Cảnh sát quốc tế họp về hổ tại Việt Nam Cập nhật lúc 14h06" , ngày 02/12/2010 -
(VnMedia) - Trong 2 ngày (2-3/12), tại Hà Nội, các chuyên gia quốc tế, trong đó có tổ chức Interpol đến thăm Việt Nam và thảo luận trong khuôn khổ chương trình tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ động thực vật hoang dã của Việt Nam, đặc biệt là loài hổ.
>>Cơ quan chức năng Thanh Hoá nấu cao hổ để… bán
>>Lãnh đạo 13 nước họp về bảo vệ hổ
Các tổ chức quốc tế như: Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), Ban Thư ký CITES quốc tế, Tổ chức Hải Quan Thế giới (WCO), Mạng lưới Thực thi Pháp luật về loài hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN), Cơ quan Quản lý Vườn quốc gia Nam Phi, Tổ chức TRAFFIC - Chương trình tiểu vùng Sông Mê Kông, Hiệp hội bảo tồn loài hoang dã thế giới (WCS) cùng gần 30 đại diện từ các cơ quan thực thi pháp luật cấp Trung ương và một số tỉnh giáp biên giới của Việt Nam sẽ họp thảo luận về những biện pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã qua biên giới và phòng chống các tội phạm quốc tếliên quan tới buôn bán loài hoang dã trái phép.
Chương trình diễn ra trong 2 ngày (2-3/12), tại Hà Nội.
Đây là cơ hội để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và quốc tế trao đổi về những khó khăn và giải pháp trong công cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu tăng cường các cơ chế hiện có nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã xuyên biên giới.
Hội thảo sẽ đặc biệt tập trung vào nạn buôn bán trái phép mẫu vật hổ. Năm 2010, loài mèo lớn này đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong Diễn đàn Bảo tồn Hổ Quốc tế tổ chức tại St. Petersburg, Liên bang Nga vào tuần trước.Tại diễn đàn này, đại diện từ các quốc gia có hổ, đã ký các cam kết nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ hổ, con mồi và sinh cảnh của chúng để đến năm hổ 2022 số hổ hoang dã trên thế giới sẽ tăng hơn 7.000 cá thể so với khoảng 3.200 cá thể hiện nay.
Mặc dù trong thời gian qua, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện nhiều nỗ lực thực thi pháp luật về kiểm soát tình trạng buôn bán trái phép các loài hoang dã ở cấp quốc gia, cấp vùng và toàn cầu, nhưng các hoạt động buôn bán trái phép này vẫn diễn ra ở nhiều nơi, tiếp tục đe dọa những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như hổ, tê giác và voi với các đường dây phức tạp, liên quan tới cả tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xuyên Châu lục từ Châu Phi tới Châu Á.
(VnMedia) - Trong 2 ngày (2-3/12), tại Hà Nội, các chuyên gia quốc tế, trong đó có tổ chức Interpol đến thăm Việt Nam và thảo luận trong khuôn khổ chương trình tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ động thực vật hoang dã của Việt Nam, đặc biệt là loài hổ.
>>Cơ quan chức năng Thanh Hoá nấu cao hổ để… bán
>>Lãnh đạo 13 nước họp về bảo vệ hổ
Các tổ chức quốc tế như: Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), Ban Thư ký CITES quốc tế, Tổ chức Hải Quan Thế giới (WCO), Mạng lưới Thực thi Pháp luật về loài hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN), Cơ quan Quản lý Vườn quốc gia Nam Phi, Tổ chức TRAFFIC - Chương trình tiểu vùng Sông Mê Kông, Hiệp hội bảo tồn loài hoang dã thế giới (WCS) cùng gần 30 đại diện từ các cơ quan thực thi pháp luật cấp Trung ương và một số tỉnh giáp biên giới của Việt Nam sẽ họp thảo luận về những biện pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã qua biên giới và phòng chống các tội phạm quốc tếliên quan tới buôn bán loài hoang dã trái phép.
Chương trình diễn ra trong 2 ngày (2-3/12), tại Hà Nội.
Đây là cơ hội để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và quốc tế trao đổi về những khó khăn và giải pháp trong công cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu tăng cường các cơ chế hiện có nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã xuyên biên giới.
Hội thảo sẽ đặc biệt tập trung vào nạn buôn bán trái phép mẫu vật hổ. Năm 2010, loài mèo lớn này đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong Diễn đàn Bảo tồn Hổ Quốc tế tổ chức tại St. Petersburg, Liên bang Nga vào tuần trước.Tại diễn đàn này, đại diện từ các quốc gia có hổ, đã ký các cam kết nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ hổ, con mồi và sinh cảnh của chúng để đến năm hổ 2022 số hổ hoang dã trên thế giới sẽ tăng hơn 7.000 cá thể so với khoảng 3.200 cá thể hiện nay.
Mặc dù trong thời gian qua, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện nhiều nỗ lực thực thi pháp luật về kiểm soát tình trạng buôn bán trái phép các loài hoang dã ở cấp quốc gia, cấp vùng và toàn cầu, nhưng các hoạt động buôn bán trái phép này vẫn diễn ra ở nhiều nơi, tiếp tục đe dọa những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như hổ, tê giác và voi với các đường dây phức tạp, liên quan tới cả tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xuyên Châu lục từ Châu Phi tới Châu Á.