• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh Đậu ( nổi trái) Chim Bồ Câu.

4. Bệnh đậu (Pox disease)

Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời, phân bố rộng khắp ở các châu lục. Bồ câu là một trong các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu gây ra do virut đậu.

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh? là một virut thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac. Hiện nay, người ta phân lập được nhiều chủng virut đậu gây bệnh cho các loài gia cầm và 60 loài chim trời thuộc 20 họ khác nhau, trong đó có chủng gây bệnh cho bồ câu. (Deoki và Tripathy, 1991).

Virut đậu rất mẫn cảm với eter và chloroform. Các hoá chất sau đây có thể diệt được virut: phenol-1% formalin 1/1000 sau 9 ngày; dung dịch NaOH -1% chi trong nửa giờ. ở nhiệt độ 600C, virut bị chết sau 8 phút. Trong nhiệt độ lạnh âm virut có thể tồn tại hàng năm.

2. Bệnh lý và lâm sàng

Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu chủ yếu qua tiếp xúc ngoài da. Virut cũng xâm nhập niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản khi bồ câu hít thở không khí có nhiễm mầm bệnh. Virut phát triển ở các tế bào biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái, tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt vật bệnh.

Biến chứng nguy hiểm cho chim bệnh là các mụn đậu phát triển ở phế quản phổi, gây viêm phổi cấp do bội nhiễm các vi khuẩn đường hô hấp. Một số trường hợp, virut đậu còn xâm nhập đường tiêu hoá, gây các tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Chim bệnh có biến chứng hô hấp hoặc tiêu hoá sẽ phát bệnh nặng, chết trong khoảng thời gian 3-5 ngày và tỷ lệ chết 100%.

Bình thường chim bị bệnh đậu, các biểu hiện lâm sàng cũng như các mụn đậu sẽ giảm dần và hồi phục sức khoẻ sau 7-10 ngày, tỷ lệ chết 15-20%.

3. Dịch tễ học

Chim ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đậu. Nhưng thường thấy chim non 1-6 tháng bị nhiễm bệnh nhiều hơn.

Mỗi loài chim hoặc họ chim đều có các chủng virut gây bệnh riêng biệt. Nhưng các chủng virut này cũng có thể nhiễm chéo giữa các giống loài động vật. Chẳng hạn virut đậu gà (Avian poxvirus) có thể gây nhiễm cho bồ câu và ngược lại.

Bệnh đậu cũng là một trong các bệnh virut phổ biến gây nhiều thiệt hại cho bồ câu non. Bệnh đậu phát triển quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân có khí hậu ấm, ẩm ướt và mùa thu chuyền sang mùa đông.

4. Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: có thể quan sát các mụn đậu ở mặt da và các niêm mạc đường hô hấp trên để xác định bệnh đậu.

- Chẩn đoán virut: phân lập virut hoặc làm phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh đậu.

5. Điều trị bệnh

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho virut đậu. Nhưng có thể sử dụng một số hoá dược bôi lên các mụn đậu để chống nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh để điều trị chim bệnh có hội chứng hô hấp cũng do nhiễm khuẩn.

- Thuốc bôi lên các mụn đậu: Bleu-methylen 5/1000; Lugol 5/1000

Hàng ngày bôi lên các mụn đậu ngoài da của chim bệnh.

Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát:

Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:

Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày.

Oxytetracyclin: Liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày.

Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D.

Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chim bệnh.

6. Phòng bệnh

- Phòng bệnh bằng vacxin, chủng vacxin đậu nhược độc vào dưới da cho chim hoặc nhỏ vào lông cánh và bôi dung dịch vacxin vào đó. Vacxin thường dùng là vacxin virut đậu nhược độc.

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường; giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bệnh Đậu ( nổi trái) Chim Bồ Câu.

(Pigeon pox )


Bệnh Đậu Chim Bồ Câu do một chủng pigeon pox virus thuộc họ avipoxvirus gây bệnh nghiêm trọng cho khoảng 60 loài chim và gia cầm có ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt các loại chim cảnh: chim hót, bồ câu, hải âu, vẹt...rất dễ mắc bệnh.

