Tên tiếng Anh: Anatolian Shepherd Dog. Tiếng Đức: Anatolischer Hirtenhund. Tiếng Tây Ban Nha: Perro de pastor de Anatolia. Tiếng Pháp: Chien de berger d'Anatolie.
Nguồn gốc: thuộc vùng cao nguyên Anatolian (phía Bắc giáp Biển Đen, phía Nam giáp biển Địa Trung Hải, phía Tây giáp Biển Aegean và phía đông giáp vùng đất liền Châu Á)
Hình dáng:
Giống chó chăn cừu vùng Anatolian là một loài chó lớn, có dáng quý tộc và là chú chó bảo vệ vật nuôi dũng cảm. Nó có hình dáng tương tự giống với loài Great Pyrenees và Kuvasz, nhưng thon và nhanh nhẹn hơn. Chúng có tốc độ chạy rất nhanh và có sức chịu đựng tốt. Đầu tương đối to, cân xứng với cơ thể. Chiếc mõm thường có màu đen, khá vuông vắn, thường có tỉ lệ chiều dài ngắn hơn hộp sọ. Họp sọ rộng, hơi tròn với chóp nông. Môi có màu đen, hơi trễ xuống. Tuy nhiên môi trên thường không trễ thấp hơn bờ hàm răng dưới. Răng khép hình kéo. Đôi tai khá nhỏ, có hình tam giác và có đỉnh tròn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tai loài chó này thường được bấm rất ngắn. Đôi mắt sâu, nhỏ thường có màu nâu vàng. Cổ dày bắp thịt săn chắc, có yếm cổ hơi trễ xuống. Ngực sâu xuống đến khuỷu 2 chi trước . Lưng khá ngắn so với chiều dài chân. Hai chi trước thẳng, có dáng đẹp. Đuôi thường hạ thấp và hơi uốn cong vào khuỷu chân sau, nhưng khi ở trong trạng thái cảnh giác, đuôi thường uốn cong trên mặt lưng. Bộ lông giống chó chăn cừu Anatolian có hai lớp, ngắn, thô ráp, thường có màu nâu vàng. Một số màu khác cũng chấp nhận được như màu đốm, nâu đốm và trắng. Lớp lông ngoài mềm hơn. Chiều dài lông phụ thuộc vào mùa và nòi giống, lông ở đuôi và vùng cổ thường dài hơn.
Tính cách, hành vi:
Chú chó chăn cừu vùng Anatolian là loài chó rất trung thành, có tinh thần cảnh giác cao. Chúng thông minh, dễ huấn luyện nhưng không phải là giống thích hợp cho người nuôi chó ít kinh nghiệm. Chúng cần một người chủ có năng khiếu huấn luyện. Chúng còn có tính cách điềm tĩnh, kiên định, dũng cảm và không hung hăng. Có tính tự lập, rất cảnh giác và tự chủ. Chúng sống tốt với gia đình chủ và cảnh giác với người lạ, nhất là khi ở lứa tuổi trưởng thành. Người chủ nên chủ động giới thiệu chú chó này làm quen người lạ hơn là yêu cầu chúng phải chấp nhận sự có mặt của người lạ.
Chúng trông coi nhà cửa và tài sản rất tốt, sẽ không cho bất cứ ai lạ đụng vào tài sản trong gia đình nếu người chủ không có nhà, trừ phi chúng đã có mối quan hệ thường xuyên với người này và sẽ tỏ ra thân thiện với những người thân thiết với gia đình chủ. Chúng khá khắt khe với bản thân, có lúc lại tỏ ra bướng bỉnh. Trong việc huấn luyện loài chó này, cần có thái độ dứt khoát, kiên trì và có thiện chí. Nên bắt đầu huấn luyện chúng càng sớm càng tốt, vì khi đã trưởng thành đầy đủ, loài chó này đã có những quan niệm và sự hiểu biết của riêng mình, nên sẽ không mấy quan tâm tới sự dạy dỗ của người chủ. Chúng tỏ ra khá nhạy cảm khi bị khiển trách và rất háo hức khi được chủ tỏ thái độ yêu mến. Chúng khá kiên trì và có khả năng bảo vệ con trẻ trong gia đình, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra biến cố rủi ro không mong đợi. Vì vậy nên trông nom, giám sát con trẻ khi ở bên cạnh loài chó này và nên giới thiệu chúng làm quen với nhau.
