Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chãn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở cùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và Trung nước ta.
1. Xuất xứ
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chãn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở cùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và Trung nước ta.
Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam.
2. Đặc điểm ngoại hình
Đặc điểm của lợn Móng Cái là mầu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên ngựa, da mỏng mịn, lông thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.
Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra hai nòi khác nhau: nòi xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nòi xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
- Nòi xương nhỡ: dài mình, chân cao, xương ống to, móng toè nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170kg, có con tới 200kg, lập mỡ chậm 8-9 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10- 12 con/ lứa.
- Nòi xương nhỏ: mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8-9 con/1ứa.
3. Khả năng sản xuất
3.1. Khả năng sinh trưởng
Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa.số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải lạo, vì vậy tầm vóc đàn lợn hiện nay gần với nòi xương nhỡ.
3.2. Khả năng sinh sản
Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml.
Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn .
Trong những năm gần đây, nhờ làm tót công tác chọn lọc nhân thuần và chăm sóc nuôi dưỡng của một số cơ sở giống nên năng suất sinh sản của đàn lợn Móng Cái dần ổn định và được cải tiến.
3.3 Khả năng cho thịt
Lợn nuôi béo giết thịt ở 8-10 tháng tuổi có trọng lượng 50-55kg trở lên, tỷ lệ thịt xẻ: 68-71%. Tỷ lệ nạc 35-38%, tỷ lệ mỡ 35-36%. Thịt lợn mềm, ngon thích hợp với nấu nướng, tuy lượng mỡ còn tương đối nhiều. Da mềm, xương nhỏ, thích hợp với tập quán nấu nướng của nhân dân ta (ăn cả phần da, mỡ, nạc).
4. Tính trạng đặc biệt của lợn Móng Cái
Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc điểm lớn nhất của lợn Móng Cái. Hơn nữa lợn Móng Cái chịu ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng tự phối chực. Khối lượng lợn nái vừa phải, tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn nái ngoại. Vì vậy người dân thích nuôi lợn Móng Cái. ở nhiều vùng cho đến nay người ta vẫn nuôi lợn Móng Cái làm nền cho lai kinh tế (tạp giao với lợn đực các giống ngoại Yorkshire hay Landrace v.v.. Ngoài ra lợn nái lai hiện dùng nhiều ở miền Trung và miền Bắc phần lớn là lợn lai nửa máu lợn Móng Cái.
5. Công tác bảo tồn nguồn gen
Do số lượng lợn Móng Cái tương đối nhiều, phạm vi rộng, nên việc bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái chưa đến giai đoạn nguy kịch. Nhưng riêng lợn đực giống Móng Cái có chiều hướng giảm sút nhiều cả số lượng và chất lượng. Vì trong nền kinh tế thị trường, việc nuôi lợn chậm lớn là không thể chấp nhận, do đó người ta chỉ thích nuôi nái cho tạp giao kinh tế để lấy đàn lợn lai chóng lớn. Không mấy người chịu nuôi lợn đực giống và cũng không ai thích dùng các lợn con Móng Cái nhân thuần đề nuôi béo.
Lợn Móng Cái của gia đình ông Phùn Chi Sồi, thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (TX Móng Cái).ảnh: PV
Tuy không tìm được tài liệu, nhưng qua trò chuyện với anh Nguyễn Văn Tám, Trưởng Phòng Chăn nuôi - Trồng trọt, Sở NN&PTNT đã giúp tôi biết được những đặc điểm cơ bản và hình dung được phần nào về sự thăng trầm của giống lợn quý nơi đây. Lợn Móng Cái có xuất xứ từ những con lợn rừng nhiệt đới Châu á, được người dân địa phương đưa về thuần hoá và nuôi tại nhà. Có ý kiến cho rằng, giống lợn này được tạo ra cách nay ít nhất 150 năm. Vùng biển với khí hậu trong lành, giầu thức ăncó lẽ là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra giốnglợn có màu lông đặc thùđen, trắng và hồng tím không có ởnơi khác. Lợn Móng Cái có 3 loại: xương to, xương nhỡ và xương nhỏ. Những con xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. Hiện nay, những con lợn Móng Cái còn lại chủ yếu là loại xương nhỡ. Thịt thơm ngon, dễ nuôi, đẻ mắn, đẻ sai, thân thiện với con người, chịu được kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt là những đặc điểm của lợn Móng Cái.
