KimCuong
Active Member
Ao cá Bác Hồ rộng 3.320m2, có tới trên 5 tấn cá. Để đàn cá sinh trưởng tốt và mãi tồn tại gắn liền với những kỷ niệm đẹp của vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc, sắp tới sẽ có một cuộc cải tạo tổng thể ao cá với phương pháp vô cùng đặc biệt do các chuyên gia người Đức thực hiện.
Huyền thoại một di tích
Ao cá Bác Hồ hiện có 20 loài cá sinh sống. Chiếm đa số là cá chép, chép vàng, cá mè... Tuy nhiên, đông đảo nhất vẫn là “lực lượng” cá rô phi hùng hậu với số lượng khoảng 2.000 con. Ao còn có một số loài cá đặc biệt như cá vền, cá chày đất, cá nheo, cá lăng chấm...
Ông Bùi Kim Hồng - Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Ngày Bác Hồ còn sống, cứ sau dịp 19/5 hằng năm là Bác lại cho tát cạn ao để bắt cá cải thiện cho mọi người làm việc trong Phủ Chủ tịch. Những lần tát ao như vậy đều vui như ngày hội.
Có một câu chuyện mà đến nay nhiều người vẫn thường nhắc - đó là chuyện Bác Hồ bày cách cân cá. Có lần tát ao bắt được con cá trắm đen nặng tới 24kg. Vì con cá to quá lại giãy rất khoẻ nên nhiều người loay hoay mà không thể nào cân được.
Anh em cứ đặt lên cân thì cá lại “nhảy” xuống. Thấy vậy, Bác liền cười và bảo: “Một chú ôm con cá và đứng lên cân. Sau đó chú bỏ cá xuống, cân mình xem bao nhiêu cân rồi lấy tổng số trừ đi là ra”. Lúc ấy anh em mới chợt ồ lên vì cách giải quyết đơn giản thế mà chẳng ai nghĩ ra.
Ông Hồng cho biết: chiếc ao này vốn được đào từ thời Pháp. Khi xây dựng Phủ toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch), chính phủ Pháp đã cho đào một chiếc ao với mục đích để chứa nước. Ngày 19/12/1954, khi Bác của chúng ta chuyển về nơi này sinh sống thấy chiếc ao bỏ không, Bác đã đưa ra ý tưởng cải tạo ao vừa tạo môi trường trong sạch vừa để nuôi cá để cải thiện bữa ăn cho anh em.
Từ khi có ao cá, dù bận đến thế nào, sau giờ làm việc Bác cũng ra cầu ao gọi cá cho ăn. Những con trắm, con chép, con mè... dần quen với những tiếng vỗ tay của Bác. Bác thường bảo: “Phải rèn luyện để trở thành một thói quen tốt”.
Thế là chỉ sau một thời gian ngắn huấn luyện, đàn cá chỉ nổi lên mỗi khi nghe tiếng vỗ tay quen thuộc. Có lần, Bác đi công tác lâu ngày, những người phục vụ không cho cá ăn theo cách Bác vẫn làm. Khi về, theo thói quen, Bác ra cầu ao gọi cá nhưng mãi vẫn không thấy cá đâu. Bác buồn, gọi người phục vụ ra và bảo: “Chú ạ, có mấy con cá quen mà Bác vỗ tay gọi mãi chẳng thấy nó về. Chắc chú nào bắt mất rồi!”.
Bác nói vậy nhưng thực ra Bác biết ao cá vẫn còn nguyên, chỉ có điều lâu ngày không được huấn luyện nên cá không còn thói quen cũ. Bác nói với người phục vụ: “Con người ta cũng vậy, để tạo thói quen tốt phải đòi hỏi sự kiên trì và khổ công rèn luyện. Thói quen xấu thì tiếp thu nhanh lắm!”.
[imgl="Trong ao có một số loài cá quý như cá vền, cá chày đất..."]http://images.giadinh.net.vn/Images/Uploaded/Share/2008/10/20081030100033390/P1170459.gif[/imgl]
Không chỉ nuôi cá để cải thiện đời sống cho anh em, Bác còn phân phối cá giống cho nhiều địa phương, các đơn vị bộ đội và các hợp tác xã.
