hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Ông Chu Anh Khánh, Phòng Thuần dưỡng sinh vật biển, Viện Hải Dương học Nha Trang, cho biết, cá mập vây đen nuôi trong môi trường nhân tạo tăng trưởng về chiều dài và cân nặng tốt hơn ở môi trường tự nhiên trên biển.
Ông Khánh giải thích, nguyên nhân là do cá mập được cung cấp đầy đủ thức ăn hơn và không bị kẻ thù tấn công như trong môi trường biển.
Thực tế, sau gần bốn tháng theo dõi, 5 con cá mập vây đen sinh sản thành công và được nuôi trong môi trường nhân tạo, đều có chiều dài trên 1 m, nặng 4 - 5 kg.
Cá mập vây đen (tên khoa học là Carcharius Melanopterus) có kích thước tối đa khoảng 4m; thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, tôm, cua, rắn biển...; thường sống ở vịnh, trong các rạn san hô, nơi nước cạn; phân bố chủ yếu ở Ấn Độ Dương và vùng biển các nước Úc, Nhật Bản, Việt Nam...
B.Dương
Ông Khánh giải thích, nguyên nhân là do cá mập được cung cấp đầy đủ thức ăn hơn và không bị kẻ thù tấn công như trong môi trường biển.
Thực tế, sau gần bốn tháng theo dõi, 5 con cá mập vây đen sinh sản thành công và được nuôi trong môi trường nhân tạo, đều có chiều dài trên 1 m, nặng 4 - 5 kg.
Đo chiều dài tăng trưởng của cá mập vây đen. Ảnh: Viện Hải dương học Nha Trang
Khi mới sinh ra (ngày 21/5/2009), mỗi con chỉ nặng chừng 0,7 kg, dài khoảng 35 cm. Viện Hải Dương học là nơi đầu tiên ở Việt Nam có cá mập vây đen sinh sản và thuần dưỡng cá mập con trong hồ nuôi.
Cá mập vây đen (tên khoa học là Carcharius Melanopterus) có kích thước tối đa khoảng 4m; thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, tôm, cua, rắn biển...; thường sống ở vịnh, trong các rạn san hô, nơi nước cạn; phân bố chủ yếu ở Ấn Độ Dương và vùng biển các nước Úc, Nhật Bản, Việt Nam...
B.Dương