hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Tokyo, Nhật Bản cho rằng chiếc đuôi sặc sỡ xoè rộng của các con công đực hoá ra lại không có tác dụng trong việc kích thích hay lôi cuốn các con công cái.
Kết quả công trình nghiên cứu này đã bác bỏ quan niệm lâu nay cho rằng bộ lông sặc sỡ của công đực là sản phẩm tiến hoá để đáp ứng lựa chọn của bạn tình.
Qua nghiên cứu trên những con công đực Ấn Độ, các nhà nghiên cứu Nhật Bản nhận thấy chính âm thanh mà chúng phát ra dường như còn thu hút sự chú ý của công cái hơn cả cái đuôi đẹp.
Tiến sĩ Mariko Takahashi, thuộc Trường đại học Tokyo, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: "Chúng tôi cho rằng tiếng kêu của công đực có ảnh hưởng nhất tới công cái".
Tiến sĩ Takahashi và đồng nghiệp đã tìm hiểu quần thể công Ấn Độ ở Công viên Izu Cactus tại Shizuoka.
Trong các mùa xuân từ 1995 - 2001, họ đã quan sát những lần giao phối thành công của chúng, tập trung vào cái gọi là "sự run rẩy của công đực".
Trong mỗi lần như vậy, một công đực sẽ xoè và rung đuôi ngay trước mặt một công cái đang ở gần đó. Việc rung đuôi này tạo ra một tiếng động sột soạt đặc trưng. Các con cái thể hiện sự thu hút bởi màn run rẩy này bằng cách chạy quanh con đực mà chúng thích.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận những tín hiệu cho thấy cuộc kết giao thành công, và liên hệ chúng với một vài yếu tố hấp dẫn của đuôi công đực, như độ dài đuôi, và số đốm mắt trên đó. Tuy nhiên trong suốt quá trình nghiên cứu, họ không thể tìm ra mối liên hệ giữa sự sặc sỡ của đuôi công với khả năng giao phối thành công của công đực. Thậm chí, họ cũng nhận thấy có rất ít sự khác biệt ở đuôi của các con công được nghiên cứu./.
Theo KH&CN/Vietnam
Âm thanh mà công đực phát ra thu hút sự chú ý của công cái hơn cả cái đuôi đẹp.
Kết quả công trình nghiên cứu này đã bác bỏ quan niệm lâu nay cho rằng bộ lông sặc sỡ của công đực là sản phẩm tiến hoá để đáp ứng lựa chọn của bạn tình.
Qua nghiên cứu trên những con công đực Ấn Độ, các nhà nghiên cứu Nhật Bản nhận thấy chính âm thanh mà chúng phát ra dường như còn thu hút sự chú ý của công cái hơn cả cái đuôi đẹp.
Tiến sĩ Mariko Takahashi, thuộc Trường đại học Tokyo, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: "Chúng tôi cho rằng tiếng kêu của công đực có ảnh hưởng nhất tới công cái".
Tiến sĩ Takahashi và đồng nghiệp đã tìm hiểu quần thể công Ấn Độ ở Công viên Izu Cactus tại Shizuoka.
Trong các mùa xuân từ 1995 - 2001, họ đã quan sát những lần giao phối thành công của chúng, tập trung vào cái gọi là "sự run rẩy của công đực".
Trong mỗi lần như vậy, một công đực sẽ xoè và rung đuôi ngay trước mặt một công cái đang ở gần đó. Việc rung đuôi này tạo ra một tiếng động sột soạt đặc trưng. Các con cái thể hiện sự thu hút bởi màn run rẩy này bằng cách chạy quanh con đực mà chúng thích.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận những tín hiệu cho thấy cuộc kết giao thành công, và liên hệ chúng với một vài yếu tố hấp dẫn của đuôi công đực, như độ dài đuôi, và số đốm mắt trên đó. Tuy nhiên trong suốt quá trình nghiên cứu, họ không thể tìm ra mối liên hệ giữa sự sặc sỡ của đuôi công với khả năng giao phối thành công của công đực. Thậm chí, họ cũng nhận thấy có rất ít sự khác biệt ở đuôi của các con công được nghiên cứu./.
Theo KH&CN/Vietnam