Nhiều đơn vị sau khi lấy cá giống từ chiếc ao này đã rất thành công và phát triển như hợp tác xã Yên Viên là một điển hình.
Năm 1978, Ban Bí thư đã phát động phong trào “Ao cá Bác Hồ” và lấy ao cá của Bác làm kiểu mẫu.
Phong trào này đã thu hút được đông đảo các địa phương trong cả nước tham gia và gặt hái được những thành công lớn.
Chăm sóc “những người bạn nhỏ” của Bác
Sau khi Bác qua đời, để tưởng nhớ và ghi nhận những công lao của Người, nơi Bác ở được phong tặng là Khu di tích lịch sử văn hoá đặc biệt của quốc gia. Từ đó, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và chăm sóc đàn cá.
Viện đã cử một cán bộ thường xuyên túc trực trong khu di tích để tiện theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cá. Hằng năm, Viện đều có những đợt lấy nước và bùn trong ao để kiểm tra các thông số kỹ thuật liên quan đến quá trình sống của cá.
Không chỉ vậy, cứ 5 năm một lần, ao cá lại được cải tạo với quy mô lớn. Những lần cải tạo này đều diễn ra khá phức tạp vì phải trải qua nhiều công đoạn. Để thực hiện được, trước hết phải bắt toàn bộ đàn cá cho vào các thùng có sục khí ôxy để chuyển sang Viện nghiên cứu Thuỷ sản tại Đình Bảng (Bắc Ninh).
Đây là công đoạn khó khăn nhất vì trong quá trình vận chuyển không khỏi xảy ra những tác động xấu tới đàn cá. Sau khi tát cạn nước, cần phải nạo vét bùn rồi lại xả nước vào ngâm để tẩy rửa đáy ao. Công đoạn ngâm kéo dài 2-3 hôm. Sau đó, phần nước ngâm lại được bơm cạn và bắt đầu quá trình phơi ải rồi mới dẫn nước sạch trở lại ao.
Sau khoảng 1 tháng “chuyển hộ khẩu”, đàn cá được đưa trở lại ao và “ôn” lại bài học ăn tại cầu ao theo những tiếng vỗ tay của người phục vụ. Toàn bộ quá trình cải tạo ao đều phải sử dụng sức lao động trực tiếp của con người. Thông thường thì những đợt cải tạo này đều có sự đóng góp của các sinh viên và một số cán bộ tình nguyện.
Không chỉ vậy, việc cải tạo thủ công này cũng gây nhiều tốn kém mà khu di tích lại không thể phục vụ cho nhân dân trong suốt quá trình cải tạo ao.
Thời gian gần đây, do cây cối trong vườn Bác phát triển rậm rạp, lượng lá cây rụng xuống ao nhiều nên ao cá của Bác ngày càng bị ô nhiễm. Một số du khách thiếu ý thức ném đất, đá xuống ao khiến mức độ ô nhiễm của ao ngày càng trầm trọng.
Trong nước ao, hiện có tới 43 loài thực vật phù du với khoảng 100.000 đơn vị cá thể trên mỗi mét khối nước khiến lượng ôxy trong nước giảm đáng kể ảnh hưởng trực tiếp tới qua trình sinh trưởng của đàn cá. Mặc dù, Khu di tích cũng đã bố trí 2 cán bộ hằng ngày xuống ao vớt lá và các chất bẩn nhưng nước của ao vẫn đang bị ô nhiễm nặng.
Trong khi đó, số lượng cá trong ao ngày càng phát triển. Mặc dù, hằng năm, Khu di tích đều tiến hành cắt tỉa khoảng hơn 1 tấn cá nhưng đàn cá vẫn phát triển khá nhanh về số lượng và trọng lượng.