Không cần huấn luyện thêm về kĩ năng bảo vệ cho chó Anatolian vì bản thân loài chó này đã có bản năng bảo vệ rất tốt, được hình thành khi chúng trưởng thành, thường ở giai đoạn một tuổi rưỡi. Nhìn chung chúng sẽ sống hòa đồng với đồng loại hoặc với các con vật khác khi chúng được làm quen và chơi với nhau từ bé. Giống chó vùng Anatolian này trưởng thành khá chậm, khoảng đến 4 tuổi. Đối với các giống chó được huấn luyện trông coi bầy gia súc, chúng ta không nên nuôi chúng ở trong nhà như những con vật nuôi khác vì như vậy chúng sẽ thích ở trong nhà hơn là lo bảo vệ đàn cừu.
Cũng nên cho chúng làm quen dần với bàn tay chăm sóc của con người ngay từ khi tấm bé vì sau này có những lúc chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe cho chúng. Loài chó này không ăn nhiều, tốt nhất cho chúng ăn chế độ thức ăn có hàm lượng Protein thấp. Chúng hay sủa vào ban đêm và có con thích đào bới.
Công việc:
Ban đầu chú chó Anatolian sẽ chạy vòng quanh lãnh thổ để tìm vị trí cao thích hợp, có tầm quan sát tốt nhất cho nhiệm vụ trông coi. Giống Anatolian sở hữu một thính giác và thị giác rất tuyệt vời đối với công việc. Cứ cách vài giờ, nó lại kiểm tra “lãnh thổ” (protective zone) xung quanh đàn gia súc để đảm bảo không có sự đe dọa nào rình rập. Nếu phát hiện ra có dấu hiệu nguy hiểm, đầu tiên nó sẽ cất tiếng sủa để cảnh báo. Nếu sự nguy hiểm này vẫn đeo bám, nó sẽ sủa ngày một to và dữ dội hơn, báo hiệu cho đàn cừu tụ tập núp sau nó để sẵn sàng đón nhận sự bảo vệ. Nó sẽ cố gắng xua đuổi sự nguy hiểm đi và chỉ tấn công mục tiêu như một phương sách cuối cùng. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta đeo vào cổ cho chú chó của họ một chiếc vòng có đinh tua tủa, nhằm bảo vệ yết hầu của nó khi đánh nhau với các dã thú khác.
Kích thước:
Chiều cao: Chó đực 71 đến 76 cm, chó cái: 66 đến 71 cm.
Cân nặng: Chó đực: 45 đến 68 kg, chó cái: 41 đến 59 kg.
Vấn đề sức khỏe:
Một số con có thể bị mắc chứng cụm mí mắt hay thiểu năng tuyến giáp. Có thể gặp hiện tượng phát triển hông không bình thường nhưng tỷ lệ thấp hơn so với các giống chó to lớn khác. Chúng khá mẫn cảm đối với các chất gây mê. Hệ thống miễn dịch của cơ thể giống Anatolian Shepherd phát triển chậm hơn các giống đồng loại khác, vậy nên cần tiêm vắcxin phòng Virus “Parvo” từ khi chó còn bé (nếu bị nhiễm Virus “Parvo”, chó có hiện tượng sốt, hôn mê, kém ăn, bị tiêu chảy và có thể tử vong)
Điều kiện sống: Không thích hợp trong đời sống ở căn hộ. Chúng khá thụ động khi ở trong nhà. Tối thiểu cho chúng vận động trong khoảnh sân thật rộng lớn. Giống chó này luôn cảnh giác người lạ nên cần thiết phải bọc rào an ninh quanh sân.
Chế độ luyện tập: Cần luyện tập nhiều. Chúng phát huy khả năng rèn luyện tốt nhất khi được chạy nhảy tự do trong sân. Tuy nhiên cũng cần dẫn chó đi dạo đường dài hàng ngày.
Tuổi thọ: 12 đến 15 năm
Số chó con: 5 đến 10 con
Chế độ chăm sóc: Giống chó chăn cừu vùng Anatolian không cần phải chăm sóc kĩ lưỡng. Chỉ cần chải lông cho chúng hai lần trong năm khi chúng ở vào mùa rụng lông. Người chủ có thể đi vắng xa mà không cần chú ý nhiều đến chúng. Chúng rụng nhiều lông và rụng theo mùa.
