• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Côn trùng cắn, đốt mèo- hãy thận trọng !

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Côn trùng cắn, đốt mèo- hãy thận trọng !


Thông thường chủ mèo rất chú ý phòng trừ, diệt ve rận trên cơ thể mèo, bài viết này đề cập tới tai nạn do các loại côn trùng ở ngoại cảnh: ong, ong vò vẽ, bọ xít, nhện độc, bọ cạp...cắn, đốt mèo cũng có thể gây nguy hiểm.

Nuôi mèo không thể không cho chúng tiếp xúc với ngoại cảnh, ngay cả khi nuôi ở các căn hộ chung cư vẫn có khả năng mèo bị côn trùng cắn đốt do bản tính chơi đùa, nghịch ngơm, đặc biệt săn vồ những vật thể biết...bay !

1. Làm sao để nhận biết mèo bị côn trùng cắn đốt?


Thường các vết cắn xảy ra ở vùng mặt, quanh miệng. Bỗng dưng có sưng nổi rất nhanh, phù nề, ngứa ngáy. Nếu quang vùng miệng có thể đau mèo không nuốt được, ứa chảy nước dãi từ miệng. Bỏ ăn do đau, khó nuốt.

Sau 4-6 giờ mèo có phản ứng sốt, dị ứng ngứa ngáy. Mèo không bị nôn như một số bệnh khác.




Bọ xít ( stink bug ) tiết chất cay, mùi hôi. Mèo ăn, nhai phải, bị đốt có thể gây dị ứng.



2. Điều trị ra sao?

Cần thông báo ngay với bác sỹ thú y trực tiếp thăm khám, chỉ định điều trị.
Dùng các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin, kháng sinh chống viêm, an thần, truyền bù dịch nếu có dấu hiệu mất nước. Hộ lý tại chỗ, lau rửa, sát trùng vết thương nếu có nhiễm trùng.

3. Phòng tránh?

Quản lý mèo không tiếp xúc với côn trùng. Có thể gieo trồng cỏ trong khuôn viên căn hộ để mèo ăn. Tạo các đồ chơi chuyển động để mèo thích chơi, không tìm vật lạ để săn bắt.



 

Cubin

Member
Cháu nghe kể gần đây mới xuất hiện loài nhện độc, nếu bị chúng cắn sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy, sau đó vết sưng ấy sẽ xuất hiện lỗ rò, vùng da xung quanh vết thương và vết thương sẽ bị hoại tử một cách nhanh chóng gây ra vết loét rộng miệng và rất sâu, dẫn đến phải khoét đi vùng da ấy.Cháu không biết rõ tên của nó, Bác sĩ có thể cho cháu biết đấy là loại nhện nào được không ạ ? Và nếu có được hình ảnh thì càng tốt ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cháu nghe kể gần đây mới xuất hiện loài nhện độc, nếu bị chúng cắn sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy, sau đó vết sưng ấy sẽ xuất hiện lỗ rò, vùng da xung quanh vết thương và vết thương sẽ bị hoại tử một cách nhanh chóng gây ra vết loét rộng miệng và rất sâu, dẫn đến phải khoét đi vùng da ấy.Cháu không biết rõ tên của nó, Bác sĩ có thể cho cháu biết đấy là loại nhện nào được không ạ ? Và nếu có được hình ảnh thì càng tốt ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!.
Có thể là những con này Cubin à:




Bảng phân loại Nhện và mức độ gây độc của Hoa-kỳ. ( khung màu đỏ là cực độc- nếu bị cắn phải được cấp cứu ngay).





Các vết cắn của nhện độc gây hoại tử tế bào trên da người.( Xem chi tiết ở đây).

Nếu cắn đốt mèo chắc cũng gây nguy hiểm.
 

Mintha

Member
Cám ơn BSGV, trước giờ em nuôi mèo nghĩ là đã cẩn thận từng li từng tí, vậy mà vẫn quên trường hợp này, không ngờ nó có thể gây nguy hiểm đến vậy :)
 

Phu Dung

Moderator
Hồi trưứoc mèo nhà mình đã có đứa vị ong, tò vò đốt vều cả mặt lên. Lũ mèo hay chộp, vồ những con chuyển động; thế là vồ phải mấy con tò vò đang trát tổ hay mấy con ong nghệ, ong bầu bay lạc. Vậy là dính đòn thôi. Được cái bây giờ trong thành phố, rết, nhện, ong, tò vò hiếm thấy, chỉ sợ ở nông thôn thôi.

