bigflowerhorn
Chuyên gia bồ câu
Một người đàn ông Việt Nam bị truy tố ra tòa ở Nam Phi vì tội giết hại thú quý hiếm.
Cảnh sát cáo buộc một người Việt ở Nam Phi giết hại 13 con sư tử.
Cảnh sát cáo buộc ông Nguyễn Văn Hải quận Brooklyn thành phố Pretoria xả thịt 13 con sư tử và tê giác ngay tại tư gia.
Hiện ông Hải đang bị câu lưu. Phiên tòa xử ông được hoãn đến 15 tháng Tư.
Mật báo
Sau khi nhận được mật báo từ Hội Bảo vệ Thú vật, SPCA, của thành phố Pretoria, cảnh sát đã tới khám nhà một người di dân Việt Nam và họ phát hiện ra ít nhất 13 bộ xương của sư tử và một số tê giác trong phòng bếp, hoặc trên sân của căn nhà tại vùng sang trọng của thành phố.
Một nhân viên hành chính không muốn nêu tên của Hội Bảo vệ Thú vật, người có mặt trong cuộc khám nhà của cảnh sát cho BBC Việt Ngữ hay anh không thể bình luận nhiều vì cuộc điều tra hiện đang được cảnh sát tiến hành.
Tuy nhiên anh này nói về hoàn cảnh ông Hải bị phát giác: "Bà chủ của căn nhà cho mướn đôi khi ghé qua nhà, và trong một lần tới thăm bà ấy nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, thịt và xương thú vật nằm ngổn ngang trong bếp và trên sân. Bà ta liền báo cho Hội Bảo vệ Thú vật của thành phố Pretoria, và chúng tôi báo cho cảnh sát."
Ông Hải, khoảng 20 tuổi, bị bắt hôm 31 tháng Ba.
Người Việt
Cảnh sát nói ông Nguyễn Văn Hải lúc bị bắt là di dân bất hợp pháp vì visa hết hạn. Khi khám nhà cảnh sát tìm thấy đô la Mỹ và tiền rand của Nam Phi được dấu dưới đệm giường, trị giá khoảng 100 ngàn đô la Mỹ.
Một cảnh sát viên Nam Phi nói với báo chí rằng vụ phát hiện đầu lâu sư tử và xương tê giác tại phòng ở căn nhà là một trong những cảnh tượng hãi hùng nhất trong đời cảnh sát mà ông gặp.
Ông Hải bị buộc tội sở hữu thú vật đang có nguy cơ tiệt chủng.
Cảnh sát cáo buộc ông Hải giết thú vật ngay trong nhà. Họ nói ông ta dùng xe tải chở chúng về, và giết ngay tại sân.
Họ không rõ là các thú dữ này có bị tiêm thuốc mê khi bị xử trảm hay không.
Cảnh sát quận Tshwane nghi rằng ông Hải nằm trong đường dây buôn lậu thú quý hiếm giữa Nam Phi và một số nước ở Đông Nam Á.
Dù Nam Phi đã ban hành luật trừng phạt chuyện săn bắn sư tử và tê giác, nhưng hai loại thú gần như bị tiệt chủng này vẫn là những con mồi quý giá cho những kẻ săn bắn trộm.
Tiêu thụ
Một người Việt có nhiều năm làm ăn tại Nam Phi, ông Nguyễn Văn Hậu nói rằng cao hổ cốt, sừng tê giác, và nay là cao sư tử, gốc Nam Phi, đều đã có mặt tại Việt Nam.
Theo ông ở Nam Phi có một nhóm người Việt chuyên nấu cao hoặc kinh doanh xương cốt của hổ và tê giác.
Một phần theo ông là mức độ siêu lợi nhuận của các sản phẩm từ thú quý hiếm.
"Một cái sừng tê giác mua ở Nam Phi khoảng 40 ngàn đô la Mỹ, nhưng bán tại Việt Nam có thể kiếm được 100 ngàn đô."
Theo ông Hậu người Việt tại Nam Phi có khoảng 100 người, thuộc diện nhân viên ngoại giao, sinh viên du học và những người làm ăn tư nhân.
Hai năm gần đây ông Hậu nói hàng xương, cao của thú quý hiếm đưa về qua cửa khẩu Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất đã bị xét hỏi rất nhiều.
"Hiện nay người ta đưa nó qua đường Lào hoặc Campuchia để từ đó qua ngả đường bộ đưa vào Việt Nam," ông Hậu nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu: "Một cái sừng tê giác mua ở Nam Phi khoảng 40 ngàn đô la Mỹ, nhưng bán tại Việt Nam có thể kiếm được 100.000 đô".
