nguyentuanhn
Member
( lấy tư liệu từ tạm chí truyền hình)
Phóng sự
Đàn chó sói ăn thịt đàn bò…
Vào các bản làng xa xôi và đã gặp một sự thực khó tin: trong mấy ngày trời, 30 con bò ở bản Hé, xã Mường Chiên bị chó só ăn thịt. Đã có 11 con chó sói bị bắn, giết và thui rơm đánh chén!
NGHE CHUYỆN CỦA NHÓM THỢ SĂN CHÓ SÓI
Vượt qua hơn 90km từ thị xã Sơn La, tôi có mặt ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai. Nhất, nữ cán bộ ban tuyên giáo huyện được Bí thư huyện ủy cắt cử đưa nhà báo vào gặp Bí thư chi bộ bản Hé - ông Lò Văn Niện. Ông Niện sinh ngày 5/11/1941, từng có 31 năm làm công an, ngót chục năm làm huyện trưởng công an Quỳnh Nhai. Bà vợ ông Niện và cháu Nguyệt (cháu ngoại ông bà) nhanh nhảu đem một bình rượu tiết chó sói đặc sánh, tanh lợm ra khoe với khách. Vợ ông Niện mở đầu câu chuyện: "Tiết chó sói có tác dụng làm lành vết đứt chân tay, chữa bệnh ngứa (?), xoa bóp chữa nhức mỏi các vết thương". Một thợ săn bổ sung: "Lúc bắn chết con chó sói, mổ phanh nó ra ngoài sân hợp tác. Ai uống rượu tiết thì uống (?), còn lại thì dự trữ làm thuốc mà". "Còn bộ phận nào của con chó ở bản không?". "Chả còn gì ngòai lọ tiết kia. Bụng chó sói toàn thịt bò cả tảng, mấy ông đem về vứt xuống ao nuôi cá trê lai, cá ăn lóp bóp, hả hê quá".
Anh Điêu Chính Huân, 32 tuổi, mặc quần cộc, mướt mải mồ hôi vừa ở rừng về, kể:
- Chúng tôi mang đi khoảng 30 khẩu súng (súng ấy nay đã nộp cả cho công an huyện theo lệnh thu súng tự chế - PV). Người đuổi cũng cầm súng, người phục kích cũng cầm súng. Vì thông thuộc địa hình núi Pha Mạ nhiều năm rồi, nên chúng tôi tìm được một giao thông hào rộng 3-4m, hai bên vách núi cao 7-8m. Trận đồ này, theo các quân sư trong bản là: một khi chó sói sa vào thì không thể nào vượt qua hai vách "hào công sự" chạy đi đâu được. Hai đầu "chiến hào" một đầu các thợ săn truy sát chó sói, đầu kia làm nhiệm vụ phục kích đón lõng.
Bí thư Lò Văn Niện bổ sung:
- Bản Hé, có 320 người, có 110 con trâu bò, chủ yếu là thả bán hoang dã quanh các lều nương trong rừng. Bà con rắc muối vào cỏ để bò nhớ làng nhớ bản mà về.
Anh Điêu Chính Huyến ở trần, vận quần cộc đứng lên tường thuật còn sang sảng hơn:
- Hôm ấy, khi chúng tôi tới nơi, thấy tận mắt chó sói đang xâu xé, móc mông con bò lôi ruột 5 con bò rồi xé thịt đùi ra ăn. Chả hiểu sao, bọn chó sói toàn ăn thịt bò kiểu móc ruột từ phía mông (theo kiểu ăn lòng sốt)! Trông như một bãi chiến trường thịt với xương, máu me kinh khủng. Nghe tiếng người, chúng tán loạn bỏ chạy. Chúng chạy nhanh như có một cơn gió làm nghiêng ngả các tán rừng. Nhiều người bảo đàn chó sói đã thành tinh rồi, bởi chúng vô cùng thính tai, thoáng một cái là biến mất. Người chưa bao giờ trông thấy chó sói cứ tưởng có cả bầy con ma con quỷ về xé xác bò - bởi đàn sói thoắt ẩn thoắt hiện quá! Nhưng chúng tôi đã có kế hoạch phục kích. Tiếng súng nổ rền, đàn chó được để cửa chạy về phía dông núi có giao thông hào. Chúng có hơn chục con. Chỉ có đúng 7 con bị dồn vào giao thông hào. Chúng vừa chạy vừa tru lên, phè bọt mép hung dữ. Lông của chúng màu vàng, đỏ đỏ, hung hung, rất dày. 7 con bị bắn chết. Hôm sau, chúng tôi lại vào rừng, bắn được thêm 2 con. Bản bên cạnh, họ cũng bẫy được 2. Thế là 11 "thằng" chó sói bị giết.
