• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Các tài liệu tham khảo cổ về CPQ

BUBBA

Super *********
Tài liệu của Robert Leighton, xuất bản 1907:
Được anh bạn tặng cuốn sách về các giống chó của Robert Leighton, trong đó có đoạn mô tả về chó Phú Quốc chúng ta, bubba xin được giới thiệu đến mọi người. Do chưa có điều kiện dịch ra, xin mọi người xem tạm bản tiếng ANh.

 

dthong

New Member
cám ơn bạn đã post lên 1 hình ảnh rất quí . Cuốn sách đó hình như được xuất bản từ năm 1907 lận . Như vậy chúng ta có hình ảnh của 1 con chó PQ cách đây hơn 1 thế kỷ .
 

BUBBA

Super *********
Tài liệu của ngài Count Henry van Bylandt (Compte Henri de Bylandt; H.A. graff van Bylandt)






Phần lược dịch từ bản tiếng Pháp của Vietpet:

Chó săn Phú Quốc.

Hình dạng tổng thể: hình dạng của một con chó săn, nhưng có đầu và đường nét nặng nề hơn.

Đầu: khá dài; sọ hơi gồ; da có nếp nhăn; mõm khá lớn, chiếm phân nửa tổng chiều dài của đầu.

Mắt: màu hung, ánh lên vẻ hoang dã.

Mũi: Đen: lỗ mũi hơi rộng.

Quai hàm: khoẻ và dài; môi đen, lưỡi đen; hàm răng phát triển rất tốt và cắn rất khít.

Tai: thẳng, hình dáng giống như vỏ ốc lật ngược, dựng đứng, nhưng không nhọn lắm; mặt trong của tai ít lông.

Cổ: rất dài và mềm mại, rộng dần ra về phía vai.

Vai: xiên.

Bụng: rất thon.

Vùng thắt lưng: rộng và khoẻ.

Đùi: rất cơ bắp.

Cẳng chân: dài, thẳng và gầy; khoeo khá thẳng.

Bàn chân: duỗi ra; ngón ít cong; đế chân cứng.

Đuôi: rất linh hoạt và ngắn, cong tròn lên lưng, chót đuôi gần như chạm vào lưng.

Lông (*): rất ngắn và mọc rậm trên khắp cơ thể; ở giữa lưng, từ vùng thắt lưng đến vai, lông mọc ngược thành một dải dài, hướng về phía đầu, dài hơn, cứng hơn so với phần lông còn lại

Màu: vàng hung với phần mặt màu đen; chỗ có dãy lông mọc ngược hơi sậm màu hơn phần còn lại của cơ thể.

Chiều cao: từ đất lên u vai: khoảng 55 cm.

Cân nặng: khoảng 18 kg.


(*) Chú thích của tác giả: khi làm giám khảo chấm cho giống chó này tại Anvers, hướng mọc ngược rất lạ thường của dải lông trên lưng đã làm tôi chú ý; tôi chưa thấy có một giống chó nào khác lại có lông mọc như vậy.



Bản mô tả bằng tiếng Anh và tiếng Đức:




Giới thiệu về tác giả:

Henry van Bylandt (Compte Henri de Bylandt; H.A. graff van Bylandt, 1860-1943) là một nhà quý tộc người Hà Lan. Ông chuyển đến sinh sống ở Bỉ vào cuối những năm 1890. Là một trong những nhà giám khảo chó quốc tế đầu tiên và lỗi lạc nhất, Henry van Bylandt được coi là “cha đẻ” của rất nhiều các bảng tiêu chuẩn giống chó khác nhau trên thế giới.


Henry van Bylandt đã từng là Chủ Tịch hiệp hội chó giống đầu tiên của Hà Lan (vào khoảng những năm 1880), và để giúp cho hiệp hội có tài liệu tiêu chuẩn về các giống chó, ông đã viết nhiều cuốn sách về loài chó:

Cuốn sách Raspuntenboek van de meest bekende hondenrassen-- Standard Book of the best known Dog Breeds-- (Maarssen: Cynophilia, 1894), gồm 404 trang, 400 hình minh họa, và bảng tiêu chuẩn của hơn 100 giống chó, được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Hà Lan bởi Hiệp Hội Chó Giống Hà Lan “Cynophilia” năm 1894 và được biết đến như là “Cuốn sách tiêu chuẩn của các giống chó thuần chủng”


Do nhu cầu rất lớn của cộng đồng nói tiếng Pháp, cuốn sách được tái bản lần thứ nhất bằng tiếng Pháp tại Brussels năm 1897 với rất nhiều bổ sung. Les Races de Chiens gồm 1160 trang, 300 giống chó, 1392 hình minh họa với hình vẽ 2064 con chó.


