Trưởng thành từ một người lính huấn luyện quân khuyển, anh Lê Văn Thành đã góp phần hình thành một loại hình dịch vụ mới, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Nằm ở một vị trí khá khiêm tốn ven Quốc lộ 13, tỉnh Bình Dương, Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ 119 (Công ty TNHH TM-DV Song Hằng) là điểm đến quen thuộc của các công ty bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp. Giám đốc công ty sở hữu trung tâm này là anh Lê Văn Thành, 38 tuổi.
Nuôi mộng làm ăn
Dưới cái nắng gay gắt, giám đốc Thành và 3 nhân viên trung tâm vã mồ hôi khi “quần nhau” với gần chục con chó béc- giê hung hãn. Sau hiệu lệnh “tấn công”, lũ chó chồm lên sủa vang, lôi xềnh xệch các nhân viên huấn luyện trong lúc họ cố ghìm dây. “Yên” - anh Thành quát. Lập tức, các chú chó dừng ngay lại, ngoan ngoãn, phủ phục tại chỗ. Hớp vội tách trà nóng, “ông chủ” Thành cười: “Nghề này cực lắm. Phải nhẫn nại, có sức khỏe tốt mới theo nghề lâu được!”.
19 năm trong nghề, điều anh Thành tâm niệm là ngoài niềm đam mê, phải có cái tâm, biết giữ chữ tín với khách hàng. Nếu cứ chăm bẳm lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng dịch vụ thì uy tín doanh nghiệp sẽ sút giảm.
Năm 1990, tốt nghiệp THPT, cậu học sinh nghèo quê ở Nam Đàn, Nghệ An lên đường nhập ngũ. Sau 4 tháng huấn luyện ở Trường Trung học Biên Phòng (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tân binh Lê Văn Thành được tuyển vào Trường Quân khuyển 276, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Năm năm đầu tại ngũ, ngày nào cũng vậy, anh tất bật với lũ chó từ sáng tinh mơ đến tối. “Đó là khoảng thời gian tôi tích lũy kinh nghiệm để theo đuổi ước mơ mở một trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ cho riêng mình”- anh Thành tâm sự.
Song, việc theo đuổi ước mơ không suôn sẻ như Thành nghĩ. Giã từ quân ngũ, không một đồng vốn lận lưng, Thành đã phiêu bạt nhiều nơi, trải qua nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Thời gian này, để đỡ nhớ “nghề”, ngoài giờ làm việc, anh nhận huấn luyện, phối giống chó béc-giê cho các gia đình có thu nhập cao ở Vũng Tàu.
Được một mạnh thường quân đỡ đầu, năm 1996, Thành mở một trại huấn luyện chó nghiệp vụ ở phường 8, TP Vũng Tàu. Sau 3 năm hoạt động, nhận thấy thị trường TPHCM có nhiều triển vọng, đặc biệt là tốc độ phát triển khá nhanh của các công ty bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp, anh quyết định về TPHCM lập nghiệp.
Thành công nhờ kiên trì
Nhân sự ít, kinh nghiệm quản lý hạn chế là những khó khăn anh Thành gặp phải trong những ngày đầu thành lập công ty. Vì vậy, anh đăng ký theo học lớp trung cấp thú y tại Trường Trung cấp Nông nghiệp TPHCM và... mời luôn thầy của mình là bác sĩ Lê Văn Châu, Trưởng Ban Thú y Trường Quân khuyển 276, làm cố vấn.
Hiểu rõ đặc tính từng loại chó, xây dựng quy trình huấn luyện chó nghiệp vụ gồm 18 bước khá bài bản là những yếu tố đem lại thành công trong nghề của Thành. Những động tác từ đơn giản (đứng, ngồi, bò) đến phức tạp (tấn công, chống ăn bả) của chó nghiệp vụ đòi hỏi sự nghiêm khắc, hiểu biết và nhẫn nại của người huấn luyện. Anh Thành kể: “Chẳng hạn để dạy chó không ăn bả lạ, phải tập chó ăn trong tô; nếu chó làm không đúng, chỉ cần hô khẩu lệnh “sai”; con nào lì lợm hơn thì huấn luyện viên phải nhéo vào lỗ tai thật đau để chó nhớ lâu”.