Anh Huyến ngừng lời, thở dài tiếc rẻ:
- Dạo này, chắc là thấy thiệt hại (bị giết) nhiều quá, bọn nó (chó sói) cũng ít sang. Bẫy đặt đầy trong rừng nhé. Hôm qua, ở bản Bo, nhà anh Lò Văn Phúng có một con bò cái bị chó sói ăn thịt. Mấy ông này (anh Huyến chỉ sang đám bạn mình) tổ chức đi thu xác bò về, nhưng chả bắn được con sói nào.
BÀI TOÁN BẢO TỒN ĐÀN CHÓ SÓI Ở QUỲNH NHAI
Thợ săn Lò Văn Văn kể tiếp:
- Về sân kho, chúng tôi vặt lông, đem cân, con chó sói nặng nhất 30kg. Con nhẹ nhất 8kg. Chúng tôi làm thịt, thui rơm như thui chó nhà, rồi chia nhau ăn hết. Thịt nó ăn cũng như thịt chó nhà, nhưng tanh lắm, mà cũng nhạt thịt.
Lời anh Huyến:
- Răng chó sói lúc mổ ra cũng không nhọn gì lắm. Cũng dài hơn nanh chó nhà tí, thế mà nó xé thịt bò, da bò ngon ơ. Da con bò nái, lúc thịt, nhiều khi con dao đi rừng loạng quạng là phải liếc mãi mới cắt được, thế mà đàn sói nó xé tan tành trong nháy mắt!
Tôi từng nghe nhiều chuyện như huyền thoại về sức mạnh, sự ranh ma đáng sợ của đàn chó sói, nay đem gợi chuyện "làm quà" với các thợ săn:
- Anh Điêu Chính Pâng, trưởng bản Púm, xã Pha Khinh, huyện mình (Quỳnh Nhai) - và cả cán bộ hạt kiểm lâm huyện xác nhận: ở bản Púm, có không ít năm, mất tới hơn hai chục con bò vì chó sói tấn công. Khi đi điều tra ở xã xa xôi thượng huyện Cà Nàng, cán bộ xã cũng kể trực tiếp với chúng tôi: chó sói về, nhiều khi chúng có "võ" là đái vào lá cây rừng, trâu bò đi qua "vướng" phải nước đái chó sói là mù mắt, thế là nó ăn thịt ngon lành (?). Trên báo thấy viết: chó sói kiên trì tấn công bò, sơn dương, tới mức, chúng cho vài con nhúng người vào nước rồi chạy theo những con nanh dữ "chủ công", để khi mũi giáp công này khát nước thì cứ việc liếm láp vào bộ lông dày cộm ướt sũng sĩnh của bạn đồng hành. Giống như đoàn đua có xe tiếp nhiên liệu ấy.
Anh Huyến vẫn kiên trì câu chuyện:
- Chúng tôi ở bản, chả biết chuyện ở bản khác. Có người kể chó sói nuôi cả cô bé quàng khăn đỏ, chó sói thò chân vào lừa cậu bé mẹ vắng nhà để ăn thịt. Tôi chả tin, bởi chó sói bản Hé này cứ thấy tiếng người là nó chạy.
Anh Huyến nhấn mạnh vẻ tự hào (ông Niện "bắn" thuốc lào gật gù xác tín):
- Hôm bản này bắn được một lúc 7 con chó sói, tiếng đồn oanh liệt bay ra tận ngoài huyện lị. Đến nỗi anh Thắng, công an huyện cũng phải vào xem xét cơ mà. Nhiều người đến xem lắm. Phục nhất là bà Viên, bà ấy là chủ quán thịt thú rừng ngòai huyện, bà thính tai biết chuyện muốn vào mua mấy cân ăn cho biết (cười).