[imgc="Ngày càng đông du khách viếng thăm Lăng Bác."]http://images.giadinh.net.vn/Images/Uploaded/Share/2008/10/20081030100033390/P1170466.gif[/imgc]
Theo định kỳ, năm 2008 là đợt phải cải tạo lớn cho ao. Trước thực trạng ao cá bị ô nhiễm, một đoàn chuyên gia Đức đang làm nhiệm vụ cải tạo hồ Hoàn Kiếm và các hồ trên địa bàn Hà Nội đã đưa ra đề xuất giúp đỡ Việt Nam cải tạo lại ao cá bằng phương pháp hút bùn, tạo ôxy mới nhất.
Phương pháp này vừa giảm được sức lao động, không làm xáo trộn tới cuộc sống của đàn cá mà lại hoàn toàn không ảnh hưởng đến khách thăm quan.
Theo các chuyên gia Đức, việc nạo vét bùn trong ao sẽ được tiến hành bằng một loại máy hút bùn được ứng dụng trên 20 năm tại Đức và nhiều nước tiên tiến khác.
Khi vận hành, máy sẽ được điều chỉnh theo ý muốn để hút tầng bùn phía dưới mà không hút theo cá. Kỹ thuật này đã được chứng minh khi máy vận hành ở nhiều hồ, ao khác trên thế giới. Bùn hút lên sẽ được tách hết nước và ép thành từng khối.
Khi tiếp nhận đề xuất về phương án mới này, ban lãnh đạo Khu di tích đã rất cẩn trọng nghiên cứu để tìm ra phương án hợp lý nhất mà không ảnh hưởng đến môi trường cũng như những sinh hoạt của di tích. Đa phần các nhà chuyên môn của Việt Nam được mời hợp tác trong quá trình cải tạo tỏ ra rất đồng tình với phương pháp mới này.
Ông Bùi Kim Hồng đưa ra nhận xét: “Cách làm này vừa tiết kiệm được công sức mà Khu di tích vẫn phục vụ được khách thăm quan. Việc ép bùn thành từng khối vừa dễ dàng vận chuyển mà lại có thể lưu giữ được để bón cho cây cối trong vườn Bác”. Theo dự kiến, đến đầu năm 2009, ao cá Bác Hồ sẽ được cải tạo theo phương pháp mới này.
Nguồn: giadinh.net
Huyền thoại một di tích
Ao cá Bác Hồ hiện có 20 loài cá sinh sống. Chiếm đa số là cá chép, chép vàng, cá mè... Tuy nhiên, đông đảo nhất vẫn là “lực lượng” cá rô phi hùng hậu với số lượng khoảng 2.000 con. Ao còn có một số loài cá đặc biệt như cá vền, cá chày đất, cá nheo, cá lăng chấm...
Ông Bùi Kim Hồng - Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Ngày Bác Hồ còn sống, cứ sau dịp 19/5 hằng năm là Bác lại cho tát cạn ao để bắt cá cải thiện cho mọi người làm việc trong Phủ Chủ tịch. Những lần tát ao như vậy đều vui như ngày hội.
Có một câu chuyện mà đến nay nhiều người vẫn thường nhắc - đó là chuyện Bác Hồ bày cách cân cá. Có lần tát ao bắt được con cá trắm đen nặng tới 24kg. Vì con cá to quá lại giãy rất khoẻ nên nhiều người loay hoay mà không thể nào cân được.
Anh em cứ đặt lên cân thì cá lại “nhảy” xuống. Thấy vậy, Bác liền cười và bảo: “Một chú ôm con cá và đứng lên cân. Sau đó chú bỏ cá xuống, cân mình xem bao nhiêu cân rồi lấy tổng số trừ đi là ra”. Lúc ấy anh em mới chợt ồ lên vì cách giải quyết đơn giản thế mà chẳng ai nghĩ ra.
Ông Hồng cho biết: chiếc ao này vốn được đào từ thời Pháp. Khi xây dựng Phủ toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch), chính phủ Pháp đã cho đào một chiếc ao với mục đích để chứa nước. Ngày 19/12/1954, khi Bác của chúng ta chuyển về nơi này sinh sống thấy chiếc ao bỏ không, Bác đã đưa ra ý tưởng cải tạo ao vừa tạo môi trường trong sạch vừa để nuôi cá để cải thiện bữa ăn cho anh em.