Trước Tết, một con chó nghiệp vụ do anh Thành cung cấp đã lập chiến tích vang dội, dồn một lúc 5 tên trộm vào góc tường, hỗ trợ lực lượng bảo vệ một công ty bắt giữ, giao cho công an xử lý. Song ly kỳ hơn cả vẫn là chuyện một con chó béc-giê do anh huấn luyện đã cứu mạng chủ nhân của mình khi bà này bị một con trăn nuôi bất ngờ tấn công. Thấy chủ gặp nguy, chú chó này đã dũng cảm xông lên ngoạm vào cổ con trăn. Chú chó tinh khôn này còn sủa vang gọi hàng xóm đến trợ giúp, đưa bà chủ vào bệnh viện chữa trị.
Nghĩa tình đồng đội
Những năm gần đây, anh Lê Văn Thành còn nổi tiếng nhờ phối giống thành công các loại chó béc-giê có xuất xứ từ Đức và Nga, mở dịch vụ chăm sóc thú cưng khi chủ vắng nhà; khám, điều trị bệnh và chích ngừa... Thành nói anh thành công là nhờ bền chí, một đức tính được tôi luyện khi còn trong quân ngũ. Chính vì vậy, anh luôn sẵn lòng nhận học trò là bộ đội xuất ngũ, giải quyết công ăn việc làm và luôn sẵn lòng giúp đỡ nếu họ muốn ra riêng.
Cho mượn vốn, hỗ trợ nhân lực hoặc vài chú chó nghiệp vụ để ra mắt khách hàng là cách Thành hỗ trợ anh em. Anh Nguyễn Quốc Phong, một đồng đội cũ được anh Thành giúp mở một trung tâm huấn luyện chó tại xã Đông Thạnh- Hóc Môn. Các học trò của anh như Phạm Bá Trung, Nguyễn Thành Chung, Võ Văn Tứ, Lê Minh Phúc, Lê Sỹ Long có cơ ngơi vững vàng cũng nhờ sự giúp đỡ hết sức chí tình của thầy Thành.
Nguyễn Duy Huy, một cộng sự lâu năm của anh, nhận xét: “Anh ấy thật thà, lại thương người nên anh em ai cũng quý”. Với Thành, làm giàu cho bản thân và luôn nghĩ đến người khác là hạnh phúc.
Nằm ở một vị trí khá khiêm tốn ven Quốc lộ 13, tỉnh Bình Dương, Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ 119 (Công ty TNHH TM-DV Song Hằng) là điểm đến quen thuộc của các công ty bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp. Giám đốc công ty sở hữu trung tâm này là anh Lê Văn Thành, 38 tuổi.
Anh Lê Văn Thành (bìa trái) và cộng sự tại Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ 119
Nuôi mộng làm ăn
Dưới cái nắng gay gắt, giám đốc Thành và 3 nhân viên trung tâm vã mồ hôi khi “quần nhau” với gần chục con chó béc- giê hung hãn. Sau hiệu lệnh “tấn công”, lũ chó chồm lên sủa vang, lôi xềnh xệch các nhân viên huấn luyện trong lúc họ cố ghìm dây. “Yên” - anh Thành quát. Lập tức, các chú chó dừng ngay lại, ngoan ngoãn, phủ phục tại chỗ. Hớp vội tách trà nóng, “ông chủ” Thành cười: “Nghề này cực lắm. Phải nhẫn nại, có sức khỏe tốt mới theo nghề lâu được!”.
19 năm trong nghề, điều anh Thành tâm niệm là ngoài niềm đam mê, phải có cái tâm, biết giữ chữ tín với khách hàng. Nếu cứ chăm bẳm lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng dịch vụ thì uy tín doanh nghiệp sẽ sút giảm.
Năm 1990, tốt nghiệp THPT, cậu học sinh nghèo quê ở Nam Đàn, Nghệ An lên đường nhập ngũ. Sau 4 tháng huấn luyện ở Trường Trung học Biên Phòng (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tân binh Lê Văn Thành được tuyển vào Trường Quân khuyển 276, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Năm năm đầu tại ngũ, ngày nào cũng vậy, anh tất bật với lũ chó từ sáng tinh mơ đến tối. “Đó là khoảng thời gian tôi tích lũy kinh nghiệm để theo đuổi ước mơ mở một trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ cho riêng mình”- anh Thành tâm sự.
