các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương. Vườn đang phối hợp với ngành kiểm lâm các tỉnh trên địa bàn tiến hành kiểm tra xác minh dấu vết cọp xuất hiện.

Chính quyền địa phương và ngành chức năng đã có khuyến cáo người dân không đến khu vực tiếp giáp rừng vào chiều tối, không chăn thả gia súc nơi nghi vấn cọp xuất hiện. Người dân khi phát hiện cọp cũng chỉ tìm cách xua đuổi, tuyệt đối không được đặt bẫy hay có hình thức săn bắn khác.

Cọp là động vật hoang dã nằm trong danh sách đỏ cần phải bảo tồn, cấm săn bắn.

Vnexpess
 
Top