• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

10 điều thú vị về động vật

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Cá sấu nuốt đá để bơi? Vì sao những chú chim bay đường dài vẫn không bị lạc đường? Loài chim có họ hàng không? Cá cũng “chuyển giới”? Dưới đây là 10 điều thú vị về thế giới động vật.

1. Cá sấu nuốt đá để bơi

Dạ dày của một con cá sấu là một nơi cứng như đá vì một trong những lý do sau. Trước hết là vì hệ thống tiêu hoá của cá sấu có thể chứa mọi thứ từ rùa, chim đến hươu, bò, sư tử và thậm chí cả những con cá sấu (khi cá sấu có chiến tranh nội bộ). Ngoài ra, bụng cá sấu có thể đựng đá khi những con cá sấu này thích bơi lặn dưới nước.

2. Cá voi mẹ không cần giảm béo

Nuôi dưỡng một chú cá voi mới sinh không phải là việc dễ dàng với một chú voi mẹ trưởng thành. Sau 10 đến 12 tháng trong bụng mẹ, bằng khoảng 1/3 chiều dài của mẹ (một chú cá voi xanh con có chiều dài khoảng 9m), cá voi con được cá mẹ dùng cơ bơm sữa vào miệng.

Trong khi uống sữa, cá voi con phải bám chặt lấy núm vú của mẹ (điều này có thật, không chỉ con người mà loài cá voi cũng có núm vú). Với sự nuôi dưỡng vất vả như vậy, nên mỗi lần sinh con, cá voi mẹ thường phải tiêu tốn 50% chết béo trong cơ thể, giảm khoảng 200 pound một ngày.

3. Những chú chim dùng ranh giới để định vị đường bay

Bạn có thể tưởng tượng bạn sẽ đi một đoạn đường dài, sau đó tìm được đường về không bị lạc, dĩ nhiên trong điều kiện bạn không có bản đồ, xác định đường quả thật không đơn giản. Nhưng những chú chim lại làm điều đó khá dễ dàng. Những chú chim bồ câu có thể bay hàng nghìn dặm để tìm nơi trú ngụ mà không gặp khó khăn định vị nào. Một số loài chim Bắc Cực có thể làm chuyến “du lịch” khoảng 25.000 dặm hàng năm mà không hề bị lạc.

4. Hải ly, mùa đông có ngày dài hơn

Những chú hải ly trở nên ốm yếu ngại ra ngoài vào mùa đông. Tuy nhiên, trước đó những chú hải ly đã phải chuẩn bị tích trữ thức ăn hoặc tích trữ chất béo vào đuôi. Vào thời gian mùa đông lạnh giá, hải ly sẽ dùng những năng lượng này để tránh phải ra ngoài.

5. Chuột chũi không mù


Với cặp mắt kém phát triển và cuộc sống dưới lòng đất, chuột chũi thường được coi là động vật bị mù. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. Chuột chũi dùng mắt để phán đoán sự thay đổi của không khí hiện thời. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chuột chũi có một yếu điểm không thích nhìn, có thể chúng sợ những động vật ăn thịt khác, chính vì vậy chúng thường tránh ánh nắng và thường đào đất trốn chui lủi.

6. Những chú chim non và tình anh em


Thật sai lầm khi nghĩ loài động vật, nhất là loài chim không có họ hàng. Ví dụ những chú chim tập luyện, tụ tập họ hang của mình bằng những tiếng kêu chip chip đặc biệt trong khi kiếm ăn và trong khi muốn mớm mồi cho nhau. Đây có thể gọi là cách loài chim thể hiện mối quan hệ “anh em” với những chú chim khác.

Những chú chim này có thể là được sinh ra cùng tổ, hoặc chúng có gen giống nhau. Dù sao, cách chúng thể hiện cũng phần này thấy được mối quan hệ gần gũi giữa những con chim, và cũng thể hiện được chim cũng có mối quan hệ gần gũi với những con “họ hàng” khác.

7. Nhiều chú cá cũng “chuyển giới”

Con người hiện có nhiều trường hợp chuyển giới, từ nam sang nữ và từ nữ lại chuyển sang nam. Và sự chuyển biến kỳ lạ này cũng có thể diễn ra với những chú cá dưới đáy đại dương. Trường hợp này khá phổ biến với những chú cá có xương sống. Một vài chú cá chuyển giới để thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Còn một vài chú cá khác lại có thể mang cả hai giới do chúng “sở hữu” cả bộ phận sinh dục của cá đực và cá cái.

8. Hươu cao cổ với cổ cao - lợi và bất lợi


Với chiếc cổ cao trung bình khoảng 5,5 m những chú hươu cao cổ có thể nhìn tới một khoảng cách khá xa mà không phải con vật nào cũng có thể nhìn được. Nhưng cổ cao cũng là một bất lợi cho chúng. Vì với chiếc cổ cao, hệ thống mạch máu của những chú hươu cao cổ phải hoạt động mạnh hơn 2 lần so với những loài khác thì mới đảm bảo đưa máu lưu thông lên đến đỉnh.

9. Voi hay quên, nhưng chúng không hề ngu ngốc

Những chú voi có bộ não lớn nhất, khoảng 11 pound (khoảng gần 4kg). Voi thường hay quên một cách ngớ ngẩn nhưng độ thông minh của chúng lại được so sánh với con người và loài tinh tinh. Thông thường, chỉ số não bộ trung bình của voi là 1,88 (con người là từ 7,33 - 7,69, và loài tinh tinh trung bình 2,45 - 0,27). Các nhà nghiên cứu nhận định, trí thông minh và trí nhớ của voi dù đi cùng nhau, nhưng trí nhớ của voi thường vẫn mắc “sai lầm” trong khi trí thông minh của chúng thực sự khá tốt.

10. Vẹt nói nhiều hơn kêu


“Lời nói” của vẹt thường mang tính chất bắt chước con người. Không giống như loài chim khác, nếu được dạy nói thì vẹt thường nói nhiều hơn kêu. Những từ vẹt có thể nói là những từ ngắn gọn, dễ hiểu và được dạy một cách rõ ràng. Trong một cuộc họp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu còn gợi ý dung phương pháp học nói của vẹt để áp dụng phát triển kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nói cho những chú robot

CAND
 
Top