Song, việc theo đuổi ước mơ không suôn sẻ như Thành nghĩ. Giã từ quân ngũ, không một đồng vốn lận lưng, Thành đã phiêu bạt nhiều nơi, trải qua nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Thời gian này, để đỡ nhớ “nghề”, ngoài giờ làm việc, anh nhận huấn luyện, phối giống chó béc-giê cho các gia đình có thu nhập cao ở Vũng Tàu.
Được một mạnh thường quân đỡ đầu, năm 1996, Thành mở một trại huấn luyện chó nghiệp vụ ở phường 8, TP Vũng Tàu. Sau 3 năm hoạt động, nhận thấy thị trường TPHCM có nhiều triển vọng, đặc biệt là tốc độ phát triển khá nhanh của các công ty bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp, anh quyết định về TPHCM lập nghiệp.
Thành công nhờ kiên trì
Nhân sự ít, kinh nghiệm quản lý hạn chế là những khó khăn anh Thành gặp phải trong những ngày đầu thành lập công ty. Vì vậy, anh đăng ký theo học lớp trung cấp thú y tại Trường Trung cấp Nông nghiệp TPHCM và... mời luôn thầy của mình là bác sĩ Lê Văn Châu, Trưởng Ban Thú y Trường Quân khuyển 276, làm cố vấn.
Hiểu rõ đặc tính từng loại chó, xây dựng quy trình huấn luyện chó nghiệp vụ gồm 18 bước khá bài bản là những yếu tố đem lại thành công trong nghề của Thành. Những động tác từ đơn giản (đứng, ngồi, bò) đến phức tạp (tấn công, chống ăn bả) của chó nghiệp vụ đòi hỏi sự nghiêm khắc, hiểu biết và nhẫn nại của người huấn luyện. Anh Thành kể: “Chẳng hạn để dạy chó không ăn bả lạ, phải tập chó ăn trong tô; nếu chó làm không đúng, chỉ cần hô khẩu lệnh “sai”; con nào lì lợm hơn thì huấn luyện viên phải nhéo vào lỗ tai thật đau để chó nhớ lâu”.
Trước Tết, một con chó nghiệp vụ do anh Thành cung cấp đã lập chiến tích vang dội, dồn một lúc 5 tên trộm vào góc tường, hỗ trợ lực lượng bảo vệ một công ty bắt giữ, giao cho công an xử lý. Song ly kỳ hơn cả vẫn là chuyện một con chó béc-giê do anh huấn luyện đã cứu mạng chủ nhân của mình khi bà này bị một con trăn nuôi bất ngờ tấn công. Thấy chủ gặp nguy, chú chó này đã dũng cảm xông lên ngoạm vào cổ con trăn. Chú chó tinh khôn này còn sủa vang gọi hàng xóm đến trợ giúp, đưa bà chủ vào bệnh viện chữa trị.
Nghĩa tình đồng đội
Những năm gần đây, anh Lê Văn Thành còn nổi tiếng nhờ phối giống thành công các loại chó béc-giê có xuất xứ từ Đức và Nga, mở dịch vụ chăm sóc thú cưng khi chủ vắng nhà; khám, điều trị bệnh và chích ngừa... Thành nói anh thành công là nhờ bền chí, một đức tính được tôi luyện khi còn trong quân ngũ. Chính vì vậy, anh luôn sẵn lòng nhận học trò là bộ đội xuất ngũ, giải quyết công ăn việc làm và luôn sẵn lòng giúp đỡ nếu họ muốn ra riêng.
Cho mượn vốn, hỗ trợ nhân lực hoặc vài chú chó nghiệp vụ để ra mắt khách hàng là cách Thành hỗ trợ anh em. Anh Nguyễn Quốc Phong, một đồng đội cũ được anh Thành giúp mở một trung tâm huấn luyện chó tại xã Đông Thạnh- Hóc Môn. Các học trò của anh như Phạm Bá Trung, Nguyễn Thành Chung, Võ Văn Tứ, Lê Minh Phúc, Lê Sỹ Long có cơ ngơi vững vàng cũng nhờ sự giúp đỡ hết sức chí tình của thầy Thành.
Nguyễn Duy Huy, một cộng sự lâu năm của anh, nhận xét: “Anh ấy thật thà, lại thương người nên anh em ai cũng quý”. Với Thành, làm giàu cho bản thân và luôn nghĩ đến người khác là hạnh phúc.
Bài và ảnh: VĨNH TÙNG