Tôi bị ám ảnh bởi câu chuyện về tính hung hãn, khát máu của đàn chó sói như sau: Người Eskimo sống trong vùng băng giá và lạnh cóng của Bắc cực đã lấy những lưỡi dao thật bén sắc đem nhúng vào máu động vật, sau đó mang ra ngòai trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để lớp băng càng lúc càng dày thêm, cho đến khi lớp băng bằng máu bên ngòai hoàn toàn che khuất lưỡi dao sắc dấu bên trong. Tối đến, họ găm lưỡi dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lớp tuyết phủ bọc lưỡi dao và mon men tới. Bằng tất cả sự khát máu của mình, đàn sói cứ thế dùng những lọn lưỡi nóng của mình liếm miết vào lớp băng bằng máu. Băng tan dần, chó sói liếm phải lưỡi dao. Máu chó sói chảy ra, chúng tưởng đó là máu rơi của con thú dại, và tiếp tục liếm. Chúng say máu… mình, chúng cứ liếm mãi cho đến khi ngã gục. Sáng ra, người Eskimo chỉ còn một việc là đi nhặt xác chó sói về (chắc cũng sẽ thui rơm như người dân bản Hé, Mường Chiên?).
Câu chuyện của bà con thô mộc, giản dị nhưng rất sinh động. Tôi (tác giả) xin được chép lại nguyên văn để ngõ hầu tăng thêm độ chân xác. Từ bản Hé trở ra, tôi liên lạc với anh hạt phó Lò Văn Định, một lần nữa, anh Định xác tín thông tin về đàn sói ăn thịt đàn bò. "Liệu có phải chó sói không?" - tôi băn khoăn, anh Định nói chắc nịch: bằng những thông tin về sắc lông và nhiều yếu tố liên quan, chúng tôi cho rằng, đó là chó sói. Một thông tin nóng hổi: tại bản Bo, chó sói vừa ăn thịt con bò nhà anh Lò Văn Phúng, ngoài 40 tuổi. Chúng tôi ngược bản Bo và tìm gặp được cả nhóm thanh niên mới trực tiếp vào rừng thu xác con bò bị sói ăn thịt về.
Câu chuyện về 11 con "chó sói" bị hạ gục thui rơm đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, người viết vẫn xin được đặt câu hỏi: liệu đàn động vật họ chó hoang dã hung dữ kia có đích thị là chó sói? Không ai nghi ngờ điều này, nhưng rõ ràng chưa có chuyên gia nào về nghiên cứu khẳng định rành mạch cả. Thứ nữa, nếu là chó sói, thì ngòai việc hung dữ của nó, nó còn là nguồn gen quí, là niềm tự hào của những cánh rừng nguyên sinh ở Quỳnh Nhai, chúng ta có kế hoạch bảo tồn chó sói ra sao? Nếu cái lí: sói ăn thịt bò thì xuê xoa cho việc bắn giết sói còn lặp lại thì không chỉ bà con dân bản, mà cả cán bộ, cán bộ kiểm lâm ở địa phương đã vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm. Thông tin cuối: không biết nên mừng hay nên vui: những ngày này, đang là mùa "chó sói" về bắt bò của dân, mong các nhà khoa học vào cuộc nhanh nhanh giùm, trước khi tất cả trở thành quá muộn!
Theo các chuyên gia, ở Việt Nam có hai loài chó sói chính, đó là: sói đỏ (tên khoa học: cuon alpinus), với đặc điểm: dài thân, mõm ngắn, màu đen. Tai tròn vểnh. Bộ lông màu da hoẵng (vàng đỏ). Chúng sống từng đôi hoặc nhập đàn 5-7 con, khi đi săn có thể "bày binh bố trận" thành đàn 10-15 con. Chúng sinh sản hầu như quanh năm, nhưng tập trung nhất vào các tháng 11-12, thời gian có chửa khoảng 9 tuần. Mỗi lứa đẻ 4-6 con, có thể tới 10-11 con. Theo các tài liệu, vùng Sơn La mà bài viết này đang đề cập có sự phân bố của sói đỏ. Lòai thứ hai là sói xám, theo một số đặc điểm sinh thái thì chúng không phải loài mà bài viết đang đề cập.