Các mụn đậu nổi lên nhiều phần không có lông hoặc chưa mọc lông : mỏ, mép, quanh mắt, đùi, chân..thậm chí mụn đậu mọc trong thanh quản, khí quản. Có hai dạng mụn: khô và loét sùi, ướt do các nhiễm trùng kế phát.

Bệnh gây khó chịu cho chim, với chim non tử vong cao do khó ăn, khó nuốt hoặc nhiễm trùng máu do vi khuẩn kế phát. Chim lớn khỏi bệnh giảm khả năng bay và đua.

Phương thức lây lan:

Trực tiếp do tiếp xúc với bồ câu bệnh. Do muỗi truyền virus đậu từ chim này sang con khác. Các nhà khoa học xác nhận có trên 10 giống muỗi có khả năng mang truyền virus đậu cho chim bồ câu và các loại chim khác. Ngoài ra dụng cụ nuôi, lông chim, bụi bẩn, mò rận... cũng là các nhân tố trung gian lây bệnh.

Triệu chứng:

Giảm sút sức khỏe, gày yếu, ngưng đẻ trứng hoặc đẻ trứng non vỏ mềm. Khó nuốt, bỏ ăn, kém linh hoạt đặc biệt khả năng nhìn quan sát của đôi mắt. Viêm da và nổi nhiều mụn đậu ở quanh mắt, mép mỏ, vòm họng và cá nơi không có lông hoặc chưa mọc lông khác.

Mụn đậu có 2 dạng khô và ướt. Dạng ướt: dịch nhớt vỡ ra có dịch hồng do nhiễm trùng kế phát. Dịch nhớt chứa rất nhiều virus làm lây lan nhanh trong đàn bồ câu, đặc biệt bồ câu non. Mụn kho : nhám, sùi ráp, sau khỏi 2- 4 tuần, để lại sẹo.

Mụn đậu trong than quản, khí quản, phổi gây khó thở, khó nuốt, dịch nhớt trắng vàng trong miệng. Dễ gây tử vong ch bồ câu.

Điều trị :

Không có thuốc đặc trị virus đậu. Chủ yếu điều trị triệu chứng, chống nhiễm trùng kế phát. Các vết nốt đậu trong miệng, họng rửa bằng dung dịch Iodine Lugol. Lau rửa mắt bằng dung dịch 1-2% saline.

Sát trùng , bôi mỡ kháng sinh cho các nốt đậu bị lóet, nhiễm trùng kế phát.

Phòng bệnh:

Kiểm soát việc tiếp xúc với bồ câu hoặc gia cầm khác : gà vịt có khả năng nhiễm bệnh.
Giữ vệ sinh ổ chim, chuồng và dụng cụ chăn nuôi. Bảo đảm khô, sạch, hạn chế muỗi đốt bồ câu.
Trên thế giới đã có vaccine đa giá phòng bệnh đậu Bồ câu: RECOMBINANT PIGEON POX VIRUS VACCINE.

Nguồn : http://www.michigan.gov/dnr/0,1607,7...6362--,00.html





Bác sỹ Thú Y Hoàng Ngọc Báu.​
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Một số hình ảnh bệnh "Nổi trái" của chim bồ câu.

Một số hình ảnh bệnh "Nổi trái" của chim bồ câu.

Tư liệu ảnh do bigflowerhorn cung cấp.




 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bệnh đậu bồ câu có giống bệnh đậu gà?

Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 – 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau:

1. Tác nhân gây bệnh: Do virus đậu Pox virus gây ra.

2. Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.

3. Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.

Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.

Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.

4. Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.

- Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 – 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.

- Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.

Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.

Trung tâm khuyến nông An Giang
(2007-12-08)
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bệnh đậu bồ câu có giống bệnh đậu gà?

:thingking: Vấn đề này rất quan trọng, chúng đều là gia cầm, khi đọc trên mạng với gà thì ghi là fox virus, còn với chim câu thì ghi là pox virus , không biết có cùng loại :thingking: và nếu chúng cùng loại virus đậu thì tốt biết mấy, mình có thể ứng dụng cách tiêm vacxin đậu của gà cho chim bồ câu luôn. Cái này phải nhờ đến các chuyên gia thú y rồi :) !
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
:thingking: Vấn đề này rất quan trọng, chúng đều là gia cầm, khi đọc trên mạng với gà thì ghi là fox virus, còn với chim câu thì ghi là pox virus , không biết có cùng loại :thingking: và nếu chúng cùng loại virus đậu thì tốt biết mấy, mình có thể ứng dụng cách tiêm vacxin đậu của gà cho chim bồ câu luôn. Cái này phải nhờ đến các chuyên gia thú y rồi :) !