Sau đó, do nhu cầu lớn của cộng đồng nói tiếng Anh, cuốn sách lại được tái bản lần thứ 2 tại London năm 1904 dưới cái tên “Dogs of all Nations: their varieties, characteristics, points, etc.” bao gồm 2 tập:
Tập 1: Sporting Dogs gồm 789 trang.
Tập 2: Terriers and non-sporting dogs gồm 798 trang
Cuốn sách được in bằng 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan gồm 2300 hình minh họa với 4100 chú chó.
 

BUBBA

Super *********
Le Chien (tạm dịch là “Con chó”) của giáo sư Paul Dechambre xuất bản tại Paris, NXB La Maison Rustique, 1946.


Chó ở Đông Dương có thể được xếp thành ba giống, giống chó Lào, giống chó Mèo, giống chó thông thường, thêm vào đó là giống chó Phú Quốc.


Giống chó Lào to con (cao từ 0 m.65, 0 m.67, nặng từ 40 tới 45 kg), có màu vàng hung. Giống chó Mèo cao từ 50 đến 65 cm và nặng từ 17 đến 20 kg. Chúng có tai nhỏ, nhọn và vểnh; lông thường có màu vàng, cũng có khi có màu lông sói có ánh hung đỏ, hay màu trắng hoặc đen; lông không dài lắm, đuôi có lông xù, cuốn tròn lên.


Giống chó thông thường thì lông cũng không dài lắm, có nhiều màu khác nhau nhưng thường có màu vàng hung; màu đen, vện và vá ít thấy hơn.


Nhật Bản có một giống chó gần giống với chó của Trung Quốc và Đông Dương vì mặt có dạng nhọn, tai hình tam giác và vểnh. Giống chó này được sử dụng trong việc đi săn.



Con chó của Đảo Phú Quốc.

Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Xiêm la. Những con chó sống tại đây có hai đặc điểm làm cho chúng khác biệt với các giống chó cổ đại cùng loại mà việc sống cách ly trên đảo cùng với sự sống tách biệt của dân cư ở đảo đã giúp cho những đặc điểm này được định hình: những con chó này có những nếp nhăn theo chiều dọc ở trán và có một dải lông mọc ngược ở giữa lưng.


Lông của chúng màu vàng hung; lông sát; đuôi cụp xuống và lông đuôi ít tua. Chúng ít sủa và tiếng sủa ngắn.


Những con chó này rất giống chó Dingo Châu Úc. Vài cá thể đã được mang về Paris và được trưng bày trong nhiều năm ở vườn thú thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nơi mà chúng tôi đã có dịp quan sát chúng. Sự mô tả đầy đủ nhất đã được ông Oustalet thực hiện vào năm 1891.


Paul Dechambre (1868-1935) là giáo sư Khoa Chăn Nuôi, trường Nông Nghiệp Quốc Gia Grignon và trường Thú Y Alfort (Pháp).
Cuốn sách Le Chien của ông được xuất bản năm 1921, con trai của ông là Edmond Dechambre đã cho tái bản lại cuốn sách này vào năm 1946
 

BUBBA

Super *********
Bài báo đầu tiên về Chó Phú Quốc năm 1891, E. Oustalet

Ngày 11/2/2006, một người bạn Pháp của Vietpet, Philippe Touret đã gửi bài lên diễn đàn, với hình chụp 3 trang báo La Nature, ra ngày 21/11/1891. Bài LES CHIENS DE L'ILE PHU-QUOC được cho là một trong số các bài báo đầu tiên viết về chó Phú Quốc. Đó là một nguồn tài liệu bổ sung rất quý giá cho cuộc vận động bảo tồn giống chó quý của Việt Nam






Chúng ta hết sức cảm ơn người bạn Pháp này, và mong rằng sẽ có dịp được nhận thêm nhiều tài liệu quý báu khác từ các bạn bè khắp nơi trên thế giới có chung một niềm quan tâm đến giống chó quý của chúng ta.

Dưới đây, chúng tôi xin đăng nguyên văn bản dịch bài báo trên do thành viên dimyha gửi lên diễn đàn Vietpet. Xin bạn đọc lượng thứ nếu như bản dịch này có thể chưa hoàn toàn sát nghĩa với nguyên bản tiếng Pháp của bài báo.

