• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Công bố hàng trăm loài mới ở Mekong

Hoangminh

Member
Công bố hàng trăm loài mới ở Mekong
Tắc kè đốm, ếch có răng nanh, dơi mũi ống là hai trong số 163 loài sinh vật mới được phát hiện tại khu vực sông Mekong.
Thằn lằn đốm ở đảo Cát Bà. Ảnh: AP.Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) cho biết, các nhà khoa học phát hiện 100 loài cây, 28 loài cá, 18 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư, hai loài động vật có vú và một loài chim trong lưu vực sông Mekong. Trước đó, trong giai đoạn 1997-2007, khoảng 1.000 loài mới đã được phát hiện tại đây.
“Sau hàng triệu năm tồn tại, cuối cùng những sinh vật này đã được chúng ta biết đến. Có lẽ Mekong còn rất nhiều loài khác đang chờ được phát hiện”, Stuart Chapman, Giám đốc chương trình Greater Mekong của WWF, phát biểu.
Các nhà nghiên cứu làm việc cho WWF cảnh báo rằng những tác động của biến đổi khí hậu – như tình trạng hạn hán và lũ lụt gia tăng – đang đe dọa môi trường sống của hệ động vật và thực vật trong lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, chúng còn phải đối mặt với nạn săn bắt, ô nhiễm môi trường và phá rừng.
Ếch có răng bắt cả chim để ăn. Ảnh: AP.Ếch có răng là một trong những động vật đáng chú ý nhất. Loài ếch này – được đặt tên là Limnonectes megastomias – thường rình mồi dọc theo các dòng suối. Chúng ăn cả chim và côn trùng. Các nhà khoa học tin rằng chúng dùng răng để đánh nhau với các con khác.
Một trong những loài khác thường nữa là tắc kè đốm (Goniurosaurus catbaensis) trên đảo Cát Bà, Việt Nam. Chúng có cặp mắt lớn, màu cam pha nâu giống như mắt mèo và những đốm trên cơ thể giống như loài báo.
Theo AP, nhóm nghiên cứu còn phát hiện dơi mũi ống ở vùng đông nam Việt Nam, chim hét cao cẳng Nonggang (thích đi hơn bay) trong rừng nhiệt đới ở biên giới Việt – Trung.
Minh Long
 

Hoangminh

Member
Biến đổi khí hậu đe dọa khu vực sông Mekong

Biến đổi khí hậu đe dọa khu vực sông Mekong

Cập nhật lúc 03:40, Thứ Ba, 29/09/2009 (GMT+7)
,

Khu vực sông Mekong được coi là một trong những vùng đa dạng sinh học cuối cùng của hành tinh, bao gồm 5 nước Đông Nam Á và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nếu sự biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, thì như cảnh báo của WWF, 163 loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Nhóm bảo vệ động vật hoang dã thuộc WWF tuần qua vừa cho biết hiện tượng thay đổi khí hậu đang đe doạ 163 loài quý hiếm mới được phát hiện năm ngoái tại khu vực sông Mekong.

Những vụ hạn hán và lụt lội thường xuyên cộng với triều cường đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với các loài trong khu vực mà WWF trong bản thông báo của mình mô tả là “một trong những vùng đa dạng sinh học cuối cùng của thế giới”. Khu vực này bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.



Nhện thợ săn, sao la, tắc kè da báo - những loài vật đặc hữu ở khu vực sông Mekong

Ông Geoffrey Blate, điều phối viên về biến đổi khí hậu khu vực của WWF cho biết: "Các dự báo về khu vực sông Mekong đã chỉ ra rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang làm hệ sinh thái ở đây bị huỷ hoại một cách khủng khiếp”.

"Các loài bị nguy cơ lớn nhất là loài kém thích nghi nhất về khía cạnh sinh lý học trước sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa. Chúng bị dồn vào những vùng sinh sống ngày càng hẹp lại”.

Trong số những loài quý hiếm dễ bị tổn thương nhất mà bản thông báo của WWF đưa ra là những loài chim chỉ biết đi chứ không biết bay, loài ếch nhái có răng độc và tắc kè da báo mắt màu da cam.

Theo WWF, nơi cư trú và có thực phẩm cần thiết cho cuộc sống của những loài này ngày càng bị thu nhỏ và tình trạng đó đang bị xấu đi khi khí hậu thay đổi. Những loài không có khả năng thích nghi chỉ còn một con đường duy nhất là bị tuyệt chủng hàng loạt.

Với địa hình và khí hậu đa dạng, khu vực sông Mekong là nơi sinh sống của trên 320 triệu dân và nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu như loài hươu nhỏ gọi là sao la và loài nhện thợ săn (huntsman spider) có sải chân dài đến 30 cm.
  • Tuấn Hà (Theo Reuters)
 
Top