• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Đằng sau những cái chết của voi rừng

vits2be

Member
Chỉ trong một thời gian ngắn, những đàn voi rừng hiếm hoi còn sót tại vùng rừng núi Quảng Nam đã tan tác vì vùng sinh cảnh bị thu hẹp và những họng súng đen ngòm của đám thợ săn rình rập giữa rừng sâu. Hai con voi xấu số chết thảm giữa rừng Nà Lau, huyện Nông Sơn là một minh chứng. Số phận những con voi hiếm hoi còn lại sẽ ra sao khi rừng không còn và luôn bị truy sát…?

Tan tác voi rừng

Theo cơ quan chức năng và người dân vùng rừng núi Quảng Nam, hiện vẫn còn tồn tại hai đàn voi rừng. Mỗi đàn từ 3 đến 7 con tại vùng rừng núi Tiên Phước, Trà My và vùng tam giác voi Nà Lau (huyện Nông Sơn), Nam Giang (huyện Phước Sơn).

Số phận của hai đàn voi rừng này đến nay gần như đã được định đoạt bởi vùng sinh cảnh ngày càng bị thu hẹp khi các dự án đầu tư thủy điện và dân sinh đã phá tan "ngôi nhà" của các đàn voi.




Xác con voi rừng tại Trà My bị hạ sát giữa rừng sâu vào năm 2006


Những cung rừng bạt ngàn nối liền giữa các huyện miền núi nằm dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ nguyên trước là vùng sinh cảnh của các loài động vật hoang dã quí hiếm như hổ, voi… giờ đây đã bị chia bởi các dự án thủy điện, các tuyến đường ngang dọc, các dự án dân sinh.
Đó là chưa kể người dân ngày càng lấn sâu vào rừng để khai phá lấy đất canh tác, rồi nạn khai thác vàng tràn lan tàn phá khu vực đầu nguồn tại các vùng rừng núi Quảng Nam.

"Hàng trăm nghìn tấn thuốc nổ và hóa chất độc hại đang ngày đêm tàn phá vùng rừng này, không có loài thú nào sổng nổi" - một quan chức kiểm lâm nói.




Con voi rừng đi lạc xuống thị trấn Trà My vào mùa mưa năm 2006 đã bị người dân vây bắt và coi tấn công lại người.


Những năm gần đây, do vùng sinh cảnh ngày càng thu hẹp, hai đàn voi rừng thường xuyên kéo về tàn phá hoa màu ở các khu dân cư thuộc vùng rừng núi Tiên Lãnh huyện Tiên Phước và xông thẳng vào vùng ven thị trấn Bắc Trà My.

Còn tại vùng Nà Lau, xã Quế lâm, huyện Nông Sơn, đàn voi rừng khoảng chừng 3 đến 7 con rất hung dữ khi kéo vào các khu rẫy của người dân tàn phá hoa màu


Trong chuyến đi kiểm tra rừng, hạt trưởng hạt kiểm lâm Quế Sơn đã bị voi rừng Nà Lau tấn công gây thương tích nặng. Còn tại Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước vào năm 2004 voi rừng đã giẫm chết một người dân.

Hai đàn voi dữ đã bắt đầu tan tác khi vùng sinh cảnh bị thu hẹp và những họng súng đen ngòm của những toán thợ săn ngày đêm rình rập giữa rừng sâu để hạ sát voi lấy ngà đã khiến đàn voi rừng Quảng Nam đang đứng bên bờ diệt chủng.

Voi rừng chết thảm giữa rừng sâu

Vào năm 2003, xác một con voi rừng bị bắn chết giữa vùng rừng núi Trà My được những người đi rừng phát hiện. Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, vụ án giết voi rừng được khởi tố điều tra.

Nhưng hơn 1 năm điều tra, cơ quan chức năng vẫn không tìm ra thủ phạm sát hại con voi rừng quí hiếm này.


Con voi rừng đi lạc xuống thị trấn Trà My vào mùa mưa năm 2006 đã bị người dân vây bắt và coi tấn công lại người.

Đến tháng 6-2006, lại thêm một xác con voi rừng cũng bị hạ sát tại vùng rừng Trà My. Xác con voi nằm giữa rừng, nhưng ngà voi đã bị cắt, xác voi trương phình, bốc mùi hôi thối cả một cung rừng.