THÀNH SƠN
Phóng sự
Đàn chó sói ăn thịt đàn bò…
Vào các bản làng xa xôi và đã gặp một sự thực khó tin: trong mấy ngày trời, 30 con bò ở bản Hé, xã Mường Chiên bị chó só ăn thịt. Đã có 11 con chó sói bị bắn, giết và thui rơm đánh chén!
NGHE CHUYỆN CỦA NHÓM THỢ SĂN CHÓ SÓI
Vượt qua hơn 90km từ thị xã Sơn La, tôi có mặt ở xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai. Nhất, nữ cán bộ ban tuyên giáo huyện được Bí thư huyện ủy cắt cử đưa nhà báo vào gặp Bí thư chi bộ bản Hé - ông Lò Văn Niện. Ông Niện sinh ngày 5/11/1941, từng có 31 năm làm công an, ngót chục năm làm huyện trưởng công an Quỳnh Nhai. Bà vợ ông Niện và cháu Nguyệt (cháu ngoại ông bà) nhanh nhảu đem một bình rượu tiết chó sói đặc sánh, tanh lợm ra khoe với khách. Vợ ông Niện mở đầu câu chuyện: "Tiết chó sói có tác dụng làm lành vết đứt chân tay, chữa bệnh ngứa (?), xoa bóp chữa nhức mỏi các vết thương". Một thợ săn bổ sung: "Lúc bắn chết con chó sói, mổ phanh nó ra ngoài sân hợp tác. Ai uống rượu tiết thì uống (?), còn lại thì dự trữ làm thuốc mà". "Còn bộ phận nào của con chó ở bản không?". "Chả còn gì ngòai lọ tiết kia. Bụng chó sói toàn thịt bò cả tảng, mấy ông đem về vứt xuống ao nuôi cá trê lai, cá ăn lóp bóp, hả hê quá".
Anh Điêu Chính Huân, 32 tuổi, mặc quần cộc, mướt mải mồ hôi vừa ở rừng về, kể:
- Chúng tôi mang đi khoảng 30 khẩu súng (súng ấy nay đã nộp cả cho công an huyện theo lệnh thu súng tự chế - PV). Người đuổi cũng cầm súng, người phục kích cũng cầm súng. Vì thông thuộc địa hình núi Pha Mạ nhiều năm rồi, nên chúng tôi tìm được một giao thông hào rộng 3-4m, hai bên vách núi cao 7-8m. Trận đồ này, theo các quân sư trong bản là: một khi chó sói sa vào thì không thể nào vượt qua hai vách "hào công sự" chạy đi đâu được. Hai đầu "chiến hào" một đầu các thợ săn truy sát chó sói, đầu kia làm nhiệm vụ phục kích đón lõng.
Bí thư Lò Văn Niện bổ sung:
- Bản Hé, có 320 người, có 110 con trâu bò, chủ yếu là thả bán hoang dã quanh các lều nương trong rừng. Bà con rắc muối vào cỏ để bò nhớ làng nhớ bản mà về.
Anh Điêu Chính Huyến ở trần, vận quần cộc đứng lên tường thuật còn sang sảng hơn:
- Hôm ấy, khi chúng tôi tới nơi, thấy tận mắt chó sói đang xâu xé, móc mông con bò lôi ruột 5 con bò rồi xé thịt đùi ra ăn. Chả hiểu sao, bọn chó sói toàn ăn thịt bò kiểu móc ruột từ phía mông (theo kiểu ăn lòng sốt)! Trông như một bãi chiến trường thịt với xương, máu me kinh khủng. Nghe tiếng người, chúng tán loạn bỏ chạy. Chúng chạy nhanh như có một cơn gió làm nghiêng ngả các tán rừng. Nhiều người bảo đàn chó sói đã thành tinh rồi, bởi chúng vô cùng thính tai, thoáng một cái là biến mất. Người chưa bao giờ trông thấy chó sói cứ tưởng có cả bầy con ma con quỷ về xé xác bò - bởi đàn sói thoắt ẩn thoắt hiện quá! Nhưng chúng tôi đã có kế hoạch phục kích. Tiếng súng nổ rền, đàn chó được để cửa chạy về phía dông núi có giao thông hào. Chúng có hơn chục con. Chỉ có đúng 7 con bị dồn vào giao thông hào. Chúng vừa chạy vừa tru lên, phè bọt mép hung dữ. Lông của chúng màu vàng, đỏ đỏ, hung hung, rất dày. 7 con bị bắn chết. Hôm sau, chúng tôi lại vào rừng, bắn được thêm 2 con. Bản bên cạnh, họ cũng bẫy được 2. Thế là 11 "thằng" chó sói bị giết.
