KimCuong
Active Member
[imgl="Chọn mua váy cho cún cưng."]http://www.tin247.com/dantri/080906230553-44-14.jpg[/imgl]
Một số phụ nữ Nhật không muốn có con, họ tìm đến chó làm bầu bạn. Ở đất nước có tỉ lệ sinh được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới này, số chó đã vượt quá số trẻ em từ 10 tuổi trở xuống.
Những lúc rảnh rỗi, bác sỹ phẫu thuật mắt 46 tuổi Toshiko Horikoshi thường đẩy xe quanh những trung tâm thương mại sang trọng để ngắm nghía và mua quần áo. Tuy nhiên, khi cô dừng lại nhìn xuống, mỉm cười với cô không phải là một gương mặt trẻ thơ, mà là cái mõm nhỏ của một con chó xù.
Ginger, một con chó xù nhỏ, và Tinkerbell, một con chó lai đáng yêu, luôn luôn theo Horikoshi tới mọi nơi cô đến. Bởi chúng thường rất nhanh “mỏi chân” và hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại đều không cho khách dắt chó vào, Horikoshi đã nghĩ cách đặt chúng lên một chiếc xe đẩy.
[imgc="Horikoshi luôn mang "hai con" đi khắp nơi."]http://www.tin247.com/dantri/080906230553-796-126.jpg[/imgc]
Đối với Horikoshi, bầu bạn với hai con chó thay vì nuôi con là một lựa chọn hợp lý. Cô đã ly dị khi bị chồng bắt phải theo truyền thống của Nhật nghỉ làm ở nhà nuôi con. Cô muốn theo đuổi sự nghiệp của mình. Người bạn trai hiện tại của cô phải chấp nhận một điều kiện: Những chú chó và công việc của Horikoshi là những điều quan trọng nhất của cuộc đời cô.
Là một bác sỹ nhãn khoa chuyên về đục thủy tinh thể, Horikoshi hiện đang ở đỉnh cao sự nghiệp và thích được tiêu tiền cho những chuyến du lịch, cho chiếc xe Porsche cùng hai con chó nhỏ của cô. Bạn bè Horikoshi cũng chia sẻ với lựa chọn của cô.
[imgc="Ginger giữa một đống quần áo "mẹ" Horikoshi mua cho."]http://www.tin247.com/dantri/080906230555-260-4.jpg[/imgc]
“Bạn bè tôi, dù đã kết hôn nhưng không sinh con, mà nuôi chó. Một người có một con chó xù, một người có hai con chó nhỏ lông mượt, một người nữa có một con chó nhỏ”, cô nói khi giơ ngón tay ra đếm.
Với tỉ lệ sinh thấp, cùng với tỉ lệ dân số già ngày càng tăng, nhiều người coi Nhật Bản là một thị trường đang bị bão hòa về mọi thứ. Tuy nhiên, trường hợp của Horikoshi cho thấy tỉ lệ sinh ngày một thấp, cộng với sự phục hồi kinh tế, và sự khẳng định ngày càng rõ của người phụ nữ với tư cách là những người kiếm, tiêu tiền độc lập, đang tạo ra những nhu cầu mới.
“Tôi không muốn có gia đình. Tôi muốn tiếp tục được làm việc cật lực. Tôi không cần giúp đỡ. Tôi không cần chồng. Tôi có nhiều thời gian rảnh, có thể tự làm được mọi thứ”, Horikoshi nói. Vào các buổi chiều cô thực hiện 15 ca phẫu thuật mắt, và dành hầu hết các buổi sáng là để đi mua sắm. “Đôi khi tôi cảm thấy cô đơn. Nhưng giờ khi trở về nhà, tôi có thể bầu bạn cùng hai con chó.”
[imgc="Phòng riêng của hai con cún con."]http://www.tin247.com/dantri/080906230556-519-91.jpg[/imgc]
Ở Nhật số lượng chó đã vượt quá số lượng trẻ em từ 10 tuổi trở xuống. Cụ thể năm 2006 có tổng cộng 13,1 triệu con chó trên toàn quốc. Theo một nghiên cứu mới đây do dân số giảm, chó tăng, nên thị trường các sản phẩm liên quan đến chó cũng tăng.
Fifi & Romeo, một cửa hàng quần áo ở tận Los Angeles, Mỹ, đã bắt đầu xu hướng thời trang dành cho chó và mở rộng thị trường tại Nhật từ 5 năm về trước. Hiện nay có cả thảy 11 cửa hàng thời trang Fifi & Romeo ở Nhật, nhiều hơn cả ở Mỹ.
