• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh thiếu Vitamin

Candy_018

Member
[FONT=&quot]Chương VI[/FONT]
[FONT=&quot]BỆNH THIẾU VITAMIN[/FONT]
[FONT=&quot]Vitamin bảo đảm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể được bình thường. Động vật nói chung và chó mèo nói riêng chỉ cần một lượng Vitamin rất nhỏ nhưng vô cùng cần thiết, nếu thiếu Vitamin sẽ rối loạn trao đổi chất. Mặt khác tuy chỉ cần lượng rất nhỏ nhưng cơ thể không tự tổng hợp mà phải do thức ăn cung cấp hoặc do vi sinh vật trong ruột tổng hợp nên. Gia súc non, gia súc chửa, đang nuôi con, cho sữa, gia súc mắc bệnh nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa cần nhiều Vitamin hơn, nếu thiếu Vitamin dễ dẫn đến những hậu quả như: sử dụng thức ăn kém, phát triển chậm, rối loạn trong thụ thai và chửa đẻ, dễ mắc bệnh nhiễm trùng.[/FONT]
[FONT=&quot]Đối với chó mèo thường xảy ra các bệnh thiếu Vitamin A, B, phức hợp D, E.[/FONT]
[FONT=&quot]I. BỆNH THIẾU VITAMIN A[/FONT]
[FONT=&quot]1. Nguyên nhân[/FONT]
[FONT=&quot]- Do không cung cấp đủ thức ăn có chứa Vitamin A.[/FONT]
[FONT=&quot]- Do yêu cầu của cơ thể cần nhiều Vitamin A.[/FONT]
[FONT=&quot]- Do không sử dụng bảo quản, chế biến để giữ lượng Vitamin A không bị phá hủy trong thức ăn và tạo điều kiện tốt cho quá trình hấp thụ Vitamin A trong cơ thể.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Triệu chứng[/FONT]
[FONT=&quot]- Thiếu Vitamin A: biểu hiện đặc trưng là khô mắt, nhìn không rõ khi trời tối.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chó, mèo có biểu hiện niêm mạc, da khô, dễ nhiễm trùng giác mạc, có thể phá hủy giác mạc, gây loét giác mạc, chảy nước mắt, trường hợp nặng chó, mèo có thể bị mù.[/FONT]
[FONT=&quot]- Thiếu Vitamin A: gia súc chậm lớn, còi cọc, thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa (gây loét dạ dày, ruột), đường hô hấp và điều hòa khả năng sinh dục kém.[/FONT]
[FONT=&quot]- Vitamin A kích thích sinh trưởng và sinh sản ở gia súc cái nên ở chó mèo nếu thiếu Vitamin A dẫn đến rối loạn sinh sản, có thể vô sinh và sảy thai.[/FONT]
[FONT=&quot]- Thiếu vitamin A ảnh hưởng đến trao đổi chất và hoạt động hệ thần kinh nên dễ gay hiện tượng co giật, tê liệt.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Phòng và trị bệnh[/FONT]
[FONT=&quot]Nhu cầu Vitamin A đối với chó: 2000UI/100kg thể trọng.[/FONT]
[FONT=&quot]a) Phòng bệnh[/FONT]
[FONT=&quot]Cho chó ăn các thức ăn có chứa nhiều Vitamin A như: sữa, lòng trắng trứng, cà rốt, bí đỏ, gấc, gan cá hay gan các loài có vú.[/FONT]
[FONT=&quot]* Bổ sung một số chế phẩm có chứa nhiều Vitamin A vào thức ăn của chó, mèo.[/FONT]
[FONT=&quot]- Dầu gan cá: được chiết xuất từ gan cá nhám, cá bơn, cá ngừ, cá lưỡi bò. Trong 1 ga dầu gan cá được sử dụng trong các trường hợp sau:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Chó non chậm phát triển, suy nhược, còi cọc, xù lông, sút cân.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Phòng bệnh sảy thai, đẻ non, chết thai.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Chữa các bệnh về mắt (cho uống và nhỏ mắt)[/FONT]
[FONT=&quot]+ Chữa bệnh khô da, khô niêm mạc, vết thương ngoài ra, bỏng, loét, hoại tử da ở chó, mèo.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Kích thích chó, mèo đực tăng sản xuất tinh trùng và tinh dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]+ Chữa các bệnh còi xương, mềm xương, sinh trưởng chậm.[/FONT]
[FONT=&quot]Liều lượng: Trộn thức ăn hay cho uống với liều 10-20g/ngày.[/FONT]
[FONT=&quot]* Dầu gấc[/FONT]
[FONT=&quot]Dầu gấc được chiết xuất từ màng bọc quả gấc. 1kg dầu gốc chứa 3.580mg [/FONT]b[FONT=&quot] caroten, tương đương 6.425 UI, lượng Vitamin A của dầu gấc gấp 1,8 lần dầu gan cá, gấp 1,5 lần cà rốt và gấp 68 lần cà chua.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi uống dầu gấc vào cơ thể, dưới tác dụng của men Carotenaza trong gan biến [/FONT]b[FONT=&quot] caroten thành Vitamin A, nên tác dụng như Vitamin A trong cơ thể.[/FONT]
[FONT=&quot]- Dầu gấc chữa viêm kết mạc mắt, các bệnh về mắt.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chữa hội chứng vô sinh, đẻ non, sảy thai ở gia súc cái.[/FONT]