Nguồn gốc:
Giống chó chăn cừu vùng Anatolian là giống chó bản địa của vùng Tiểu Á. Trên cao nguyên Anatolian, nơi mùa hè nóng khô và mùa đông rất lạnh nhưng chó chăn cừu Anapolian luôn sống quanh năm ngoài trời. Từ nhiều thế kỉ trước, tổ tiên của chúng được sử dụng vào mục đích chiến đấu trong chiến tranh và đi săn. Đặc biệt hơn, chúng còn nổi danh trong các cuộc chiến đánh bại chó sói. Là một giống chó chăn cừu, chúng không bao giờ biết đến sự mệt mỏi hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Ngày nay, người ta vẫn nuôi chúng để chăn cừu cũng như để bảo vệ. Giống chó chăn cừu vùng Anatolian có nguồn gốc rất gần với giống chó Kangal của Thổ Nhĩ Kỳ. Có người còn cho rằng, tất cả giống chó chăn cừu Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chó Kangal đều là một loài và cũng chính là chó chăn cừu vùng Anatolian. Tuy nhiên chó Kangal thuần chủng vẫn được xếp khác loại với chó chăn cừu Thổ Nhĩ Kỳ. Những hoàn cảnh cách ly do lịch sử để lại của vùng Sivas-Kangal đã tác động lên sự phát triển của chó Kangal làm chúng trở thành một loài có đặc điểm riêng biệt. Điều này được ghi nhận trong danh sách các giống chó quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và là một tài sản quốc gia. Ở đất nước này, việc xuất khẩu giống chó Kangal thuần chủng ra ngoài bị cấm và được kiểm soát chặt chẽ. Câu lạc bộ giống chó Kangal ở Mỹ đang tiếp tục hoạt động nhằm nới lỏng việc nhập khẩu các giống chó. Ở nước Mỹ, những chú chó nhập khẩu được xem như có giá trị lớn trong việc bổ xung vào nguồn gen các giống chó nước này.
Nhóm: Flock Guard (chăn đàn gia súc)
Được công nhận bởi: FCI, AKC, UKC, KCGB, NKC, SKC, NZKC, CKC, APRI, ACR. Hiện nay có hơn 3000 chú chó chăn cừu Anatolian được đăng kí ở nước Mỹ. Người ta có thể đăng kí giống chó Anatolian tại Câu lạc bộ chó chăn cừu Anatolian nước Mỹ và tại Anatolian Shepherd International.
Biên dịch từ nguồn Dogbreedinfo
Nguồn gốc: thuộc vùng cao nguyên Anatolian (phía Bắc giáp Biển Đen, phía Nam giáp biển Địa Trung Hải, phía Tây giáp Biển Aegean và phía đông giáp vùng đất liền Châu Á)
Giống chó chăn cừu vùng Anatolian là một loài chó lớn, có dáng quý tộc và là chú chó bảo vệ vật nuôi dũng cảm. Nó có hình dáng tương tự giống với loài Great Pyrenees và Kuvasz, nhưng thon và nhanh nhẹn hơn. Chúng có tốc độ chạy rất nhanh và có sức chịu đựng tốt. Đầu tương đối to, cân xứng với cơ thể. Chiếc mõm thường có màu đen, khá vuông vắn, thường có tỉ lệ chiều dài ngắn hơn hộp sọ. Họp sọ rộng, hơi tròn với chóp nông. Môi có màu đen, hơi trễ xuống. Tuy nhiên môi trên thường không trễ thấp hơn bờ hàm răng dưới. Răng khép hình kéo. Đôi tai khá nhỏ, có hình tam giác và có đỉnh tròn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tai loài chó này thường được bấm rất ngắn. Đôi mắt sâu, nhỏ thường có màu nâu vàng. Cổ dày bắp thịt săn chắc, có yếm cổ hơi trễ xuống. Ngực sâu xuống đến khuỷu 2 chi trước . Lưng khá ngắn so với chiều dài chân. Hai chi trước thẳng, có dáng đẹp. Đuôi thường hạ thấp và hơi uốn cong vào khuỷu chân sau, nhưng khi ở trong trạng thái cảnh giác, đuôi thường uốn cong trên mặt lưng. Bộ lông giống chó chăn cừu Anatolian có hai lớp, ngắn, thô ráp, thường có màu nâu vàng. Một số màu khác cũng chấp nhận được như màu đốm, nâu đốm và trắng. Lớp lông ngoài mềm hơn. Chiều dài lông phụ thuộc vào mùa và nòi giống, lông ở đuôi và vùng cổ thường dài hơn.
