hchungkt80
Dịch giả Vietpet
ThienNhien.Net, 10-02-2009 – Trong 3 ngày từ 28 đến 30/01/2009, các chuyên gia hàng đầu về bảo tồn thú họ Mèo đã nhóm họp tại Băng Cốc, Thái Lan để xây dựng chiến lược bảo tồn cho một số loài thú họ Mèo đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Lần đầu tiên, các nghiên cứu về nhóm các loài thú họ Mèo còn ít được biết đến như báo gấm, mèo vân, mèo trán phẳng, mèo cá và beo Borneo đã được công bố.
Bà Karen Povey, với tư cách Chủ nhiệm Dự án bảo tồn báo gấm (*) – Tổ chức đưa ra ý tưởng và là đồng tài trợ cho hội nghị lần này phát biểu: “ Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với tương lai lâu dài của nhóm các loài thú họ Mèo này. Tuy nằm trong số các loài động vật có nhiều đặc điểm thú vị nhất song chúng còn ít được các nhà khoa học và cộng đồng quan tâm.”
Việt Nam có 8 loài trong nhóm thú họ Mèo. Tuy nhiên, đa số chúng còn ít được quan tâm nghiên cứu. Trong ảnh là loài báo gấm(Neofelis nebulosa), loài đặc hữu của khu vực Đông Nam Á, hiện còn không nhiều ở Việt Nam. (Ảnh: Karen Povey/Point Defiance Zoo and Aquarium)
Tại hội nghị, hơn 50 chuyên gia với các hoạt động chuyên môn khác nhau gồm nghiên cứu thực địa, giám sát nạn buôn bán động vật hoang dã, và giáo dục cộng đồng đã đánh giá thực trạng và mức độ đe dọa mà các loài thú họ mèo này đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, từng nhóm sẽ thảo luận để xây dựng kế hoạch bảo tồn cho từng tiểu khu vực.
Đối với khu vực Đông Dương, các nhà khoa học đã đề xuất 3 nhóm giải pháp: 1. Về phía các nhà khoa học: Cần tăng cường khảo sát thực địa để có được những thông tin cập nhật về hiện trạng quần thể nhóm thú họ mèo nhỏ, trên cơ sở đó phát triển các sáng kiến bảo tồn chúng. 2. Về phía các chính phủ: Cần thể hiện rõ ràng ý chí chính trị để đảm bảo rằng các quy định về bảo vệ động vật hoang dã sẽ được thực thi nghiêm túc. 3. Về phía cộng đồng: Cần được nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi và giảm nhu cầu về các nguồn tài nguyên tự nhiên, qua đó giảm áp lực lên số phận các loài thú họ mèo.
Mặc thời gian qua nhanh, sự sinh tồn của các loài thú họ Mèo vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống bởi con người phá rừng bừa bãi để lấy gỗ, chuyển đổi đất rừng thành các đồn điền dầu cọ, và không ngừng tìm kiếm, săn bắt chúng.
Bà Povey cho rằng chúng ta có thể hy vọng và lạc quan về các giải pháp bảo tồn đã được các chuyên gia đề xuất, song cũng khuyến cáo rằng các chương trình hành động cần phải được xúc tiến ngay, bởi nếu chậm trễ, tới lúc chúng ta bắt đầu hiểu rõ và nhận ra tầm quan trọng của chúng, rất có thể chúng sẽ không còn.
Đồng tài trợ cho hội nghị lần này còn có các tổ chức và quỹ bảo tồn lớn như Vườn thú quốc gia Smithsonian (Hoa Kỳ), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) và một số đơn vị khác.
--------------------------------------------------------------------------------
(*) Dự án Bảo tồn báo gấm là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Hoa kỳ. Tổ chức này đã có nhiều đóng góp cho việc bảo vệ loài báo gấm cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Họ cũng đã có nhiều nghiên cứu, sáng kiến về giáo dục và nâng cao nhận thức về việc bảo vệ báo gấm ở các quốc gia có loài này sinh sống và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ loài báo gấm.
Bà Karen Povey, với tư cách Chủ nhiệm Dự án bảo tồn báo gấm (*) – Tổ chức đưa ra ý tưởng và là đồng tài trợ cho hội nghị lần này phát biểu: “ Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với tương lai lâu dài của nhóm các loài thú họ Mèo này. Tuy nằm trong số các loài động vật có nhiều đặc điểm thú vị nhất song chúng còn ít được các nhà khoa học và cộng đồng quan tâm.”
Việt Nam có 8 loài trong nhóm thú họ Mèo. Tuy nhiên, đa số chúng còn ít được quan tâm nghiên cứu. Trong ảnh là loài báo gấm(Neofelis nebulosa), loài đặc hữu của khu vực Đông Nam Á, hiện còn không nhiều ở Việt Nam. (Ảnh: Karen Povey/Point Defiance Zoo and Aquarium)
Tại hội nghị, hơn 50 chuyên gia với các hoạt động chuyên môn khác nhau gồm nghiên cứu thực địa, giám sát nạn buôn bán động vật hoang dã, và giáo dục cộng đồng đã đánh giá thực trạng và mức độ đe dọa mà các loài thú họ mèo này đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, từng nhóm sẽ thảo luận để xây dựng kế hoạch bảo tồn cho từng tiểu khu vực.
Đối với khu vực Đông Dương, các nhà khoa học đã đề xuất 3 nhóm giải pháp: 1. Về phía các nhà khoa học: Cần tăng cường khảo sát thực địa để có được những thông tin cập nhật về hiện trạng quần thể nhóm thú họ mèo nhỏ, trên cơ sở đó phát triển các sáng kiến bảo tồn chúng. 2. Về phía các chính phủ: Cần thể hiện rõ ràng ý chí chính trị để đảm bảo rằng các quy định về bảo vệ động vật hoang dã sẽ được thực thi nghiêm túc. 3. Về phía cộng đồng: Cần được nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi và giảm nhu cầu về các nguồn tài nguyên tự nhiên, qua đó giảm áp lực lên số phận các loài thú họ mèo.
Mặc thời gian qua nhanh, sự sinh tồn của các loài thú họ Mèo vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống bởi con người phá rừng bừa bãi để lấy gỗ, chuyển đổi đất rừng thành các đồn điền dầu cọ, và không ngừng tìm kiếm, săn bắt chúng.
Bà Povey cho rằng chúng ta có thể hy vọng và lạc quan về các giải pháp bảo tồn đã được các chuyên gia đề xuất, song cũng khuyến cáo rằng các chương trình hành động cần phải được xúc tiến ngay, bởi nếu chậm trễ, tới lúc chúng ta bắt đầu hiểu rõ và nhận ra tầm quan trọng của chúng, rất có thể chúng sẽ không còn.
Đồng tài trợ cho hội nghị lần này còn có các tổ chức và quỹ bảo tồn lớn như Vườn thú quốc gia Smithsonian (Hoa Kỳ), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) và một số đơn vị khác.
--------------------------------------------------------------------------------
(*) Dự án Bảo tồn báo gấm là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Hoa kỳ. Tổ chức này đã có nhiều đóng góp cho việc bảo vệ loài báo gấm cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Họ cũng đã có nhiều nghiên cứu, sáng kiến về giáo dục và nâng cao nhận thức về việc bảo vệ báo gấm ở các quốc gia có loài này sinh sống và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ loài báo gấm.