greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
Bản năng chăm sóc, bảo vệ và dạy con của mèo mẹ.
Bản năng sinh tồn tự nhiên của mèo mẹ là : Mang thai, sinh và chăm sóc, huấn luyện khả năng tự vệ, kiếm mồi của mèo con cho tới khi sống độc lập.. Nắm vững các đặc điểm này, chủ mèo có thể hỗ trợ cho mèo mẹ, phát hiện những bất thường khi mèo mẹ sinh và nuôi con.
Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
1. Cắn, xé và nhai:
Đó là các động tác "tự đỡ đẻ" khi sinh con. Mèo mẹ dùng răng, lưỡi lôi, kéo bọc thai , cắn nhau, xé màng giúp mèo con ra đời, cắn rốn cho con.
Lưu ý: Khi vội vã hoặc có các stress bất lợi, động tác của mèo mẹ không chính xác, có thể gây tổn thương mèo sơ sinh như cắn rốn quá sát, thủng bụng lòi phủ tạng.
Cắn xé, tấn công mèo đực Bố: Do bản năng "Chúa Sơn Lâm", mèo Bố thường "truy lùng" các ổ mèo con của mình để ăn thịt toàn bộ mèo con là đực. Do vậy mèo mẹ rất dữ nếu phát hiện có mèo Bố lảng vảng quanh ổ mèo con.
Lưu ý: Thường hay xảy ra khi nuôi mèo trong điều kiện tự nhiên hoang dã, quản lý ổ mèo trong nhà, cảnh giác với mèo đực nếu nuôi cùng nhà.
2. Cho con bú:
Ngay lúc đang sinh, mèo mẹ đã có phản xạ cho con bú. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của động vật đa thai là không có bể sữa nên mèo con phải có thời gian kích thích đầu vú, mèo mẹ phải yên tâm và âu yếm thì sự tiết sữa mới được bắt đầu.
Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
Lưu ý: Không gây tiếng động, người lạ xem hoặc có vật nuôi hoạt động khác gần ổ mèo làm ức chế tiết sữa của mèo mẹ. Mèo con yếu cần có sự thăm khám của Bác sỹ Thú y vì mèo không đủ sức kích thích đầu vú thì bú vú nào cũng không ra sưa, mèo sơ sinh bị đói, lạnh và chết.
3. Liếm láp:
Không chỉ để "tắm" sạch sẽ cho mèo con, gắn kết tình mẫu tử mà khi liếm vào phía sau của mèo con cũng là lúc kích thích mèo con đại tiểu tiện, làm vệ sinh ổ mèo.
Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
Lưu ý: Khi mèo con trên 20 ngày tuổi bắt đầu tập ăn, khả năng này bị hạn chế do quá trình tiêu hóa và bài tiết mèo con đã gia tăng, cần giám sát và chuẩn bị nơi vệ sinh cho mèo con. Tránh dây bẩn trên lông mèo con, đặc biệt các loại hóa chất gia dụng độc hại như xăng dầu, keo nhựa dính...
Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
4. Tha, mang con, di chuyển mèo con:
Bản năng chuyển ổ, cất dấu, thoát hiểm cho mèo con ở đời sống hoang dã. Ổ mèo con không cố định trong thời gian chưa sống được độc lập.
Lưu ý: Nơi mèo làm ổ cho con phải yên tĩnh, tránh các stress bất lợi, tránh kiến, ong đốt, làm cho mèo mẹ phải di chuyển liên tục.
Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
5. Dẫn đường, các động tác mẫu cho bài tập huấn luyện con:
Mèo mẹ dẫn dắt, giới thiệu lãnh thổ hoạt động khi mèo con mở mắt và đi nhanh nhẹn. Mèo con sẽ được quan sát và bắt chước các động tác rình mồi, bắt mồi, vần và xé mồi khi mèo mẹ bắt được con mồi : chuột, dán, thạch sùng...
Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
Lưu ý: Tạo điều kiện không gian, diện tích tự nhiên như: sân vườn, cây cối leo trèo, đồ chơi nhân tạo, giá cột mài móng... là hiện trường thích hợp cho các bài tập mèo mẹ dạy con. Tránh chỗ quá cao rơi ngã, khe kẽ mắc kẹt và bị vật nuôi khác như chó, mèo hoang hoặc mèo bố tấn công.

