• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bể chứa Rùa hồ Gươm được làm mát

vits2be

Member
Nhờ có mái che và đài phun nước, bể chứa Rùa hồ Gươm không bị nung nóng trong những ngày này ở Hà Nội. Tuy nhiên các nhà động vật học nói trong vòng hai tuần nữa cần đưa Rùa trở về hồ.
Trước đó, nhiều chuyên gia động vật lo ngại, nếu thời tiết Hà Nội lên đến quá 30 độ C, Rùa hồ Gươm có thể bị sốc, nguy hiểm tới tính mạng. Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ trưởng tổ chấn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm khẳng định, sức khỏe Rùa hồ Gươm đến thời điểm này vẫn ổn.

Tuy nhiên, ông Tề nhấn mạnh: "Không thể để Rùa trong bể lâu. Tốt nhất là để cụ Rùa quay lại môi trường hồ Gươm với lớp bùn đặc trưng, thuận lợi với điều kiện sống của Rùa".

"Chậm nhất trong hai tuần tới nên để cụ xuống hồ để đảm bảo sức khỏe".

Rùa hồ Gươm từng bị thương.

Một mái che ở phía trên, một đài phun nước làm mát và cung cấp oxy đã được lắp đặt vào bể Rùa, nhờ vậy nhiệt độ trong bể ở mức thích hợp, không bị hun nóng trong điều kiện thời tiết hiện nay.

"Các vết thương trên mình Rùa đã lành. Năm chủng vi khuẩn gây nên những vết thương lở loét, đốm trắng và sinh vật bám trên mai, chân và cổ cụ rùa đã được loại bỏ, chỉ còn hai chủng vi khuẩn yếu khí còn tồn tại nhưng có thể tự lành khi thả cụ về môi trường tự nhiên", ông Tề cho biết.

Tuần trước, trong báo cáo gửi lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất gắn chíp điện tử để theo dõi những diễn tiến của cụ Rùa khi thả về hồ Gươm.

Cách đây vài ngày, một vết xước nhỏ đã xuất hiện ở trên cổ cụ Rùa, theo ông Tề, đó là do vết thương cũ lên da non nhưng bị cọ xát nên tạo thành vết xước. Vết xước được bôi thuốc hiện đã lành.

Rùa hồ Gươm là cá thể cái có chiều dài toàn thân của Rùa là 185cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg. Rùa được bắt lên bể để điều trị các vết thương từ đầu tháng 4.

Rùa hồ Gươm từng bị thương.

Một mái che ở phía trên, một đài phun nước làm mát và cung cấp oxy đã được lắp đặt vào bể Rùa, nhờ vậy nhiệt độ trong bể ở mức thích hợp, không bị hun nóng trong điều kiện thời tiết hiện nay.

"Các vết thương trên mình Rùa đã lành. Năm chủng vi khuẩn gây nên những vết thương lở loét, đốm trắng và sinh vật bám trên mai, chân và cổ cụ rùa đã được loại bỏ, chỉ còn hai chủng vi khuẩn yếu khí còn tồn tại nhưng có thể tự lành khi thả cụ về môi trường tự nhiên", ông Tề cho biết.

Tuần trước, trong báo cáo gửi lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất gắn chíp điện tử để theo dõi những diễn tiến của cụ Rùa khi thả về hồ Gươm.

Cách đây vài ngày, một vết xước nhỏ đã xuất hiện ở trên cổ cụ Rùa, theo ông Tề, đó là do vết thương cũ lên da non nhưng bị cọ xát nên tạo thành vết xước. Vết xước được bôi thuốc hiện đã lành.

Rùa hồ Gươm là cá thể cái có chiều dài toàn thân của Rùa là 185cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg. Rùa được bắt lên bể để điều trị các vết thương từ đầu tháng 4.

Vnexpress.net
 

vits2be

Member

Chuẩn bị bè thủy sinh để cải tạo môi trường nước hồ Gươm
 
Top