hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Trong 20 năm tới, tất cả loài hổ trên thế giới có thể biến mất hoàn toàn trong tự nhiên nếu các nước không thúc đẩy những biện pháp mạnh nhằm bảo vệ chúng, cảnh báo của các chuyên gia về bảo tồn thiên nhiên.
Hai con hổ Amur. Loài hổ này từng tung hoành ở Tây Á và Trung Á, song hiện nay người ta chỉ còn thấy chúng ở phía đông Siberia thuộc Nga
Cảnh báo được Quỹ cứu lấy loài hổ (Save The Tigers) có trụ sở tại Washington, Mỹ đưa ra tại hội nghị quốc tế về bảo tồn hổ tại thủ đô Kathmandu, Nepal ngày 28-10. Theo tính toán của tổ chức này, hiện thế giới chỉ còn khoảng 3.500 con hổ đang sống trong tự nhiên tại các nước châu Á và Nga. Trong khi đó, số lượng hổ trên hành tinh cách đây một thế kỷ vào khoảng 100.000.
Người ta săn bắn hổ trái phép để lấy các bộ phận trên cơ thể chúng. Tấm da của một con hổ có thể được mua với giá lên tới 20.000 USD tại nhiều nước, chẳng hạn như Trung Quốc. Châu Á đang là điểm nóng đối với hoạt động buôn lậu động vật quý hiếm. Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) cho rằng tổng giá trị giao dịch trên thị trường buôn lậu động vật của châu Á có thể lên tới hơn 20 tỷ USD mỗi năm.
Môi trường sống thu hẹp và sự suy giảm số lượng mồi cũng là những mối hiểm họa đối với hổ - loài được giới bảo tồn thiên nhiên gọi là “di sản châu Á”.
Mahendra Shrestha, giám đốc chương trình của Quỹ cứu lấy loài hổ, cho rằng việc ban hành các đạo luật nghiêm ngặt về bảo vệ hổ, tuần tra thường xuyên để ngăn chặn nạn săn bắt trộm và bảo vệ những khu vực sinh sống của chúng có thể giúp cải thiện tình hình.
Thống kê cho biết hiện hổ chỉ còn sống trong tự nhiên tại Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam.
HẢI DƯƠNG (Theo Reuters)
Cảnh báo được Quỹ cứu lấy loài hổ (Save The Tigers) có trụ sở tại Washington, Mỹ đưa ra tại hội nghị quốc tế về bảo tồn hổ tại thủ đô Kathmandu, Nepal ngày 28-10. Theo tính toán của tổ chức này, hiện thế giới chỉ còn khoảng 3.500 con hổ đang sống trong tự nhiên tại các nước châu Á và Nga. Trong khi đó, số lượng hổ trên hành tinh cách đây một thế kỷ vào khoảng 100.000.
Người ta săn bắn hổ trái phép để lấy các bộ phận trên cơ thể chúng. Tấm da của một con hổ có thể được mua với giá lên tới 20.000 USD tại nhiều nước, chẳng hạn như Trung Quốc. Châu Á đang là điểm nóng đối với hoạt động buôn lậu động vật quý hiếm. Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) cho rằng tổng giá trị giao dịch trên thị trường buôn lậu động vật của châu Á có thể lên tới hơn 20 tỷ USD mỗi năm.
Môi trường sống thu hẹp và sự suy giảm số lượng mồi cũng là những mối hiểm họa đối với hổ - loài được giới bảo tồn thiên nhiên gọi là “di sản châu Á”.
Mahendra Shrestha, giám đốc chương trình của Quỹ cứu lấy loài hổ, cho rằng việc ban hành các đạo luật nghiêm ngặt về bảo vệ hổ, tuần tra thường xuyên để ngăn chặn nạn săn bắt trộm và bảo vệ những khu vực sinh sống của chúng có thể giúp cải thiện tình hình.
Thống kê cho biết hiện hổ chỉ còn sống trong tự nhiên tại Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam.
HẢI DƯƠNG (Theo Reuters)