Bạn bè của Horikoshi thường tổ chức những bữa tiệc cho chó tại các quán café dành cho chó. Họ mặc cho những con cún cưng của mình những chiếc áo vải lụa casơmia lộng lẫy, đưa chúng đi nghỉ mát và spa, thậm chí còn cho chúng được thưởng thức dịch vụ mát-xa và xức nước thơm cho chúng…
[imgc="Chuyện cho chó vào xe đẩy chắc chỉ có ở Nhật."]http://www.tin247.com/dantri/080906230557-606-220.jpg[/imgc]
“Những ông bố bà mẹ của chó” thường có nhiều thời gian để vui chơi hưởng thụ cuộc sống hơn những người có con nhỏ. Và quan trọng nhất, là họ không phải trả tiền học, tiền đặt cọc cho những ngôi nhà lớn, có không khí của gia đình.
Nhật hiện cũng đang là nước tạo ra xu hướng thời trang cho chó. Có nơi nào ngoài Tokyo bạn có thể thấy những con chó lông xù trong bộ quần ong nghệ thò đầu ra khỏi xe đẩy? Có nơi nào có được ban nhạc theo “chủ đề chó”, đội mũ lông chó, đeo khuyên tai chó?
Harriet Sternstein, một người Mỹ có cửa hàng quần áo ở Paris, cho biết người Pháp rất cưng chiều chó, nhưng chuyện cho chó vào xe đẩy thì cô chưa tưởng tượng đến. Cô tin rằng Nhật sẽ là nước đứng đầu thế giới về thời trang cho chó. “Paris theo sau Mỹ 10 năm, nhưng Mỹ lại sau Nhật ít nhất là 10-15 năm”.
Tuy nhiên trong khi những người chủ, các công ty chăm sóc chó và những nhà thiết kế thời trang cho chó thấy sung sướng, thì chính những con vật cưng này phải chịu khổ. Nhiều con sinh ra bị dị dạng do chó mẹ phải đẻ quá nhiều.
Những con chó mẹ phải đẻ hết lứa này đến lứa khác cho đến khi “hết trứng” thì thôi. Rồi chúng sẽ bị bỏ rơi hoặc bị giết. Và hầu hết những con cún con được bán ở Nhật đều là sản phẩm của những “cỗ máy đẻ” như thế.
Đến tận nửa đêm mà những cửa hàng bán những đồ liên quan đến chó ở quận Roppongi tại Tokyo vẫn sáng đèn và chật cứng người vẫn đang say sưa uống rượu, tiệc tùng. Một vài chú cún con cố gắng ngủ dưới ánh đèn nê-ông. Một con cún con nhỏ bằng bàn tay, đôi mắt tròn xoe như hòn bi, đang cào cào lồng như mất phương hướng. Cửa hàng bán trông bình thường nhưng những mặt hàng họ bán ra không rẻ chút nào: một con chó dòng Chihuahuas có giá từ 250.000 yên (2.105 USD) trở lên.
Briar Simpson, một nhà hoạt động bảo vệ động vật người New Zealand, làm việc cho Tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất Nhật, cho biết: những con vật nuôi được bày bán trong các cửa hàng mở thâu đêm kia nhiều khi bị sử dụng như những công cụ moi tiền. Một cô gái có thể yêu cầu gã người yêu giàu có và đang say khướt mua cho một con chó nhỏ. Rồi ngày hôm sau cô mang nó trở lại cửa hàng lấy lại tiền. Người chủ cửa hàng sẽ được ăn phần trăm.
“Họ cứ nghĩ nó chỉ là nắm lông nhỏ, chứ không phải là một con chó”, Briar Simpson thở dài.
Horikoshi, người luôn cho con chó nhỏ lông xù ngủ cùng giường với mình, đã có kinh nghiệm nuôi chó từ trước. Khi cô còn nhỏ, cha mẹ cô có hai con chó rất to. Tuy nhiên chúng thậm chí còn không được phép vào nhà
Nguồn: dantri.com
Một số phụ nữ Nhật không muốn có con, họ tìm đến chó làm bầu bạn. Ở đất nước có tỉ lệ sinh được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới này, số chó đã vượt quá số trẻ em từ 10 tuổi trở xuống.
Những lúc rảnh rỗi, bác sỹ phẫu thuật mắt 46 tuổi Toshiko Horikoshi thường đẩy xe quanh những trung tâm thương mại sang trọng để ngắm nghía và mua quần áo. Tuy nhiên, khi cô dừng lại nhìn xuống, mỉm cười với cô không phải là một gương mặt trẻ thơ, mà là cái mõm nhỏ của một con chó xù.
Ginger, một con chó xù nhỏ, và Tinkerbell, một con chó lai đáng yêu, luôn luôn theo Horikoshi tới mọi nơi cô đến. Bởi chúng thường rất nhanh “mỏi chân” và hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại đều không cho khách dắt chó vào, Horikoshi đã nghĩ cách đặt chúng lên một chiếc xe đẩy.