NHỮNG CHÚ CHÓ TỪ ĐẢO PHÚ QUỐC ở Vườn Thực Vật Paris​

(Tác giả E. Oustalet)

Người dịch: Như Ý



Đảo Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngôi Vua, nằm trong Vịnh Thái Lan, hầu như đối mặt với Hà Tiên - một tỉnh bờ biển phía tây của Đông Dương, gần ranh giới giữa Cam-pu-chia và Nam phần Việt Nam. Đảo trải dài từ nam đến bắc trên chiều dài khoảng 50 km, địa hình gồ ghề mà điểm cao nhất là núi Bay-doc ở mức 603m. Từ vài năm qua, một Sở Pháp được thiết lập ở đảo đây, thế nhưng chúng ta vẫn chỉ mới nắm được những hiểu biết sơ sài về thực vật của vùng đất lân cận lục địa này và về các loài vật, có thể khá đông mà đảo chất chứa. Tuy nhiên hôm nay chúng ta biết rằng, đảo Phú Quốc nuôi dưỡng một giống chó hoang dã hoặc đúng hơn là những chú chó màu hung mạnh mẽ phi thường. F. Doceul - Quan Cai trị Công Vụ bản xứ Nam Kỳ, vừa qua đã tặng cho Viện Bảo tàng 3 chú chó đẹp làm mẫu: hai đực, một cái. Những chú chó này kích thước trung bình, nhỏ hơn một chút so với Chó săn thường và lớn hơn một chút so với Chó Anh Fox-Terrier, loại chó mà chó Phú Quốc trông giống bởi dáng dong dỏng, đầu thon, lông gần như trụi nhẵn; thế nhưng chó PQ lại khác hẳn chủ yếu bởi hai tai dựng đứng và không hề cụp xuống. Màu sắc của chúng thay đổi từ hung hung đến nâu đỏ, bộ lông của chó cái nhạt hơn nhiều so với bộ lông chó đực, những sắc thái màu mà ta không tìm thấy ở nơi khác; và do vậy, con đực có vẻ mạnh mẽ hơn con cái, dù người ta đã quả quyết với tôi rằng chúng được sanh cùng một lứa. Ở một trong hai con đực, con mạnh mẽ nhất, bộ lông là một màu nâu đỏ, trở nhạt hơn về những phần dưới của cơ thể và hai bên cổ và chuyển sang màu đen đen ở mõm; giữa trán và hai mắt, ta thấy nhiều lằn sậm hơi toả ra về phía bên trên, chúng gợi nhớ những đường sọc và nếp da mà ta nhìn thấy ở trán của vài chú chó nhà và ở vài con chó Bull-Terrier khác. Mặt khác, theo chiều dài của xương sống, giữa bướu vai và lưng, có một dải lông sậm màu trải dài, đám lông có vẻ hơi rậm bờm xờm và thậm chí chởm ngược. Dải lông có một cách tự nhiên, thấy rõ ràng hơn ở con chó đực có lông màu nâu nhạt và rõ nhất ở con cái lông màu hung hung vàng. Tôi không tìm thấy sự tương tự này ở bất kỳ loại chó nhà nào của chúng ta và tôi chỉ có thể cho rằng có một sự liên quan xa vời giữa dải lông sậm màu này với đường sọc màu tối; ngoài ra, dải lông kéo dài hơn nhiều và ít ngắt đoạn hơn, từ đầu đến đuôi theo giữa sống lưng ở các con chó có bộ lông đen lấm tấm trắng. Có thể đây là một tính chất dị biệt, một đặc tính mà chó Phú Quốc đã thừa hưởng từ tổ tiên của chúng, cũng giống như những đốm lông sáng ở bên trên mắt của giống chó Épagueul của chúng ta hoặc như ngón chân thứ năm non nớt " móng vuốt chó sói ", điều mà ta quan sát thấy không chỉ ở những chân trước mà ở những chân sau của nhiều chó nhà. Trong mọi trường hợp, ta có thể thừa nhận rằng ở một vài chú chó Canidé hoang dã, vùng giữa lưng màu sắc sậm hơn nhiều so với phần còn lại của thân thể: điều này cũng thấy ở Sói Bờm Ngựa (hay Sói Lông Đỏ) ở những vùng thảo nguyên Nam Mỹ, lông dài hơn một chút như bờm ngựa trên gáy và giữa hai vai lông có màu hơi đen; còn thấy ở Sói Ấn với bộ lông đỏ nâu hoặc vàng hung với những lốm đốm đen trên xương sống; còn thấy ở Sói Nhật, lông từ vai nhuộm một màu đen bóng cho đến phần cuối thân và làm thành mảng đen trên sắc màu xám của phần còn lại của bộ lông. Ta nói cách khác rằng "đường vằn vện của Lừa" hiện hữu một phần ở những con Équidé hoang dã lại được thấy ở vài con ngựa nhà có bộ lông nhạt.