Bản năng sinh tồn tự nhiên của mèo mẹ là : Mang thai, sinh và chăm sóc, huấn luyện khả năng tự vệ, kiếm mồi của mèo con cho tới khi sống độc lập.. Nắm vững các đặc điểm này, chủ mèo có thể hỗ trợ cho mèo mẹ, phát hiện những bất thường khi mèo mẹ sinh và nuôi con.

Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
1. Cắn, xé và nhai:
Đó là các động tác "tự đỡ đẻ" khi sinh con. Mèo mẹ dùng răng, lưỡi lôi, kéo bọc thai , cắn nhau, xé màng giúp mèo con ra đời, cắn rốn cho con.
Lưu ý: Khi vội vã hoặc có các stress bất lợi, động tác của mèo mẹ không chính xác, có thể gây tổn thương mèo sơ sinh như cắn rốn quá sát, thủng bụng lòi phủ tạng.
Cắn xé, tấn công mèo đực Bố: Do bản năng "Chúa Sơn Lâm", mèo Bố thường "truy lùng" các ổ mèo con của mình để ăn thịt toàn bộ mèo con là đực. Do vậy mèo mẹ rất dữ nếu phát hiện có mèo Bố lảng vảng quanh ổ mèo con.
Lưu ý: Thường hay xảy ra khi nuôi mèo trong điều kiện tự nhiên hoang dã, quản lý ổ mèo trong nhà, cảnh giác với mèo đực nếu nuôi cùng nhà.
2. Cho con bú:
Ngay lúc đang sinh, mèo mẹ đã có phản xạ cho con bú. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của động vật đa thai là không có bể sữa nên mèo con phải có thời gian kích thích đầu vú, mèo mẹ phải yên tâm và âu yếm thì sự tiết sữa mới được bắt đầu.

Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
Lưu ý: Không gây tiếng động, người lạ xem hoặc có vật nuôi hoạt động khác gần ổ mèo làm ức chế tiết sữa của mèo mẹ. Mèo con yếu cần có sự thăm khám của Bác sỹ Thú y vì mèo không đủ sức kích thích đầu vú thì bú vú nào cũng không ra sưa, mèo sơ sinh bị đói, lạnh và chết.
3. Liếm láp:
Không chỉ để "tắm" sạch sẽ cho mèo con, gắn kết tình mẫu tử mà khi liếm vào phía sau của mèo con cũng là lúc kích thích mèo con đại tiểu tiện, làm vệ sinh ổ mèo.

Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
Lưu ý: Khi mèo con trên 20 ngày tuổi bắt đầu tập ăn, khả năng này bị hạn chế do quá trình tiêu hóa và bài tiết mèo con đã gia tăng, cần giám sát và chuẩn bị nơi vệ sinh cho mèo con. Tránh dây bẩn trên lông mèo con, đặc biệt các loại hóa chất gia dụng độc hại như xăng dầu, keo nhựa dính...

Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
4. Tha, mang con, di chuyển mèo con:
Bản năng chuyển ổ, cất dấu, thoát hiểm cho mèo con ở đời sống hoang dã. Ổ mèo con không cố định trong thời gian chưa sống được độc lập.
Lưu ý: Nơi mèo làm ổ cho con phải yên tĩnh, tránh các stress bất lợi, tránh kiến, ong đốt, làm cho mèo mẹ phải di chuyển liên tục.

Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
5. Dẫn đường, các động tác mẫu cho bài tập huấn luyện con:
Mèo mẹ dẫn dắt, giới thiệu lãnh thổ hoạt động khi mèo con mở mắt và đi nhanh nhẹn. Mèo con sẽ được quan sát và bắt chước các động tác rình mồi, bắt mồi, vần và xé mồi khi mèo mẹ bắt được con mồi : chuột, dán, thạch sùng...

Mẹ con mèo Bông nhà BSGV.
Lưu ý: Tạo điều kiện không gian, diện tích tự nhiên như: sân vườn, cây cối leo trèo, đồ chơi nhân tạo, giá cột mài móng... là hiện trường thích hợp cho các bài tập mèo mẹ dạy con. Tránh chỗ quá cao rơi ngã, khe kẽ mắc kẹt và bị vật nuôi khác như chó, mèo hoang hoặc mèo bố tấn công.