[FONT=&quot]- Tăng khả năng động dục của gia súc đực và tăng khả năng sinh sản của gia súc cái.[/FONT]
[FONT=&quot]- Kích thích vết thương mau lành, chóng lên da non. Tăng sức đề kháng cơ thể, chống lại bệnh tật.[/FONT]
[FONT=&quot]Liều lượng: Cho chó uống với liều 2-3ml/ngày, mèo uống với liều 1-2ml/ngày.[/FONT]
[FONT=&quot]II. BỆNH THIẾU VITAMIN D[/FONT]
[FONT=&quot]Vitamin D có vai trò điều hòa trao đổi Ca, P của cơ thể, giúp cho việc hấp thụ những chất này từ ruột. Nếu thiếu Vitamin D sẽ xuất hiện bệnh còi xương do mất cân bằng tỷ lệ Ca/P, Vitamin D kích thích hoạt động tuyến giáp trạng, gia súc hay chó bị suy thoái tuyến giáp trạng chỉ cần cung cấp Vitamin D là có thể chữa khỏi.[/FONT]
[FONT=&quot]Có nhiều loại Vitamin D đó là Vitamin D2, D3, D4, D5, D6 có cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở hoạt tính sinh học và quan trọng nhất là Vitamin D2 và D3.[/FONT]
[FONT=&quot]1mg Vitamin D tương đương 40.000UI (đơn vị quốc tế).[/FONT]
[FONT=&quot]1. Nguyên nhân[/FONT]
[FONT=&quot]- Bệnh thiếu Vitamin D có thể do gia súc ăn thức ăn thực vật nhiều (vì thức ăn thực vật hầu như không chứa VitaminD), ăn ít thức ăn động văn như cá, gan, sữa, trứng.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chó bị nuôi nhốt, luôn luôn bị thiếu ánh sáng, không cho vận động dưới ánh nắng mặt trời.[/FONT]
[FONT=&quot]- Đối với mèo, bệnh thiếu Vitamin D thường ít gặp.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Triệu chứng[/FONT]
[FONT=&quot]Chó con thiếu Vitamin D thể hiện còi xương viêm xương, viêm khớp xương, chứng mềm xương, chó lớn bị loãng xương.[/FONT]
[FONT=&quot]- Rối loạn trao đổi chất có thể kèm theo sự biến dạng xương.[/FONT]
[FONT=&quot]- Phát sinh các chứng ăn đất, đá, vôi tường của chó con và chó cái đang mang thai.[/FONT]
[FONT=&quot]- Làm bệnh sốt sữa của chó cái nặng thêm.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Chẩn đoán[/FONT]
[FONT=&quot]Rất khó phân biệt triệu chứng thiếu Vitamin D với thiếu khoáng Ca, P, Mg. Nếu Ca, P đủ và có tỷ lệ thích đáng thì nhu cầu Vitamin D đối với chó đang lớn và chó trưởng thành không cần thiết lắm, nhưng nếu tỷ lệ không hợp lý thì cần có vai trò của Vitamin D. Nếu thiếu nhiều Ca, P hoặc tỷ lệ quá chênh lệch thì Vitamin D cũng không có tác dụng.[/FONT]
[FONT=&quot]4. Phòng và trị bệnh[/FONT]
[FONT=&quot]a) Phòng bệnh[/FONT]
[FONT=&quot]- Cho chó ăn nhiều thức ăn có chứa Vitamin D như: gan cá thu, cá ngừ, cá nhám, cá mập.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bổ sung thêm nấm men trong thức ăn vì nấm mem cũng có chứa tiền sinh tố D là Ergosterol.[/FONT]
[FONT=&quot]- Cho chó ăn thêm sữa, trứng, gan của chim và động vật có vú.[/FONT]
[FONT=&quot]- Thức ăn thực vật hầu như không chứa Vitamin D.[/FONT]
[FONT=&quot]- Không nên nhốt chó trong nhà hay những nơi thiếu ánh sáng, cho chó vận động ngoài ánh nắng để tận dụng VitaminD.[/FONT]
[FONT=&quot]b) Chữa bệnh[/FONT]
[FONT=&quot]- Vitamin D2 còn gọi là calciferon hay Ergocanxxiferon.[/FONT]
[FONT=&quot]- Vitamin D3 còn gọi là colecalciferon.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong thú y thường dùng Vitamin D2, D3[/FONT]
[FONT=&quot]Một số chế phẩm có chứa Vitamin D đang được lưu hành trên thị trường thuốc thú y để điều trị bệnh thiếu Vitamin D.[/FONT]
[FONT=&quot]- Vitamin D: cho chó uống liều 1.000-3.000UI/ngày.[/FONT]
[FONT=&quot]- VIT ADE: do xí nghiệp Vinavetco sản xuất: thành phần gồm:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Vitamin A (Retinol cicetat): 1.000.000UI[/FONT]
[FONT=&quot]+ Vitamin D2 (Engocalciferol): 1.000.000UI[/FONT]
[FONT=&quot]+ Vitamin E (DL[/FONT]a[FONT=&quot] tocoferol acetat): 300mg[/FONT]
[FONT=&quot]+ Dung môi vừa đủ[/FONT]
[FONT=&quot]Tiêm bắp thịt cho chó với liều 0,1-0,2ml/ngày.[/FONT]
[FONT=&quot]- Philazon: là phức hợp Vitamin A và D do Hungari sản xuất. Trong 1ml chế phẩm chứa: Vitamin A: 20.000 UI, Vitamin D3 10.000UI.[/FONT]
[FONT=&quot]Cho chó uống liều 5ml/ngày. Một tuần dùng 1 ngày.[/FONT]

Nguồn: rottweiler.com.vn
 
Top