Cơ quan chức năng huyện Trà My (cũ) nay là Bắc Trà My đã tiến hành điều tra, khởi tố vụ án và tiến hành tiêu hủy xác con voi nặng hàng tấn giữa rừng xanh.

Vụ án này cũng đành khép lại sau hơn 1 năm điều tra vì không tìm ra thủ phạm.

Mùa mưa năm 2006, một con voi rừng đã đi lạc vào thị trấn Trà My gây náo loạn dân chúng. Nhiều người dân đã dùng gậy gộc rượt đuổi bắt và đã bị con voi tấn công trở lại khiến một người bị thương. Con voi rừng đi lạc sau đó trở lại rừng, nhưng không biết số phận của nó bây giờ ra sao.

Và đến bây giờ, xác hai con voi rừng xấu số lại được phát hiện giữa vùng rừng Nà Lau, xã Quế lâm, huyện Nông Sơn.

Theo báo cáo của kiểm lâm Nông Sơn vào sáng 21/3 sau khi từ hiện trường trở về đã xác định cụ thể xác voi rừng chết (tên khoa học Elephas maximus) tại Hố Sét (đầu khe cạn) thuộc khoảnh 3 Tiểu khu 459, xã Quế Lâm, có tọa độ X: 0811997; Y: 1727236, xung quanh hiện trường là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác.

Bộ xương voi không còn nguyên vẹn, thịt đã phân hủy hoàn toàn. Đoàn công tác liên ngành tiến hành kiểm tra, khám nghiệm hiện trường xác định đây là con voi rừng đã trưởng thành và chết cách đây khoảng 4 đến 5 tháng.

Cũng tại địa bàn này, đoàn công tác tiếp tục kiểm tra hiện trường con voi rừng thứ 2 đã chết (tên khoa học Elephas maximus): Tại Dốc Tịnh thuộc khoảnh 7, Tiểu khu 459 xã Quế Lâm, có tọa độ X: 0810553; Y: 1726187, xung quanh hiện trường là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác.

Tại hiện trường chỉ còn lại 1 bộ xương voi không hoàn chỉnh đang trên đà phân hủy, toàn bộ xương còn lại tại hiện trường đã lên nấm mốc (rêu màu xanh, xương không có sự liên kết giữa các bộ phận với nhau).

Kết quả khám nghiệm nhận định đây là con voi rừng chưa trưởng thành và chết cách đây khoảng 2 đến 3 năm. Không xác định được nguyên nhân chết.

Một khu bảo tồn voi tại Nà Lau đã được khoanh vùng. Nhưng đến nay, theo lời các quan chức của huyện Nông Sơn rằng, đã kêu gào, đề xuất mấy năm nay. Nhưng không có tiền, nên khu bảo tồn giờ cũng chỉ là quyết định trên giấy.

Vũ Trung


,
 

Con Lợn Lòi

Active Member
Chính sách của các cấp chính quyền Việt Nam là chú trọng tới kinh tế ( vì chỉ có vậy thì kinh tế của các cấp chính quyền mới lên được, và mặc dù rất "trong sạch" nhưng cũng rất giàu và giàu rất nhanh) còn những vấn đề về bảo tồn và bảo vệ tài nguyên xanh, các cấp chính quyền cho vào phần hậu xét. Từ đó suy ra các vấn đề bức súc về bảo vệ động vật cũng nằm trong phần hậu xét này. :D:D:D
 

vits2be

Member
Chính sách của các cấp chính quyền Việt Nam là chú trọng tới kinh tế ( vì chỉ có vậy thì kinh tế của các cấp chính quyền mới lên được, và mặc dù rất "trong sạch" nhưng cũng rất giàu và giàu rất nhanh) còn những vấn đề về bảo tồn và bảo vệ tài nguyên xanh, các cấp chính quyền cho vào phần hậu xét. Từ đó suy ra các vấn đề bức súc về bảo vệ động vật cũng nằm trong phần hậu xét này. :D:D:D
Vậy chỉ cần giải quyết cái phần hậu xét về bảo vệ động vật là ok nhỉ . Đơn giản là thế mà các bài bức xúc về động vật vẫn liên tiếp và là vấn đề muôn thuở:(
 
Top