Cảnh sát cáo buộc một người Việt ở Nam Phi giết hại 13 con sư tử.
Cảnh sát cáo buộc ông Nguyễn Văn Hải quận Brooklyn thành phố Pretoria xả thịt 13 con sư tử và tê giác ngay tại tư gia.
Hiện ông Hải đang bị câu lưu. Phiên tòa xử ông được hoãn đến 15 tháng Tư.
Mật báo
Sau khi nhận được mật báo từ Hội Bảo vệ Thú vật, SPCA, của thành phố Pretoria, cảnh sát đã tới khám nhà một người di dân Việt Nam và họ phát hiện ra ít nhất 13 bộ xương của sư tử và một số tê giác trong phòng bếp, hoặc trên sân của căn nhà tại vùng sang trọng của thành phố.
Một nhân viên hành chính không muốn nêu tên của Hội Bảo vệ Thú vật, người có mặt trong cuộc khám nhà của cảnh sát cho BBC Việt Ngữ hay anh không thể bình luận nhiều vì cuộc điều tra hiện đang được cảnh sát tiến hành.
Tuy nhiên anh này nói về hoàn cảnh ông Hải bị phát giác: "Bà chủ của căn nhà cho mướn đôi khi ghé qua nhà, và trong một lần tới thăm bà ấy nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, thịt và xương thú vật nằm ngổn ngang trong bếp và trên sân. Bà ta liền báo cho Hội Bảo vệ Thú vật của thành phố Pretoria, và chúng tôi báo cho cảnh sát."
Ông Hải, khoảng 20 tuổi, bị bắt hôm 31 tháng Ba.
Người Việt
Cảnh sát nói ông Nguyễn Văn Hải lúc bị bắt là di dân bất hợp pháp vì visa hết hạn. Khi khám nhà cảnh sát tìm thấy đô la Mỹ và tiền rand của Nam Phi được dấu dưới đệm giường, trị giá khoảng 100 ngàn đô la Mỹ.
Một cảnh sát viên Nam Phi nói với báo chí rằng vụ phát hiện đầu lâu sư tử và xương tê giác tại phòng ở căn nhà là một trong những cảnh tượng hãi hùng nhất trong đời cảnh sát mà ông gặp.
Ông Hải bị buộc tội sở hữu thú vật đang có nguy cơ tiệt chủng.
Cảnh sát cáo buộc ông Hải giết thú vật ngay trong nhà. Họ nói ông ta dùng xe tải chở chúng về, và giết ngay tại sân.
Họ không rõ là các thú dữ này có bị tiêm thuốc mê khi bị xử trảm hay không.
Cảnh sát quận Tshwane nghi rằng ông Hải nằm trong đường dây buôn lậu thú quý hiếm giữa Nam Phi và một số nước ở Đông Nam Á.
Dù Nam Phi đã ban hành luật trừng phạt chuyện săn bắn sư tử và tê giác, nhưng hai loại thú gần như bị tiệt chủng này vẫn là những con mồi quý giá cho những kẻ săn bắn trộm.
Tiêu thụ
Một người Việt có nhiều năm làm ăn tại Nam Phi, ông Nguyễn Văn Hậu nói rằng cao hổ cốt, sừng tê giác, và nay là cao sư tử, gốc Nam Phi, đều đã có mặt tại Việt Nam.
Theo ông ở Nam Phi có một nhóm người Việt chuyên nấu cao hoặc kinh doanh xương cốt của hổ và tê giác.
Một phần theo ông là mức độ siêu lợi nhuận của các sản phẩm từ thú quý hiếm.
"Một cái sừng tê giác mua ở Nam Phi khoảng 40 ngàn đô la Mỹ, nhưng bán tại Việt Nam có thể kiếm được 100 ngàn đô."
Theo ông Hậu người Việt tại Nam Phi có khoảng 100 người, thuộc diện nhân viên ngoại giao, sinh viên du học và những người làm ăn tư nhân.
Hai năm gần đây ông Hậu nói hàng xương, cao của thú quý hiếm đưa về qua cửa khẩu Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất đã bị xét hỏi rất nhiều.
"Hiện nay người ta đưa nó qua đường Lào hoặc Campuchia để từ đó qua ngả đường bộ đưa vào Việt Nam," ông Hậu nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu: "Một cái sừng tê giác mua ở Nam Phi khoảng 40 ngàn đô la Mỹ, nhưng bán tại Việt Nam có thể kiếm được 100.000 đô".
Theo BBC.com