Chú chó chăn cừu vùng Anatolian là loài chó rất trung thành, có tinh thần cảnh giác cao. Chúng thông minh, dễ huấn luyện nhưng không phải là giống thích hợp cho người nuôi chó ít kinh nghiệm. Chúng cần một người chủ có năng khiếu huấn luyện. Chúng còn có tính cách điềm tĩnh, kiên định, dũng cảm và không hung hăng. Có tính tự lập, rất cảnh giác và tự chủ. Chúng sống tốt với gia đình chủ và cảnh giác với người lạ, nhất là khi ở lứa tuổi trưởng thành. Người chủ nên chủ động giới thiệu chú chó này làm quen người lạ hơn là yêu cầu chúng phải chấp nhận sự có mặt của người lạ.
Chúng trông coi nhà cửa và tài sản rất tốt, sẽ không cho bất cứ ai lạ đụng vào tài sản trong gia đình nếu người chủ không có nhà, trừ phi chúng đã có mối quan hệ thường xuyên với người này và sẽ tỏ ra thân thiện với những người thân thiết với gia đình chủ. Chúng khá khắt khe với bản thân, có lúc lại tỏ ra bướng bỉnh. Trong việc huấn luyện loài chó này, cần có thái độ dứt khoát, kiên trì và có thiện chí. Nên bắt đầu huấn luyện chúng càng sớm càng tốt, vì khi đã trưởng thành đầy đủ, loài chó này đã có những quan niệm và sự hiểu biết của riêng mình, nên sẽ không mấy quan tâm tới sự dạy dỗ của người chủ. Chúng tỏ ra khá nhạy cảm khi bị khiển trách và rất háo hức khi được chủ tỏ thái độ yêu mến. Chúng khá kiên trì và có khả năng bảo vệ con trẻ trong gia đình, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra biến cố rủi ro không mong đợi. Vì vậy nên trông nom, giám sát con trẻ khi ở bên cạnh loài chó này và nên giới thiệu chúng làm quen với nhau.
Không cần huấn luyện thêm về kĩ năng bảo vệ cho chó Anatolian vì bản thân loài chó này đã có bản năng bảo vệ rất tốt, được hình thành khi chúng trưởng thành, thường ở giai đoạn một tuổi rưỡi. Nhìn chung chúng sẽ sống hòa đồng với đồng loại hoặc với các con vật khác khi chúng được làm quen và chơi với nhau từ bé. Giống chó vùng Anatolian này trưởng thành khá chậm, khoảng đến 4 tuổi. Đối với các giống chó được huấn luyện trông coi bầy gia súc, chúng ta không nên nuôi chúng ở trong nhà như những con vật nuôi khác vì như vậy chúng sẽ thích ở trong nhà hơn là lo bảo vệ đàn cừu.
Cũng nên cho chúng làm quen dần với bàn tay chăm sóc của con người ngay từ khi tấm bé vì sau này có những lúc chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe cho chúng. Loài chó này không ăn nhiều, tốt nhất cho chúng ăn chế độ thức ăn có hàm lượng Protein thấp. Chúng hay sủa vào ban đêm và có con thích đào bới.
Công việc:
Ban đầu chú chó Anatolian sẽ chạy vòng quanh lãnh thổ để tìm vị trí cao thích hợp, có tầm quan sát tốt nhất cho nhiệm vụ trông coi. Giống Anatolian sở hữu một thính giác và thị giác rất tuyệt vời đối với công việc. Cứ cách vài giờ, nó lại kiểm tra “lãnh thổ” (protective zone) xung quanh đàn gia súc để đảm bảo không có sự đe dọa nào rình rập. Nếu phát hiện ra có dấu hiệu nguy hiểm, đầu tiên nó sẽ cất tiếng sủa để cảnh báo. Nếu sự nguy hiểm này vẫn đeo bám, nó sẽ sủa ngày một to và dữ dội hơn, báo hiệu cho đàn cừu tụ tập núp sau nó để sẵn sàng đón nhận sự bảo vệ. Nó sẽ cố gắng xua đuổi sự nguy hiểm đi và chỉ tấn công mục tiêu như một phương sách cuối cùng. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta đeo vào cổ cho chú chó của họ một chiếc vòng có đinh tua tủa, nhằm bảo vệ yết hầu của nó khi đánh nhau với các dã thú khác.