Bệnh đậu ở các loài, kể cả ở người đều do một họ Pox Virus gây ra, chúng chỉ khác nhau về chủng Virus trains. Không có " Fox virus ". Có thể do lỗi đánh máy ở web nào đó đã nhầm Pox thành Fox mà thôi. ( BSGV đã sửa lại ở bài viết trên ).

Về bệnh đậu của các loài chim( kể cả gia cầm ) Avian pox- do rất nhiều chủng Pox Virus, người ta đã xác nhận có trên 60 loài chim bị bệnh, trong đó có cả : gà Tây, diều hâu, Cú mèo, chim sẻ...

Do phức tạp về chủng Pox Virus mà 1 loài chim có thể bị mắc hơn 1 loại chủng virus bệnh Đậu.

Bệnh đậu gà thuộc Avian pox. Xin không nhầm lẫn với Chicken Pox ( Chicken nghĩa là "Gà") nhưng đây là bệnh đậu ở người, không có liên quan gì đến gà cả ! Chỉ là do cách gọi ban đầu mà thôi.

Việc có thể dùng vaccine phòng bệnh Đậu Gà cho chim bồ câu được hay không ? Về lý thuyết có thể gây miễn dịch chéo giữa các chủng virus. Điều này cần kiểm định qua thực tế.



Avian Pox- Bệnh Đậu ở Diều hâu.


Avian Pox- Bệnh Đậu ở Gà.


Chicken pox - Bệnh Đậu ở Người.​
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Thí nghiệm ngừa bệnh đậu cho chim câu

Rất cám ơn bài viết của anh Greenvet-hanoi.

Hôm qua bigflowerhornhoàng dương đã tiến hành thí nghiệm :worried: :p tiêm vacxin đậu gà cho chim câu non. Kết quả thời gian sẽ trả lời :) !

Một ống đến 100 liều nhưng chỉ mới tiêm khoảng 10 em. Sợ để lâu không dùng được nữa. Hiện nay mình còn gói kỹ và bỏ trong tủ lạnh. Trong thời gian vài ngày này, ai có nhu cầu thí nghiệm thì alô nhé!
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thí nghiệm chích vaccine Đậu gà cho bồ câu.

Ý kiến rất hay!

Các bạn mọi nơi cũng thử dùng vaccine gà cho BỒ câu xem nhé. Để có kết luận khoa học hơn, sau tiêm vaccine một thời gian ( trên dưới 1 tháng ) có thể gây bệnh bằng cách dùng đầu góc nhọn lưỡi dao cạo râu khía vào mụn đậu của một con chim bồ câu đang bệnh rồi khía nhẹ vào phần da không lông ở đầu chim. Cũng như vậy khía cấy bệnh vào một số chim chưa chích ngừa vaccine đậu Gà làm đối chứng. Chăm sóc trong một điều kiện giống nhau và theo dõi sự phát bệnh của 2 lô chim thí nghiệm sau 10 ngày cấy virus.

Trường hợp 1: Cả 2 lô chim đều bị mắc bệnh--------> Chim được tiêm vaccine gà không có Kháng thể Miễn dịch bệnh Đậu.
Trường hợp 2: Chỉ có lô chim đối chứng bị bệnh----->Chim được tiêm vaccine gà Kháng thể Miễn dịch bệnh Đậu.
Trường hợp 3: Cả 2 lô chim đều không mắc bệnh đậu---------------------> Cấy truyền không thành công.

Tất nhiên để kết luận việc tiêm vaccine Đậu Gà cho bồ câu có hiệu quả hay không cần có một dữ liệu thống kê khoa học ( data ) nhất định, không chỉ trên vài con chim mà kết luận được.

Bố trí thí nghiệm ở trên là phương pháp làm thí nghiệm để anh em tham khảo. Chỉ các Trung tâm nghiên cứu chim, gia cầm mới làm thí nghiệm này. Anh em cứ lấy vaccine Đậu gà chủng như bigflowerhorn đã làm thấy không bị đậu là được.
 

seal203

Member
Rất cám ơn bài viết của anh Greenvet-hanoi.