Lỗ tai dựng đứng ở chó Phú Quốc trông tương tự như ở chó Canidé hoang dã; chúng hơi tròn tròn ở chóp và quay hướng về phía trước; cái mõm khá thanh, bốn chân mạnh mẽ với phần cẳng dưới duyên dáng, đuôi dài vừa phải, có lông nhiều và dài hơn một chút so với lông của thân, đôi lúc cụp nhẹ, đôi lúc hơi dựng ngược về phía trên lưng và uốn cong ở phía cuối đuôi. Chính đặc tính này làm tôi nghĩ rằng chó Phú Quốc là giống chó màu hung, hoặc rằng nếu tổ tiên của chúng dù chưa từng bị giam cầm bao giờ, ở chúng cũng có vài sự pha giống với chó nhà. Linné đánh giá sự uốn cong của đuôi về phía trái như là một dấu hiệu dễ phân biệt và đặc trưng của chó nhà. Điều này đã không hoàn hoàn chính xác vì chỉ cần quan sát số đông chó nhà từ nhiều giống khác nhau để chứng minh điều đầu tiên rằng tất cả chúng không có đuôi uốn cong về phía trái, nhiều con trong số chúng có đuôi cong về phía phải, tương quan với trục của thân; điều tiếp theo, ở vài con đáng chú ý trong số chó berger có đuôi khá cụp với phần cuối đuôi chỉ hơi uốn cong. Không thiếu sự thật rằng trường hợp vừa rồi là sự ngoại lệ trong số chó nhà, trong khi ở những con chó hoang, lông đuôi luôn luôn rậm rạp hoặc thưa, lủng lẳng mềm mại thường lệ phía sau thân và chỉ dựng đứng trong lúc chạy hoặc bị kích động, tuy nhiên nó không tự uốn cong bao giờ, giống như ở chó Spitz của chúng ta. Đặc tính này đã được nắm bắt lấy hoàn toàn bởi người Ai-cập cổ, mà đại diện trong những tác phẩm nghệ thuật của họ là vài chú chó thời bấy giờ, họ đã cho chúng một cái đuôi uốn cong thật mạnh, đồng thời với việc tròng quanh cổ chúng một vòng đai, dấu hiệu của chó nhà. Thỉnh thoảng ta đã thấy ở Châu Âu, những chú chó Dingo có đuôi mảnh khảnh, uốn cong nhẹ, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, giống chó này không phải là loại thuần chủng và chúng là kết quả của sự pha giống giữa chó hoang Úc và chó berger Scottland.

Do tôi nói về chó Dingo, không nên bỏ qua những điểm giống nhau thực sự đáng ngạc nhiên hiện diện giữa chó Dingo (có thể đại diện cho một chủng loại hoang dã) và những chú chó đảo Phú Quốc. Giống như loại này, chó Dingo có kích cỡ trung bình với bốn chân vững chãi nhưng khá mảnh khảnh, cái đầu hình nón, mõm thon, bộ lông nói chung màu sáng, hung hung hay nâu đỏ; tuy nhiên chúng có đuôi rậm rạp và bộ lông khá dày, như thể thích nghi cho những động vật sống ở khí hậu lạnh hơn là cho giống chó ở Nam bộ Việt Nam. Nếu ta tính toán đến sự khác nhau về điều kiện sống và một khả năng pha giống giữa tổ tiên của chó Phú Quốc với vài giống chó thuần dưỡng nào đó, ta không thấy có sự khó khăn nghiêm trọng nào khi mang trả về chó Phú Quốc và chó Úc một kiểu bản lai giống nhau và duy nhất. Tuy nhiên, để được xác lập chắc chắn về phương diện này, cần thiết nghiên cứu trong sự so sánh những đặc điểm của bộ xương và của hàm răng của hai giống chó này.