Chiều cao: Chó đực 71 đến 76 cm, chó cái: 66 đến 71 cm.
Cân nặng: Chó đực: 45 đến 68 kg, chó cái: 41 đến 59 kg.
Vấn đề sức khỏe:
Một số con có thể bị mắc chứng cụm mí mắt hay thiểu năng tuyến giáp. Có thể gặp hiện tượng phát triển hông không bình thường nhưng tỷ lệ thấp hơn so với các giống chó to lớn khác. Chúng khá mẫn cảm đối với các chất gây mê. Hệ thống miễn dịch của cơ thể giống Anatolian Shepherd phát triển chậm hơn các giống đồng loại khác, vậy nên cần tiêm vắcxin phòng Virus “Parvo” từ khi chó còn bé (nếu bị nhiễm Virus “Parvo”, chó có hiện tượng sốt, hôn mê, kém ăn, bị tiêu chảy và có thể tử vong)
Điều kiện sống: Không thích hợp trong đời sống ở căn hộ. Chúng khá thụ động khi ở trong nhà. Tối thiểu cho chúng vận động trong khoảnh sân thật rộng lớn. Giống chó này luôn cảnh giác người lạ nên cần thiết phải bọc rào an ninh quanh sân.
Chế độ luyện tập: Cần luyện tập nhiều. Chúng phát huy khả năng rèn luyện tốt nhất khi được chạy nhảy tự do trong sân. Tuy nhiên cũng cần dẫn chó đi dạo đường dài hàng ngày.
Tuổi thọ: 12 đến 15 năm
Chế độ chăm sóc: Giống chó chăn cừu vùng Anatolian không cần phải chăm sóc kĩ lưỡng. Chỉ cần chải lông cho chúng hai lần trong năm khi chúng ở vào mùa rụng lông. Người chủ có thể đi vắng xa mà không cần chú ý nhiều đến chúng. Chúng rụng nhiều lông và rụng theo mùa.
Nguồn gốc:
Giống chó chăn cừu vùng Anatolian là giống chó bản địa của vùng Tiểu Á. Trên cao nguyên Anatolian, nơi mùa hè nóng khô và mùa đông rất lạnh nhưng chó chăn cừu Anapolian luôn sống quanh năm ngoài trời. Từ nhiều thế kỉ trước, tổ tiên của chúng được sử dụng vào mục đích chiến đấu trong chiến tranh và đi săn. Đặc biệt hơn, chúng còn nổi danh trong các cuộc chiến đánh bại chó sói. Là một giống chó chăn cừu, chúng không bao giờ biết đến sự mệt mỏi hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Ngày nay, người ta vẫn nuôi chúng để chăn cừu cũng như để bảo vệ. Giống chó chăn cừu vùng Anatolian có nguồn gốc rất gần với giống chó Kangal của Thổ Nhĩ Kỳ. Có người còn cho rằng, tất cả giống chó chăn cừu Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chó Kangal đều là một loài và cũng chính là chó chăn cừu vùng Anatolian. Tuy nhiên chó Kangal thuần chủng vẫn được xếp khác loại với chó chăn cừu Thổ Nhĩ Kỳ. Những hoàn cảnh cách ly do lịch sử để lại của vùng Sivas-Kangal đã tác động lên sự phát triển của chó Kangal làm chúng trở thành một loài có đặc điểm riêng biệt. Điều này được ghi nhận trong danh sách các giống chó quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và là một tài sản quốc gia. Ở đất nước này, việc xuất khẩu giống chó Kangal thuần chủng ra ngoài bị cấm và được kiểm soát chặt chẽ. Câu lạc bộ giống chó Kangal ở Mỹ đang tiếp tục hoạt động nhằm nới lỏng việc nhập khẩu các giống chó. Ở nước Mỹ, những chú chó nhập khẩu được xem như có giá trị lớn trong việc bổ xung vào nguồn gen các giống chó nước này.
Nhóm: Flock Guard (chăn đàn gia súc)
Được công nhận bởi: FCI, AKC, UKC, KCGB, NKC, SKC, NZKC, CKC, APRI, ACR. Hiện nay có hơn 3000 chú chó chăn cừu Anatolian được đăng kí ở nước Mỹ. Người ta có thể đăng kí giống chó Anatolian tại Câu lạc bộ chó chăn cừu Anatolian nước Mỹ và tại Anatolian Shepherd International.
Biên dịch từ nguồn Dogbreedinfo