Anh Huyến ngừng lời, thở dài tiếc rẻ:
- Dạo này, chắc là thấy thiệt hại (bị giết) nhiều quá, bọn nó (chó sói) cũng ít sang. Bẫy đặt đầy trong rừng nhé. Hôm qua, ở bản Bo, nhà anh Lò Văn Phúng có một con bò cái bị chó sói ăn thịt. Mấy ông này (anh Huyến chỉ sang đám bạn mình) tổ chức đi thu xác bò về, nhưng chả bắn được con sói nào.
BÀI TOÁN BẢO TỒN ĐÀN CHÓ SÓI Ở QUỲNH NHAI
Thợ săn Lò Văn Văn kể tiếp:
- Về sân kho, chúng tôi vặt lông, đem cân, con chó sói nặng nhất 30kg. Con nhẹ nhất 8kg. Chúng tôi làm thịt, thui rơm như thui chó nhà, rồi chia nhau ăn hết. Thịt nó ăn cũng như thịt chó nhà, nhưng tanh lắm, mà cũng nhạt thịt.
Lời anh Huyến:
- Răng chó sói lúc mổ ra cũng không nhọn gì lắm. Cũng dài hơn nanh chó nhà tí, thế mà nó xé thịt bò, da bò ngon ơ. Da con bò nái, lúc thịt, nhiều khi con dao đi rừng loạng quạng là phải liếc mãi mới cắt được, thế mà đàn sói nó xé tan tành trong nháy mắt!
Tôi từng nghe nhiều chuyện như huyền thoại về sức mạnh, sự ranh ma đáng sợ của đàn chó sói, nay đem gợi chuyện "làm quà" với các thợ săn:
- Anh Điêu Chính Pâng, trưởng bản Púm, xã Pha Khinh, huyện mình (Quỳnh Nhai) - và cả cán bộ hạt kiểm lâm huyện xác nhận: ở bản Púm, có không ít năm, mất tới hơn hai chục con bò vì chó sói tấn công. Khi đi điều tra ở xã xa xôi thượng huyện Cà Nàng, cán bộ xã cũng kể trực tiếp với chúng tôi: chó sói về, nhiều khi chúng có "võ" là đái vào lá cây rừng, trâu bò đi qua "vướng" phải nước đái chó sói là mù mắt, thế là nó ăn thịt ngon lành (?). Trên báo thấy viết: chó sói kiên trì tấn công bò, sơn dương, tới mức, chúng cho vài con nhúng người vào nước rồi chạy theo những con nanh dữ "chủ công", để khi mũi giáp công này khát nước thì cứ việc liếm láp vào bộ lông dày cộm ướt sũng sĩnh của bạn đồng hành. Giống như đoàn đua có xe tiếp nhiên liệu ấy.
Anh Huyến vẫn kiên trì câu chuyện:
- Chúng tôi ở bản, chả biết chuyện ở bản khác. Có người kể chó sói nuôi cả cô bé quàng khăn đỏ, chó sói thò chân vào lừa cậu bé mẹ vắng nhà để ăn thịt. Tôi chả tin, bởi chó sói bản Hé này cứ thấy tiếng người là nó chạy.
Anh Huyến nhấn mạnh vẻ tự hào (ông Niện "bắn" thuốc lào gật gù xác tín):
- Hôm bản này bắn được một lúc 7 con chó sói, tiếng đồn oanh liệt bay ra tận ngoài huyện lị. Đến nỗi anh Thắng, công an huyện cũng phải vào xem xét cơ mà. Nhiều người đến xem lắm. Phục nhất là bà Viên, bà ấy là chủ quán thịt thú rừng ngòai huyện, bà thính tai biết chuyện muốn vào mua mấy cân ăn cho biết (cười).
