• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Ứng phó với biến đổi khí hậu: cần có sự tham gia của cả cộng đồng

amifidele

Member
(VnMedia) - "Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chỉ có người Việt nam mới giải quyết được những vấn đề biến đổi khí hậu của Việt Nam. Chúng ta cần phát huy sức mạnh nội lực hơn nữa để giải quyết những vấn đề này"

Đây là vấn đề mà ông Nguyễn Hữu Ninh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED) – nhà khoa học Việt Nam trong nhóm đã vinh dự được nhận giải Nobel 2007 cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu nhấn mạnh trong cuộc hội thảo diễn ra sáng qua (11/09/2008) "Biến đổi khí hậu và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự".


Ông Nguyễn Hữu Ninh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED)

Bên lề cuộc hội thảo, phóng viên VnMedia đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Hữu Ninh về vấn đề này.

Thưa ông, sự biến đổi khí hậu trong nhiều năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến nền nhiệt độ và những vấn đề môi trường của Việt Nam. Với cá nhân là nhà nghiên cứu đã có nhiều năm theo sát vấn đề này, theo ông, điều gì đang là thách thức của Việt Nam?

Hiện nay khó khăn nhất là vấn đề năng lực cán bộ của chúng ta. Công tác nghiên cứu khoa học, năng lực đối phó với chuyện này đối với chúng ta còn mới. Chúng ta cần có thời gian, đào tạo lại nhân lực bao gồm cả nhà khoa học, nhà chính sách,quản lý và cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.

Đặc biệt là phải nâng cao nhận thức toàn dân, bên cạnh nhận thức bản thân, lãnh đạo các cấp, nhân dân, truyền thông biện pháp tổng hợp cùng lúc làm chứ không thể làm riêng rẽ.

Tăng nền nhiệt độ, lượng mưa lớn hơn và đặc biệt là mức nước biển tăng cao. Những mối đe doạ này theo ông thì Việt Nam sẽ phải ứng phó như thế nào?

Tôi nghĩ rằng biến đổi khí hậu hiện tai chưa thể nhìn thấy ngay, nhưng có thể chúng ta thấy đươc rằng tác động của nó như thiên tai biến đổi, bão tố, lũ quét đang tạo ra nhiều mối đe doạ.

Hiện nay, tình trạng lũ quét, mưa rất nhiều, giá trị cực thị của bão thay đổi, số ngày nóng thay đổi, bão đang dịch chuyển dần vào phía Nam. TP. Hồ Chí Minh cũng một phần bị ảnh hưởng từ mực nước biển dâng, thiên tại năm sau nhiều hơn năm trước khiến chúng ta không thể thờ ơ.

Trước mắt, chúng ta phải trồng rừng, bảo vệ rừng, làm tốt việc bảo vệ môi trường, hành động cụ thể góp phần có những đóng góp cho biến đổi khí hậu Việt Nam.

So với thế giới, Việt Nam hiện nay dường như vẫn còn khá bị động trong việc đối phó với biến đổi khí hậu?

Điều đó không có gì lạ, Việt Nam hoặc các nước trên thế giới cũng thế thôi, thiên tai khí hậu là điều khó đoán, không dự báo trước được chuyện này. Bởi vì bạn cũng hiểu, yếu tố khách quan thì ta không thể đối phó được vì nó nằm chung trong sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. Còn về chủ quan thì chỉ có cách là các cấp, ngành, mỗi cá nhân cùng chung tay khi mà thiên tai xảy ra.
Nhưng theo tôi thì Việt Nam cũng là một nước thích ứng rất nhanh, bản thân các cấp có trách nhiệm vào cuộc rất là nhanh chóng, muộn còn hơn không, nên tôi nghĩ không có vấn đề gì cả.

Việt Nam hiện nay mới có khoảng 6 tổ chức tham gia vào việc nghiên cứu ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Theo ông, vậy trách nhiệm của các tổ chức dân sự được đặt ở đâu?

Hiện nay mới có 6 tổ chức đang nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu và cũng chỉ là các tổ chức làm nòng cốt phát triển với các tổ chức khác, phát triển tới các vùng miền của đất nước. Hiện nay riêng Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã có những hoạt động, tham gia cùng hàng trăm tổ chức khác nhau. Hệ thống này sẽ gắn kết chặt chẽ với nhân dân, chia sẻ thông tin, bổ sung, góp sức cùng chính phủ.

Ví dụ như Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED) nơi tôi đang công tác trong 15-20 năm qua đã nghiên cứu rất nhiều về biến đổi khí hậu, tham gia rất nhiều các tổ chức và hoạt động về biến đổi khí hậu. Chúng tôi cùng với các cơ sở khoa học trong và ngoài nước để chia sẻ, trao đổi các thông tin về biến đổi khí hậu, đồng thời chúng tôi đang và sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nâng cao năng lực cán bộ người Việt Nam, để hợp tác làm sao đáp ứng yêu cầu sử dụng khoa học công nghệ, ứng dụng kỹ thuật mới.

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam cần rất nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học. Việc thành lập hệ thống các tổ chức dân sự đối phó với sự biến đổi khí hậu với đời sống nhân dân Việt Nam là rất cần thiết, bổ sung góp sức cùng Chính phủ trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chỉ có người Việt nam mới giải quyết được những vấn đề biến đổi khí hậu của Việt Nam. Chúng ta cần phát huy sức mạnh nội lực hơn nữa để giải quyết những vấn đề này.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đề cập tới vấn đề trách nhiệm của các tổ chức dân sự với việc bảo vệ môi trường, ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Hội thảo có mang tới được một mục đích cụ thể nào đó không?

Trên thực tế đây là vấn đề rất lớn của toàn dân, xã hội. Cuộc hội thảo là một sự trao đổi đa chiều, từ đó có ý kiến đồng thuận, cái gì thiếu thì bổ sung, có biện pháp tối ưu nhất. Chúng tôi cũng đã có nhiều tổ chức nghiên cứu cụ thể về từng vùng miền bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhất và đã đưa ra những biện pháp để người dân tại nơi đó khắc phục. Chúng tôi chỉ hy vọng vào sự cộng tác tối đa của toàn dân.

Chúng tôi sẽ hình thành một mạng lưới cụ thể, tăng cường nguồn nhân lực, tăng cường dự án nghiên cứu, gắn kết cộng đồng. Ví dụ, cùng một diện tích đất bị thu hẹp nhưng với cơ cấu kinh tế phù hợp ta vẫn có năng suất cao, mực nước biển dâng thì phải có cách bố trí ăn ở để dân sống chung với nước. Chúng tôi muốn biến đổi khí hậu đi từ vi mô.

Xin cảm ơn ông!
 
Top