hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Ngày 11/3, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, hội thảo nhằm tăng cường hợp tác khu vực trong cuộc chiến chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép vừa diễn ra ở Hà Nội đã thu hút 16 đại diện đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) của 9 nước Châu Á. Các đại diện cùng lên tiếng báo động nạn săn bắt ĐVHD ngày càng tăng ở các quốc gia Châu Á.
Để chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ ĐVHD, mười sáu đại diện đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) của 9 nước Châu Á đã có mặt trong một hội thảo về bảo vệ ĐVHD từ ngày 3 - 7/3, tại Hà Nội để cùng trao đổi, thảo luận nhằm tăng cường hợp tác khu vực trong cuộc chiến chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép.
Hội thảo đặt ra vấn đề: Buôn bán động vật hoang dã trái phép đã trở thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận và là vấn đề nhức nhối chung của nhiều quốc gia. Đây chính là mối đe dọa tuyệt chủng đối với nhiêu loài ĐVHD của Châu Á. Do vậy, việc hợp tác giữa các Chính phủ cũng như các tổ chức NGO của Châu Á là rất cần thiết giải quyết vấn đề này.
Điều phối Chương trình bảo vệ ĐVHD của ENV cho biết “Thực tế cho thấy các NGO có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ giải quyết vấn đề buôn bán trái phép các loài ĐVHD qua biên giới. Mục tiêu của chúng tôi là tăng cường hợp tác khu vực thông qua việc xây dựng văn hóa hợp tác giữa các chính phủ trong việc giải quyết nạn buôn bán trái phép ĐVHD”.
Những năm gần đây, tình hình buôn bán ĐVHD đã tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Từ năm 2005, đường dây nóng Chương trình Bảo vệ ĐVHD của ENV đã thiết lập và đến nay, Chương trình Bảo vệ ĐVHD của ENV đã lưu trữ hồ sơ của hơn 1,600 vụ vi phạm trong lĩnh vực này.
Hiện nay, số lượng các loài bị đe dọa trong sách đỏ trong những năm qua không chỉ gia tăng về số lượng mà còn tăng về phân hạng đe dọa. Việt Nam đã có khoảng 700 loài động, thực vật đang bị nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ Quốc gia. Một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm nghiêm trọng loài dẫn đến tuyệt chủng là tình trạng săn bán, buôn bán động thực vật hoang dã một cách ráo riết.
Vĩnh Giang
Để chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ ĐVHD, mười sáu đại diện đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) của 9 nước Châu Á đã có mặt trong một hội thảo về bảo vệ ĐVHD từ ngày 3 - 7/3, tại Hà Nội để cùng trao đổi, thảo luận nhằm tăng cường hợp tác khu vực trong cuộc chiến chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép.
Tê giác trong hoang dã có thể không còn ở VN vì nạn săn bắn bấy lâu nay. Ảnh: V.Giang
Hội thảo đặt ra vấn đề: Buôn bán động vật hoang dã trái phép đã trở thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận và là vấn đề nhức nhối chung của nhiều quốc gia. Đây chính là mối đe dọa tuyệt chủng đối với nhiêu loài ĐVHD của Châu Á. Do vậy, việc hợp tác giữa các Chính phủ cũng như các tổ chức NGO của Châu Á là rất cần thiết giải quyết vấn đề này.
Điều phối Chương trình bảo vệ ĐVHD của ENV cho biết “Thực tế cho thấy các NGO có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ giải quyết vấn đề buôn bán trái phép các loài ĐVHD qua biên giới. Mục tiêu của chúng tôi là tăng cường hợp tác khu vực thông qua việc xây dựng văn hóa hợp tác giữa các chính phủ trong việc giải quyết nạn buôn bán trái phép ĐVHD”.
Ăn xong, tê giác lại nhốt vào khu cách ly mỗi con, nhưng vẫn thích gần nhau
Những năm gần đây, tình hình buôn bán ĐVHD đã tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Từ năm 2005, đường dây nóng Chương trình Bảo vệ ĐVHD của ENV đã thiết lập và đến nay, Chương trình Bảo vệ ĐVHD của ENV đã lưu trữ hồ sơ của hơn 1,600 vụ vi phạm trong lĩnh vực này.
Hiện nay, số lượng các loài bị đe dọa trong sách đỏ trong những năm qua không chỉ gia tăng về số lượng mà còn tăng về phân hạng đe dọa. Việt Nam đã có khoảng 700 loài động, thực vật đang bị nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ Quốc gia. Một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm nghiêm trọng loài dẫn đến tuyệt chủng là tình trạng săn bán, buôn bán động thực vật hoang dã một cách ráo riết.
Vĩnh Giang