Từ khi có ao cá, dù bận đến thế nào, sau giờ làm việc Bác cũng ra cầu ao gọi cá cho ăn. Những con trắm, con chép, con mè... dần quen với những tiếng vỗ tay của Bác. Bác thường bảo: “Phải rèn luyện để trở thành một thói quen tốt”.
Thế là chỉ sau một thời gian ngắn huấn luyện, đàn cá chỉ nổi lên mỗi khi nghe tiếng vỗ tay quen thuộc. Có lần, Bác đi công tác lâu ngày, những người phục vụ không cho cá ăn theo cách Bác vẫn làm. Khi về, theo thói quen, Bác ra cầu ao gọi cá nhưng mãi vẫn không thấy cá đâu. Bác buồn, gọi người phục vụ ra và bảo: “Chú ạ, có mấy con cá quen mà Bác vỗ tay gọi mãi chẳng thấy nó về. Chắc chú nào bắt mất rồi!”.
Bác nói vậy nhưng thực ra Bác biết ao cá vẫn còn nguyên, chỉ có điều lâu ngày không được huấn luyện nên cá không còn thói quen cũ. Bác nói với người phục vụ: “Con người ta cũng vậy, để tạo thói quen tốt phải đòi hỏi sự kiên trì và khổ công rèn luyện. Thói quen xấu thì tiếp thu nhanh lắm!”.
[imgl="Trong ao có một số loài cá quý như cá vền, cá chày đất..."]http://images.giadinh.net.vn/Images/Uploaded/Share/2008/10/20081030100033390/P1170459.gif[/imgl]
Không chỉ nuôi cá để cải thiện đời sống cho anh em, Bác còn phân phối cá giống cho nhiều địa phương, các đơn vị bộ đội và các hợp tác xã.
Nhiều đơn vị sau khi lấy cá giống từ chiếc ao này đã rất thành công và phát triển như hợp tác xã Yên Viên là một điển hình.
Năm 1978, Ban Bí thư đã phát động phong trào “Ao cá Bác Hồ” và lấy ao cá của Bác làm kiểu mẫu.
Phong trào này đã thu hút được đông đảo các địa phương trong cả nước tham gia và gặt hái được những thành công lớn.
Chăm sóc “những người bạn nhỏ” của Bác
Sau khi Bác qua đời, để tưởng nhớ và ghi nhận những công lao của Người, nơi Bác ở được phong tặng là Khu di tích lịch sử văn hoá đặc biệt của quốc gia. Từ đó, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và chăm sóc đàn cá.
Viện đã cử một cán bộ thường xuyên túc trực trong khu di tích để tiện theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cá. Hằng năm, Viện đều có những đợt lấy nước và bùn trong ao để kiểm tra các thông số kỹ thuật liên quan đến quá trình sống của cá.
Không chỉ vậy, cứ 5 năm một lần, ao cá lại được cải tạo với quy mô lớn. Những lần cải tạo này đều diễn ra khá phức tạp vì phải trải qua nhiều công đoạn. Để thực hiện được, trước hết phải bắt toàn bộ đàn cá cho vào các thùng có sục khí ôxy để chuyển sang Viện nghiên cứu Thuỷ sản tại Đình Bảng (Bắc Ninh).
Đây là công đoạn khó khăn nhất vì trong quá trình vận chuyển không khỏi xảy ra những tác động xấu tới đàn cá. Sau khi tát cạn nước, cần phải nạo vét bùn rồi lại xả nước vào ngâm để tẩy rửa đáy ao. Công đoạn ngâm kéo dài 2-3 hôm. Sau đó, phần nước ngâm lại được bơm cạn và bắt đầu quá trình phơi ải rồi mới dẫn nước sạch trở lại ao.