Hôm qua bigflowerhornhoàng dương đã tiến hành thí nghiệm :worried: :p tiêm vacxin đậu gà cho chim câu non. Kết quả thời gian sẽ trả lời :) !

Một ống đến 100 liều nhưng chỉ mới tiêm khoảng 10 em. Sợ để lâu không dùng được nữa. Hiện nay mình còn gói kỹ và bỏ trong tủ lạnh. Trong thời gian vài ngày này, ai có nhu cầu thí nghiệm thì alô nhé!
Chờ chống chỉ định của 2 anh rồi em xài. Con của em sức betadyn và uống tetra da khô rồi nhưng nó bị đàn bỏ xa quá, đảo 5-6 vòng là ảnh là người xuống trước giờ cứ phải chờ tụi kia đảo 10 vòng mới cho ảnh lên. hại bạn quá
Thank sự hi sinh của 2 anh vì dđ chúng ta :(
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
bigflowerhorn và hoàng dương lưu ý: vaccine đã mở nắp chỉ dùng trong ngày. Còn lại phải bỏ đi, vaccine không được bảo quản ở ngăn đá. Ngăn mát khoảng 2'C- 8'C là ổn.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Dạ, em trữ ở ngăn mát và em cũng vứt bỏ luôn rồi anh à :D ! Khi nào có kết quả thì em sẽ post bài. Cám ơn bạn hoàng dương đã tham gia thí nghiệm cùng mình :-bd !

bigflowerhorn và hoàng dương lưu ý: vaccine đã mở nắp chỉ dùng trong ngày. Còn lại phải bỏ đi, vaccine không được bảo quản ở ngăn đá. Ngăn mát khoảng 2'C- 8'C là ổn.
 
Cảm ơn các bạn về bài nổi trái, mình về mua thuốc chữa trị cho đàn chim mình, chừng nào có tiến triển gì tốt thì mình sẽ báo sau .Cảm ơn tất cả các bạn nhiều nha :D:D:D
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Vắc xin đậu gà

Sau 4 ngày, 2 em chích ngừa vắc xin đậu gà của mình hôm nay vẫn chưa thấy có biểu hiện nổi mục trắng (cương mủ) ở vị trí chủng ngừa :( :worried: ! Không biết mấy em của hoàng dương thế nào? Có biểu hiện gì không?
 
Hôm nay lại phát hiện thêm 1 chiến binh nũa bị nổi trái, thế là căn cứ mình có 2 chiến binh bị nổi trái ( trắng,xám) mà sao cho uống thuốc Tetraclin (500)mà biglowerhorn đã chỉ sao mà nhét cho nó uống nó lại ói ra hết trơn (pó tay.com) mà không thấy hết hôm bũa con trắng nó nổi 2 mục thấy khô rồi giờ lai nổi thêm mấy mục nữa . đây chắc là dấu hiệu sắp thành bc thịt quá.
 

seal203

Member
Hôm nay lại phát hiện thêm 1 chiến binh nũa bị nổi trái, thế là căn cứ mình có 2 chiến binh bị nổi trái ( trắng,xám) mà sao cho uống thuốc Tetraclin (500)mà biglowerhorn đã chỉ sao mà nhét cho nó uống nó lại ói ra hết trơn (pó tay.com) mà không thấy hết hôm bũa con trắng nó nổi 2 mục thấy khô rồi giờ lai nổi thêm mấy mục nữa . đây chắc là dấu hiệu sắp thành bc thịt quá.
Bạn phải cho uống khoảng 5-7 ngày, và quan trọng vệ sinh chuồng trại, sát trùng vết thương, cho chim tắm (nhớ là tắm riêng, pha chút muối vào). Cách ly bồ câu bệnh với các bồ câu con khác nha bạn.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Đọc bài cho nó kỹ chút đi nhóc! Tetracycline 500mg thì đúng rồi nhưng liều lượng và cách dùng thì sai bét. Pha viên Tetracycline 500mg vô 24cc nước (mua ống chích loại 12cc) và bơm mỗi con 12cc/ngày, liên tục 5 -7 ngày. Thoa thuốc tím hay povidine sát khuẩn lên "trái", nếu gần mắt chim thì dùng Tetracycline dạng mỡ bôi mắt.