Trong các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn Mường Khương, lợn mẹo… thì lợn nái Móng Cáicó nhiều ưu điểm nổi trội trong việc sinh sản. Đây có lẽ là giống lợn đẻ sai nhất, mỗi lứa trung bình từ 14 đến 16 con, kỷ lục đến 20 đến 22 con, trong khi các giống lợn khác, kể cả các giống lai cũng chỉ đẻ được từ 10 đến 12 con mỗi lứa.Không chỉ đẻ sai, lợn nái Móng Cái còn đẻ sớm và đẻ dai. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, lợn nái Móng Cái chỉ cần nuôi từ 6 đến 8 tháng là cho phối giống được và thời gian đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, thậm chí lâu hơn. Đây còn là giống lợn đẻ dày, trung bình mỗi năm có thể đẻ được từ 1,9 đến 2,2 lứa. Nhưng lợn Móng Cái cũng có một hạn chế là tỷ lệ thịt nạc hơi thấp so với các giống khác. Tỷ lệ nạc của thịt lợn do nái Móng Cái lai với đực ngoại chiếm từ 35% đến 38%, nếu do nái F1 phối với đực ngoại cũng chỉ đạt đến 45%. Còn tỷ lệ nạc của thịt lợn Móng Cái thuần thì còn thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 28% đến 29% là cùng.
Và tương lai của lợn Móng Cái
Do lợn Móng Cái có nhiều ưu điểm như vậy, nên những năm bảy mươi của thế kỷ trước, nước ta đã thực hiện chương trình “Móng Cái hoá đàn lợn” trên phạm vi toàn quốc. Và theo những người trong nghề thì chương trình này khá thành công. Vì thế, ngày nay giống lợn Móng Cái có trên khắp cả nước, nhưng chẳng biết là đã lai đến F bao nhiêu rồi. Nhưng ngay tại quê hương của những chú ỉn Móng Cái, người ta không còn nuôi nhiều giống lợn này nữa. Những xã, phường nuôi nhiều lợn nái Móng Cái gốc cũng chỉ còn trên dưới hai chục con. Bây giờ, người dân Móng Cái muốn mua giống lợn này phải xuống trại giống ở Đầm Hà và nghe đâu ở các huyện Đầm Hà, Tiên Yên người ta nuôi nhiều hơn ở Móng Cái rất nhiều. Bà Nguyễn Thị Thước ở thôn 5, xã Hải Hoà, TX Móng Cái là hộ nuôi lợn nái Móng Cái mấy chục năm nay cho biết: “Trước kia ở địa phương có rất nhiều người nuôi, nay thì chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay”. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ ở đô thị Móng Cái có lẽ là nguyên nhân chính. Bà Thước cho biết, nếu không tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa ở các nhà hàng mà cứ phải đi mua rau cỏ, cám công nghiệp thì chăn nuôi không thể có lãi. Người dân Móng Cái ngày nay nếu không có công ăn việc làm thì đi chở hàng thuê hay làm những công việc khác, chứ không mấy ai đầu tư cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn. Có lẽ đấy là lý do chính khiến giống lợn Móng Cái ở đây mai một đi.
Anh Nguyễn Văn Tám, Trưởng Phòng Chăn nuôi - Trồng trọt, Sở NN&PTNT cho biết, ngành chăn nuôi ở nước ta tới đây sẽ tăng cường tạo ra các giống lợn khác trong tổ hợp lợn lai Việt Nam, trong đó lấy lợn Móng Cái để làm nền cho các giống lợn lai này. Và như vậy, lợn Móng Cái sẽ có cơ hộiphát triển trở lại. Chỉ có điều khó còn đượcnhìn thấy lợn thuần Móng Cái ngoài các trại giống. TX Móng Cái nên có chính sách bảo tồn giống lợn này bằng cách khuyến khích các xã vùng núi, xã đảo phát triển kinh tế chăn nuôi và gắn với du lịch sinh thái.
Đỗ Ngọc Hà (Theo Cục Chăn nuôi)