Sau khoảng 1 tháng “chuyển hộ khẩu”, đàn cá được đưa trở lại ao và “ôn” lại bài học ăn tại cầu ao theo những tiếng vỗ tay của người phục vụ. Toàn bộ quá trình cải tạo ao đều phải sử dụng sức lao động trực tiếp của con người. Thông thường thì những đợt cải tạo này đều có sự đóng góp của các sinh viên và một số cán bộ tình nguyện.
Không chỉ vậy, việc cải tạo thủ công này cũng gây nhiều tốn kém mà khu di tích lại không thể phục vụ cho nhân dân trong suốt quá trình cải tạo ao.
Thời gian gần đây, do cây cối trong vườn Bác phát triển rậm rạp, lượng lá cây rụng xuống ao nhiều nên ao cá của Bác ngày càng bị ô nhiễm. Một số du khách thiếu ý thức ném đất, đá xuống ao khiến mức độ ô nhiễm của ao ngày càng trầm trọng.
Trong nước ao, hiện có tới 43 loài thực vật phù du với khoảng 100.000 đơn vị cá thể trên mỗi mét khối nước khiến lượng ôxy trong nước giảm đáng kể ảnh hưởng trực tiếp tới qua trình sinh trưởng của đàn cá. Mặc dù, Khu di tích cũng đã bố trí 2 cán bộ hằng ngày xuống ao vớt lá và các chất bẩn nhưng nước của ao vẫn đang bị ô nhiễm nặng.
Trong khi đó, số lượng cá trong ao ngày càng phát triển. Mặc dù, hằng năm, Khu di tích đều tiến hành cắt tỉa khoảng hơn 1 tấn cá nhưng đàn cá vẫn phát triển khá nhanh về số lượng và trọng lượng.
[imgc="Ngày càng đông du khách viếng thăm Lăng Bác."]http://images.giadinh.net.vn/Images/Uploaded/Share/2008/10/20081030100033390/P1170466.gif[/imgc]
Theo định kỳ, năm 2008 là đợt phải cải tạo lớn cho ao. Trước thực trạng ao cá bị ô nhiễm, một đoàn chuyên gia Đức đang làm nhiệm vụ cải tạo hồ Hoàn Kiếm và các hồ trên địa bàn Hà Nội đã đưa ra đề xuất giúp đỡ Việt Nam cải tạo lại ao cá bằng phương pháp hút bùn, tạo ôxy mới nhất.
Phương pháp này vừa giảm được sức lao động, không làm xáo trộn tới cuộc sống của đàn cá mà lại hoàn toàn không ảnh hưởng đến khách thăm quan.
Theo các chuyên gia Đức, việc nạo vét bùn trong ao sẽ được tiến hành bằng một loại máy hút bùn được ứng dụng trên 20 năm tại Đức và nhiều nước tiên tiến khác.
Khi vận hành, máy sẽ được điều chỉnh theo ý muốn để hút tầng bùn phía dưới mà không hút theo cá. Kỹ thuật này đã được chứng minh khi máy vận hành ở nhiều hồ, ao khác trên thế giới. Bùn hút lên sẽ được tách hết nước và ép thành từng khối.
Khi tiếp nhận đề xuất về phương án mới này, ban lãnh đạo Khu di tích đã rất cẩn trọng nghiên cứu để tìm ra phương án hợp lý nhất mà không ảnh hưởng đến môi trường cũng như những sinh hoạt của di tích. Đa phần các nhà chuyên môn của Việt Nam được mời hợp tác trong quá trình cải tạo tỏ ra rất đồng tình với phương pháp mới này.
Ông Bùi Kim Hồng đưa ra nhận xét: “Cách làm này vừa tiết kiệm được công sức mà Khu di tích vẫn phục vụ được khách thăm quan. Việc ép bùn thành từng khối vừa dễ dàng vận chuyển mà lại có thể lưu giữ được để bón cho cây cối trong vườn Bác”. Theo dự kiến, đến đầu năm 2009, ao cá Bác Hồ sẽ được cải tạo theo phương pháp mới này.
Nguồn: giadinh.net