Nếu quan hệ bà con giữa chó Phú Quốc và Dingo được xác lập, câu hỏi vẫn còn mịt mờ về nguồn gốc của chó hoang Úc sẽ gần như được giải tỏa. Sự tồn tại trên một đảo láng giềng ở tận phía Nam Đông Dương một kiểu dáng pha trộn gần với giống chó Nouvell-Hollande (ở Úc châu) đã đưa đến một tranh cãi nghiêm túc xét theo lý thuyết nguồn gốc Á Châu của Dingo, giống chó được tạo thành từ kiểu mẫu của chó thời Cổ-đại và chúng có vẻ như lạc loài giữa những động vật có vú, do bởi chúng mang hoàn toàn hoặc gần như tất cả đặc tính của thú có túi. Có thể nào có sự liên kết, chó Dingo với Sói Ấn với lý do: hoặc là con cháu trực tiếp của Sói Ấn, hoặc là một giống loài rất gần gũi, đã bị tách rời rất lâu từ chi gốc nguyên thủy. Trong giả thuyết vừa rồi, được thừa nhận bởi Tiến sĩ Trouessart, Dingo có lẽ đã di trú, theo sau là vài loài gặm nhấm Châu Á vào Úc châu vào cuối Niên Kỷ Thứ Ba, trong khi Nouvelle-Hollande vẫn còn là một phần dính liền với Nouvelle-Guinée và không nghi ngờ là với cả lục địa Châu Á; trong một giả thiết đối lập khác, Dingo trở thành chó nhà và có lẽ đã được mang theo từ thời kỳ xa xưa, có thể là thời kỳ tiền sử bởi những người xâm nhập Úc Châu; sau đó chúng lại trở về tình trạng hoang dã trong xứ sở mới. Đến lượt thế hệ sau này đã sinh ra nhiều giống chó khác nhau, được nhìn thấy ở quần đảo Solomon, quần đảo Fidji và trên những đảo khác của Châu Đại dương; theo Morris Voodford, bất kể vài sự thay đổi về kích thước, chúng đã trưng ra rất nhiều sự giống nhau với chó Úc. Jeitteles đã chỉ ra rằng Sói Ấn có khả năng gốc gác không chỉ của giống chó thời đại đồ đồng mà còn là của vài giống chó lang thang quanh làng mạc Ấn, chúng thường được biết dưới tên Chó Pariah. Tại sao ta không làm một xuất phát từ chính kiểu Chó Phú Quốc, loại chó dường như bảo tồn những dấu hiệu đặc trưng của Sói Ấn và đáng chú ý là đường sọc sống lưng? Giống chó này không tìm thấy ở đâu khác, giống khá nhiều với chó nhà của chúng ta, và thậm chí giống cả chó rừng; và nếu con cái xích lại gần với khách tham quan, thậm chí thỉnh thoảng để cho ve vuốt qua song sắt lồng, thì hai con đực lại giữ một thái độ ngờ vực và gần như dữ tợn. Tiếng sủa của chúng ngắn gọn hơn chó thường, đúng hơn là một kiểu sủa ăng ẳng ngắt quảng.

Để kết thúc bài này, có lẽ tôi không quên nhắc lại rằng cách đây nhiều năm, một tay tài tử người Anh W.K. Taunton đã nhận trực tiếp từ Vương triều Trung Hoa một chú chó mà Vero Shaw đã vẽ chân dung trong "Sách minh họa về Chó", và qua quan sát hình ảnh minh họa này, đã cho thấy nhiều sự giống nhau với chó Phú Quốc, dù rằng nó có lông nhẵn nhụi hơn, mượt hơn và cái mũi màu hồng. Chú chó này, lúc đầu rất gắt gỏng, chỉ được thuần hóa dần dần sau đó. Vậy thì dường như có khả năng giống chó này không bị giam hãm ở duy nhất một nơi ở Đông Dương, mà cũng được tìm thấy ở phía Nam Trung quốc.
 

nguyenducminh63

Active Member
Cám ơn bạn đã bổ sung kiến thức cho mọi người. Mong rằng CPQ sẽ đươc nhân rộng, đc mọi người yêu thích
 
Những tài liệu mà bạn sưu tầm rất có giá trị.
Xin được phép publish để nhiều người hơn nữa được biết đến loài chó quý của đất nước chúng ta.
Cám ơn bạn!
 

lucky_pig1

New Member
Cảm ơn anh BUBBA đã giúp các đàn em hiểu nhiều hơn về giông chó quý của Việt Nam nhé.
Anh BUBBA ở đồng Nai khúc nào vậy?em ở Biên Hòa nè.nếu anh em mình ở gần nhau thi anh cho em cơ hội được gặp anh để em học hỏi tí xíu kinh nghiệm từ đàn anh nhe.
Cảm ơn anh.
 

ANHTUKSTV

New Member
ôi tuyệt cho chú chó của nước nhà... hi vọng nó sớm đc nhân rộng và chiếm đại đa số trong các thành thị đến nông thôn quê ta ^^
 
Top