Nhà bên cạnh mình trước đây có con chó bị nhện cắn, vết cắn bé tí, hơi sưng. Chủ nó nghĩ không có vấn đề gì, sau đó nó phá ra một miệng nhỏ, con chó đi lại có khó khăn nhưng cũng không thấy có gì tệ. Ít lâu sau thấy chân con chó như liệt đi, người rộc hẳn cô ấy mới mời thú y đến. BS rạch vết thương ra mới thấy bên trong cái miệng vết thương nhỏ xíu là vết hoại tử ăn gần ruỗng hết phần chân của nó, rạch dọc vết thương lấy ra cả bát mủ máu nhưng nó vẫn không lành lại được dù có dùng kháng sinh. Không lâu sau con chó chết vì kiệt sức.

Thế nên nghe nói đến côn trùng là mình ngại lắm. Khi các bạn thấy chúng nó chộp, vồ cái gì nhớ để nửa con mắt ngó thử là cái gì nhé! Nếu vớ phải ong, kiến cánh, nhện, rết, rắn, cóc ... thì toi.
 

Cubin

Member
Sau khi nhận được comments của bác sĩ , cháu có lên google search về loài nhện này, và phát hiện hình như chúng chỉ xuất hiện ở nước ngoài chứ không xuất hiện ở Vn. Nhưng theo như cháu được biết, thì có một số trường hợp chó, mèo ở Vn đã bị loài nhện này tấn công. Giờ Vn mở cửa các dịch vụ du lịch cho khách nước ngoài vào tham quan, nên rất có thể nhện đã bò vào vali hành lý của những người khách ấy, vô tình dẫn đến việc chúng được đi "du lịch" sang nước ta. Nguy hiểm nhất là Nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse Spider) và Góa phụ đen (Black Widow Spider). Đặc biệt Nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse Spider) có hình dáng khá giống với nhện nhà, nhưng thân mình trong hơn, các bạn nên lưu ý điểm này để có thể nhận biết nếu gặp phải chúng. Bởi chúng không những gây nguy hiểm cho pet, mà còn là động vật gây nguy hiểm cho con người nữa.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Nguy hiểm nhất là Nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse Spider) và Góa phụ đen (Black Widow Spider). Đặc biệt Nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse Spider) có hình dáng khá giống với nhện nhà, nhưng thân mình trong hơn, các bạn nên lưu ý điểm này để có thể nhận biết nếu gặp phải chúng. Bởi chúng không những gây nguy hiểm cho pet, mà còn là động vật gây nguy hiểm cho con người nữa.
Cubin chuyển sang tiếng Việt rất hay: Nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse Spider) và Góa phụ đen (Black Widow Spider). Có lẽ bạn là người đầu tiên dùng từ Tiếng Việt gọi 2 loại nhện độc này. Nếu như sau này ta quen dùng thì cũng lần đầu tiên xuất hiện trên Vietpet.

Đúng như bạn nói, tuy chưa thấy ở Việt nam, nhưng nếu không có kiểm dịch tốt tại các cửa khầu, sớm muộn bọn nhện độc này cũng vào tựa như ốc bươu vàng xâm nhập từ nước ngoài tràn ngập gây hiểm hoạ trên đồng ruộng Việt nam.






Nhện nâu ẩn dật (Brown Recluse Spider)- và nơi chúng hoành hành nguy hiểm nhất ở Hoa-Kỳ.





Góa phụ đen (Black Widow Spider)

 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Liệu Bọ xít hút máu người có cắn đốt mèo?

Liệu Bọ xít hút máu người có cắn đốt mèo?

Tuy các thông tin gần đây xôn xao về Bọ xít hút máu người không gây nguy hiểm, truyền bệnh cho người, nhưng các chủ mèo nên thận trọng vì mèo cũng có thể là mục tiêu cắn đốt.




Loài bọ xít hút máu người được tìm thấy tại Hà Nội. Ảnh: P.N.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thêm một số hình ảnh côn trùng có thể cắn đốt mèo gây nguy hiểm:

Kiến lửa:



Sâu róm:



Bọ cạp :



Rết :





 
Top