• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Cách phòng và trị mò cho bồ câu?

nglong

Member
Thưa các bậc tiền bối!
Hnay vô tình mình phát hiện các chiến binh bị mò tấn công khá dữ - mình muốn biết các căn cứ khác phòng và chống mò ntn? Nhìn các em gãi cả ngày xót quá.bị
(da các em bị nổi các nốt hơi vàng - đặc biệt nhiều ở chim non)
Căn cứ nhà mình đc phun thuốc chống muỗi 3 tháng lần, mình phun cả lên rơm lót ổ luôn.
 
Bồ câu thì mình thấy ít bị mò, từ lúc nuôi đến giờ chẳng thấy mò gì cả. Hồi xưa nuôi gà thì thấy có mò thiệt, nó thành từng đám ở lông chân, mình hay chui lên xem gà nở hay chưa nên đôi khi bị mò dính vào người. Mà con mò này lại khoái vùng da mềm mềm ở hai hòn bi nên bị mò cắn coi như suôt ngày mò và gãi ngay chỗ đó, có lẽ vì thế mà người ta gọi đó là con mò.
Con mò có màu đỏ, bé xíu như đầu kim, cắn thì làm mình ngứa, chỉ việc bôi một ít vôi là nó chết và hết ngứa luôn.

Mình đề xuất như sau:

Tổ chim phải thay thường xuyên. Thường thì chim con đủ lông là mình bắt ra thay ổ khác hoặc thay đồ lót trong ổ chim nhằm tránh rận, mạt và mò.
Những con chim bị mò có thể phun thuốc hoặc bôi nước vô vào vệt mò, đám mò để nó chết.
Nên cho chim bố mẹ tắm nước thường xuyên, có pha muối và thuốc sát khuẩn (loại không gây độc hại cho chim. Có loại còn pha vào nước uống để sát khuẩn nước uống)

Đó là một số ý do mình suy nghĩ ra thôi, ai có ý kiến hay hơn thì lên tiếng giúp đỡ nha.
 

nglong

Member
Bồ câu thì mình thấy ít bị mò, từ lúc nuôi đến giờ chẳng thấy mò gì cả. Hồi xưa nuôi gà thì thấy có mò thiệt, nó thành từng đám ở lông chân, mình hay chui lên xem gà nở hay chưa nên đôi khi bị mò dính vào người. Mà con mò này lại khoái vùng da mềm mềm ở hai hòn bi nên bị mò cắn coi như suôt ngày mò và gãi ngay chỗ đó, có lẽ vì thế mà người ta gọi đó là con mò.
Con mò có màu đỏ, bé xíu như đầu kim, cắn thì làm mình ngứa, chỉ việc bôi một ít vôi là nó chết và hết ngứa luôn.

Mình đề xuất như sau:

Tổ chim phải thay thường xuyên. Thường thì chim con đủ lông là mình bắt ra thay ổ khác hoặc thay đồ lót trong ổ chim nhằm tránh rận, mạt và mò.
Những con chim bị mò có thể phun thuốc hoặc bôi nước vô vào vệt mò, đám mò để nó chết.
Nên cho chim bố mẹ tắm nước thường xuyên, có pha muối và thuốc sát khuẩn (loại không gây độc hại cho chim. Có loại còn pha vào nước uống để sát khuẩn nước uống)

Đó là một số ý do mình suy nghĩ ra thôi, ai có ý kiến hay hơn thì lên tiếng giúp đỡ nha.
Cảm ơn bạn nhiều!
Mình muốn hỏi thêm chút như sau:
- Việc cho chim tắm nc pha muối mình băn khoăn tỷ lệ bạn à, pha bao nhiêu g/lit thì hợp lý?
- Thuốc sát khuẩn nên dùng thuốc gì?
 
Thuốc sát khuẩn thì dùng nhiều loại lắm, bữa lên căn cứ của bocaungocdien thấy dùng loại gì đó hay lắm, phun không sợ chim bị ngộ độc.

Nước pha muối thì mình cho vô một ít, nhạt lắm, giống như nước muối để rửa mắt cho người có lẽ là vừa. :D
 

nglong

Member
Hiện mình đã dùng thuốc Fendoza phun vô chuồng để tiêu diệt muỗi, kiến ...ỏ thì 5 ngày thay rơm 1 lần. Giờ cần thêm thuốc sát khuẩn nữa là tạm yên tâm.

Nuốt trên mình chim con mình nghi là mo to bằng hạt đậu đen có mầu vàng. Mấy em chim nhỏ em nào cũng có vài nốt - ko hiểu có phải mò ko nữa nhưng thấy các em có vẻ ngứa ngáy lắm.

Thêm chút: Hnay ngồi trong chuồng ngắm các em phát hiện có em ỉa ra phân tuyền nước; ko hiểu có phải bị đi ngoài ko các bạn? nếu bị có thể cho uống thuốc gì đc
 
Top