Tôi bị ám ảnh bởi câu chuyện về tính hung hãn, khát máu của đàn chó sói như sau: Người Eskimo sống trong vùng băng giá và lạnh cóng của Bắc cực đã lấy những lưỡi dao thật bén sắc đem nhúng vào máu động vật, sau đó mang ra ngòai trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để lớp băng càng lúc càng dày thêm, cho đến khi lớp băng bằng máu bên ngòai hoàn toàn che khuất lưỡi dao sắc dấu bên trong. Tối đến, họ găm lưỡi dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lớp tuyết phủ bọc lưỡi dao và mon men tới. Bằng tất cả sự khát máu của mình, đàn sói cứ thế dùng những lọn lưỡi nóng của mình liếm miết vào lớp băng bằng máu. Băng tan dần, chó sói liếm phải lưỡi dao. Máu chó sói chảy ra, chúng tưởng đó là máu rơi của con thú dại, và tiếp tục liếm. Chúng say máu… mình, chúng cứ liếm mãi cho đến khi ngã gục. Sáng ra, người Eskimo chỉ còn một việc là đi nhặt xác chó sói về (chắc cũng sẽ thui rơm như người dân bản Hé, Mường Chiên?).
Câu chuyện của bà con thô mộc, giản dị nhưng rất sinh động. Tôi (tác giả) xin được chép lại nguyên văn để ngõ hầu tăng thêm độ chân xác. Từ bản Hé trở ra, tôi liên lạc với anh hạt phó Lò Văn Định, một lần nữa, anh Định xác tín thông tin về đàn sói ăn thịt đàn bò. "Liệu có phải chó sói không?" - tôi băn khoăn, anh Định nói chắc nịch: bằng những thông tin về sắc lông và nhiều yếu tố liên quan, chúng tôi cho rằng, đó là chó sói. Một thông tin nóng hổi: tại bản Bo, chó sói vừa ăn thịt con bò nhà anh Lò Văn Phúng, ngoài 40 tuổi. Chúng tôi ngược bản Bo và tìm gặp được cả nhóm thanh niên mới trực tiếp vào rừng thu xác con bò bị sói ăn thịt về.
Câu chuyện về 11 con "chó sói" bị hạ gục thui rơm đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, người viết vẫn xin được đặt câu hỏi: liệu đàn động vật họ chó hoang dã hung dữ kia có đích thị là chó sói? Không ai nghi ngờ điều này, nhưng rõ ràng chưa có chuyên gia nào về nghiên cứu khẳng định rành mạch cả. Thứ nữa, nếu là chó sói, thì ngòai việc hung dữ của nó, nó còn là nguồn gen quí, là niềm tự hào của những cánh rừng nguyên sinh ở Quỳnh Nhai, chúng ta có kế hoạch bảo tồn chó sói ra sao? Nếu cái lí: sói ăn thịt bò thì xuê xoa cho việc bắn giết sói còn lặp lại thì không chỉ bà con dân bản, mà cả cán bộ, cán bộ kiểm lâm ở địa phương đã vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm. Thông tin cuối: không biết nên mừng hay nên vui: những ngày này, đang là mùa "chó sói" về bắt bò của dân, mong các nhà khoa học vào cuộc nhanh nhanh giùm, trước khi tất cả trở thành quá muộn!
Theo các chuyên gia, ở Việt Nam có hai loài chó sói chính, đó là: sói đỏ (tên khoa học: cuon alpinus), với đặc điểm: dài thân, mõm ngắn, màu đen. Tai tròn vểnh. Bộ lông màu da hoẵng (vàng đỏ). Chúng sống từng đôi hoặc nhập đàn 5-7 con, khi đi săn có thể "bày binh bố trận" thành đàn 10-15 con. Chúng sinh sản hầu như quanh năm, nhưng tập trung nhất vào các tháng 11-12, thời gian có chửa khoảng 9 tuần. Mỗi lứa đẻ 4-6 con, có thể tới 10-11 con. Theo các tài liệu, vùng Sơn La mà bài viết này đang đề cập có sự phân bố của sói đỏ. Lòai thứ hai là sói xám, theo một số đặc điểm sinh thái thì chúng không phải loài mà bài viết đang đề cập.
THÀNH SƠN