Hôm nay lại phát hiện thêm 1 chiến binh nũa bị nổi trái, thế là căn cứ mình có 2 chiến binh bị nổi trái ( trắng,xám) mà sao cho uống thuốc Tetraclin (500)mà biglowerhorn đã chỉ sao mà nhét cho nó uống nó lại ói ra hết trơn (pó tay.com) mà không thấy hết hôm bũa con trắng nó nổi 2 mục thấy khô rồi giờ lai nổi thêm mấy mục nữa . đây chắc là dấu hiệu sắp thành bc thịt quá.
 
bây giờ khỏi cần nhốt riêng chim bệnh luôn rồi vì sáng nay lên xem thấy cả đàn bị hết luôn rồi.
ac vậy em dùng sai rồi sao,hèn chi thấy thuốc thì hết mà trái nổi bc thi càng thêm không.Hehehe vậy chút em về làm lai nhé .Cảm ơn a nha :D:D:D
 

seal203

Member
Theo mình MULG vẫn phải nhốt riêng thôi vì nếu bạn thả lan như vậy khả năng bùng phát dịch càng rất lớn, cứ nghĩ các chú chim cọ mình vào thau nước hay cạ các mụt trái này vào con khác sẽ lây lan đến cỡ nào. Phải phun thuốc vệ sinh chuồng trại ngày 1 lần, thuốc thì xai vikon của anh Bigflowerhorn đã chỉ đó, bôi betadyn và cho uống tetra, không thả chim bay nữa, nếu như vậy thì bạn MULG phải mất ít nhất 2 tháng mới tập huấn chim lại được vì chim sẽ suy rất nhiều.
Chim mình bị 1 con ngay trên cánh mình trị dứt trong 2 tuần nhưng phải bôi thuốc và cách ly chim, nếu có thể pha muối hột và lau vào trái. Mình thấy xài Betadyn rất hiệu quả và mau lành. Hồi xưa giờ đi đá banh xây xát tay chân mình điều dùng thứ này rất hiệu quả vì nó có tác dụng sát trủng và kháng khuẩn luôn.
 

seal203

Member
Mấy con đem chích ngừa bữa hôm ngoài quán 12 LBB về đến nay không thấy nổi trái gì hết. Đó là một thành công, có lẽ 1 đến 2 tuần nữa mình sẽ đi mua một lọ thuốc vacxin ngừa nổi trái, anh em nào cần chích ngừa cho bồ câu con thì chuẩn bị đi, hình như một lọ 10k chích cho 100 con. Nhà mình có lẽ có khoảng trên chục con, còn nữa free anh em luôn.
Em đăng ký 6 con nha anh Dương, nếu qua tuần sau thì 7 vì có 1 con mới 20 ngày
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Từ từ, cái gì cũng phải từ từ

Bạn hoàng dương ơi! Cám ơn ý tốt của bạn trong vấn đề thí nghiệm test ngừa đậu chim câu bằng vacxin đậu gà :).
Hôm trước, bọn mình mới thử có 07 em thôi mà cũng không thấy dấu hiệu phản ứng khi ngừa -Nổi mụn trắng trắng tại vị trí tiêm như hướng dẫn. Đúng là 07 em đều không nổi trái (Đậu) dù ở bên cạnh mấy em bị trái nhưng mình nghĩ cần phải test thêm nhiều nữa mới có kết luận chính xác.
Nhưng phải cẩn thận khi tiêm vacxin, đừng để chích vào tay người nha :D ;) vì cũng chẳng biết chuyện gì xảy ra :thingking: khi người chích ngừa vacxin đậu gà! Tốt nhất lần này nên đeo găng tay bạn nhé! Mình cũng xin tham gia vài em! Hôm trước 02 em mình mới có vài ngày là test luôn rồi :D :thingking: !

Mấy con đem chích ngừa bữa hôm ngoài quán 12 LBB về đến nay không thấy nổi trái gì hết. Đó là một thành công, có lẽ 1 đến 2 tuần nữa mình sẽ đi mua một lọ thuốc vacxin ngừa nổi trái, anh em nào cần chích ngừa cho bồ câu con thì chuẩn bị đi, hình như một lọ 10k chích cho 100 con. Nhà mình có lẽ có khoảng trên chục con, còn nữa free anh em luôn.
 
Top