nguyenhong
Member
Cá cóc Tam Đảo, loài động vật đặc hữu được xếp hạng bảo tồn tương đương với loài hổ, tê giác một sừng, voọc mông trắng… đang bị bày bán công khai ở các hàng cá, với giá chỉ ngang cá cảnh bình thường.
Những người chơi cá cảnh ở Hà Nội đôi khi bắt gặp ở cửa hàng bán cá những con vật lạ có hình dáng giống thằn lằn, nhưng sống ở dưới nước, có mặt lưng màu đen bóng, phần bụng màu đỏ với những đốm đen loang lổ khá đẹp mắt.
Không ít người đã mua chúng về làm một loài vật cảnh nuôi trong bể cá của mình với giá từ 10.000 cho đến hàng chục nghìn đồng mỗi con, tùy theo kích cỡ
Những con cá cóc được bày bán ở một cửa hàng cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám.
Khi được hỏi về loài vật lạ này, một người bán cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Đây là con cá cóc, giống nội nên rất khỏe và dễ nuôi. Con này ăn giun như cá cảnh, nhưng khi nuôi nhớ thả vào bể một tấm xốp hoặc nhựa để nó trèo lên sưởi nắng không thì dễ bị bệnh..."
Với những người bán và người mua cá trên phố Hoàng Hoa Thám, đây chỉ là loài cá cóc như các loài cá cảnh bình thường khác. Tuy nhiên, khi xem những hình ảnh được Đất Việt cung cấp, thạc sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên bộ môn Động vật có xương sống tại ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, đây chính là loài cá cóc Tam Đảo, hay còn gọi là các cóc bụng hoa (Paramesotriton deloustali), một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam.
Cá cóc Tam Đảo trưởng thành có thể đạt chiều dài 20cm.
Loài lưỡng cư thuộc bộ Ếch nhái có đuôi này được các nhà khoa học phát hiện ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi của Vườn quốc gia Tam Đảo và một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Theo sách Đỏ của Việt Nam, tình trạng bảo tồn của loài cá cóc Tam Đảo được xếp vào bậc E (nguy cấp, có thể tuyệt chủng). Loài này đã được Chính phủ xếp vào nhóm 1B (những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác) trong Nghị định 32 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
"Sự tồn tại của cá cóc Tam Đảo ở các khu vực khác ngoài Việt Nam chưa bao giờ được ghi nhận. Việc buôn bán loài động vật đặc hữu này là không thể chấp nhận được", ông Nam cho biết.
Mỗi con cá cóc nhỏ này có giá 10.000 đồng.
Việc buôn bán cá cóc đã xuất hiện ở Hà Nội từ nhiều năm nay. Theo một chủ cửa hàng cá cảnh ở khu vực chợ Châu Long, Ba Đình, Hà Nội, cách đây vài năm, những con cá cóc cỡ lớn vẫn còn khá nhiều. Nhưng thời gian gần đây, hầu như chỉ còn cá cóc nhỏ cỡ ngón tay được bày bán và cũng không còn thường xuyên.
Tuy vậy, tại một hàng cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám, người bán hàng vẫn bảo đảm rằng, có thể cung cấp với số lượng 20 con trong vòng một tháng, nếu đặt hàng trước.
Theo ông Dương Văn Chiên, Phó phòng quản lý rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, những hành động buôn bán này đã vi phạm Nghị định chính phủ 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
"Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa ghi nhận trường hợp buôn bán cá cóc Tam Đảo nào ở Hà Nội bị xử phạt. Cơ quan hữu quan sẽ tìm hiểu sự việc và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp", ông Chiên cho biết.
Đất Việt
Những người chơi cá cảnh ở Hà Nội đôi khi bắt gặp ở cửa hàng bán cá những con vật lạ có hình dáng giống thằn lằn, nhưng sống ở dưới nước, có mặt lưng màu đen bóng, phần bụng màu đỏ với những đốm đen loang lổ khá đẹp mắt.
Không ít người đã mua chúng về làm một loài vật cảnh nuôi trong bể cá của mình với giá từ 10.000 cho đến hàng chục nghìn đồng mỗi con, tùy theo kích cỡ
Những con cá cóc được bày bán ở một cửa hàng cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám.
Khi được hỏi về loài vật lạ này, một người bán cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Đây là con cá cóc, giống nội nên rất khỏe và dễ nuôi. Con này ăn giun như cá cảnh, nhưng khi nuôi nhớ thả vào bể một tấm xốp hoặc nhựa để nó trèo lên sưởi nắng không thì dễ bị bệnh..."
Với những người bán và người mua cá trên phố Hoàng Hoa Thám, đây chỉ là loài cá cóc như các loài cá cảnh bình thường khác. Tuy nhiên, khi xem những hình ảnh được Đất Việt cung cấp, thạc sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên bộ môn Động vật có xương sống tại ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, đây chính là loài cá cóc Tam Đảo, hay còn gọi là các cóc bụng hoa (Paramesotriton deloustali), một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam.
Cá cóc Tam Đảo trưởng thành có thể đạt chiều dài 20cm.
Loài lưỡng cư thuộc bộ Ếch nhái có đuôi này được các nhà khoa học phát hiện ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi của Vườn quốc gia Tam Đảo và một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Theo sách Đỏ của Việt Nam, tình trạng bảo tồn của loài cá cóc Tam Đảo được xếp vào bậc E (nguy cấp, có thể tuyệt chủng). Loài này đã được Chính phủ xếp vào nhóm 1B (những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác) trong Nghị định 32 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
"Sự tồn tại của cá cóc Tam Đảo ở các khu vực khác ngoài Việt Nam chưa bao giờ được ghi nhận. Việc buôn bán loài động vật đặc hữu này là không thể chấp nhận được", ông Nam cho biết.
Mỗi con cá cóc nhỏ này có giá 10.000 đồng.
Việc buôn bán cá cóc đã xuất hiện ở Hà Nội từ nhiều năm nay. Theo một chủ cửa hàng cá cảnh ở khu vực chợ Châu Long, Ba Đình, Hà Nội, cách đây vài năm, những con cá cóc cỡ lớn vẫn còn khá nhiều. Nhưng thời gian gần đây, hầu như chỉ còn cá cóc nhỏ cỡ ngón tay được bày bán và cũng không còn thường xuyên.
Tuy vậy, tại một hàng cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám, người bán hàng vẫn bảo đảm rằng, có thể cung cấp với số lượng 20 con trong vòng một tháng, nếu đặt hàng trước.
Theo ông Dương Văn Chiên, Phó phòng quản lý rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, những hành động buôn bán này đã vi phạm Nghị định chính phủ 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
"Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa ghi nhận trường hợp buôn bán cá cóc Tam Đảo nào ở Hà Nội bị xử phạt. Cơ quan hữu quan sẽ tìm hiểu sự việc và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp", ông Chiên cho biết.
Đất Việt