[imgc="Horikoshi luôn mang "hai con" đi khắp nơi."]http://www.tin247.com/dantri/080906230553-796-126.jpg[/imgc]
Đối với Horikoshi, bầu bạn với hai con chó thay vì nuôi con là một lựa chọn hợp lý. Cô đã ly dị khi bị chồng bắt phải theo truyền thống của Nhật nghỉ làm ở nhà nuôi con. Cô muốn theo đuổi sự nghiệp của mình. Người bạn trai hiện tại của cô phải chấp nhận một điều kiện: Những chú chó và công việc của Horikoshi là những điều quan trọng nhất của cuộc đời cô.
Là một bác sỹ nhãn khoa chuyên về đục thủy tinh thể, Horikoshi hiện đang ở đỉnh cao sự nghiệp và thích được tiêu tiền cho những chuyến du lịch, cho chiếc xe Porsche cùng hai con chó nhỏ của cô. Bạn bè Horikoshi cũng chia sẻ với lựa chọn của cô.
[imgc="Ginger giữa một đống quần áo "mẹ" Horikoshi mua cho."]http://www.tin247.com/dantri/080906230555-260-4.jpg[/imgc]
“Bạn bè tôi, dù đã kết hôn nhưng không sinh con, mà nuôi chó. Một người có một con chó xù, một người có hai con chó nhỏ lông mượt, một người nữa có một con chó nhỏ”, cô nói khi giơ ngón tay ra đếm.
Với tỉ lệ sinh thấp, cùng với tỉ lệ dân số già ngày càng tăng, nhiều người coi Nhật Bản là một thị trường đang bị bão hòa về mọi thứ. Tuy nhiên, trường hợp của Horikoshi cho thấy tỉ lệ sinh ngày một thấp, cộng với sự phục hồi kinh tế, và sự khẳng định ngày càng rõ của người phụ nữ với tư cách là những người kiếm, tiêu tiền độc lập, đang tạo ra những nhu cầu mới.
“Tôi không muốn có gia đình. Tôi muốn tiếp tục được làm việc cật lực. Tôi không cần giúp đỡ. Tôi không cần chồng. Tôi có nhiều thời gian rảnh, có thể tự làm được mọi thứ”, Horikoshi nói. Vào các buổi chiều cô thực hiện 15 ca phẫu thuật mắt, và dành hầu hết các buổi sáng là để đi mua sắm. “Đôi khi tôi cảm thấy cô đơn. Nhưng giờ khi trở về nhà, tôi có thể bầu bạn cùng hai con chó.”
[imgc="Phòng riêng của hai con cún con."]http://www.tin247.com/dantri/080906230556-519-91.jpg[/imgc]
Ở Nhật số lượng chó đã vượt quá số lượng trẻ em từ 10 tuổi trở xuống. Cụ thể năm 2006 có tổng cộng 13,1 triệu con chó trên toàn quốc. Theo một nghiên cứu mới đây do dân số giảm, chó tăng, nên thị trường các sản phẩm liên quan đến chó cũng tăng.
Fifi & Romeo, một cửa hàng quần áo ở tận Los Angeles, Mỹ, đã bắt đầu xu hướng thời trang dành cho chó và mở rộng thị trường tại Nhật từ 5 năm về trước. Hiện nay có cả thảy 11 cửa hàng thời trang Fifi & Romeo ở Nhật, nhiều hơn cả ở Mỹ.
Bạn bè của Horikoshi thường tổ chức những bữa tiệc cho chó tại các quán café dành cho chó. Họ mặc cho những con cún cưng của mình những chiếc áo vải lụa casơmia lộng lẫy, đưa chúng đi nghỉ mát và spa, thậm chí còn cho chúng được thưởng thức dịch vụ mát-xa và xức nước thơm cho chúng…
[imgc="Chuyện cho chó vào xe đẩy chắc chỉ có ở Nhật."]http://www.tin247.com/dantri/080906230557-606-220.jpg[/imgc]
“Những ông bố bà mẹ của chó” thường có nhiều thời gian để vui chơi hưởng thụ cuộc sống hơn những người có con nhỏ. Và quan trọng nhất, là họ không phải trả tiền học, tiền đặt cọc cho những ngôi nhà lớn, có không khí của gia đình.
Nhật hiện cũng đang là nước tạo ra xu hướng thời trang cho chó. Có nơi nào ngoài Tokyo bạn có thể thấy những con chó lông xù trong bộ quần ong nghệ thò đầu ra khỏi xe đẩy? Có nơi nào có được ban nhạc theo “chủ đề chó”, đội mũ lông chó, đeo khuyên tai chó?
Harriet Sternstein, một người Mỹ có cửa hàng quần áo ở Paris, cho biết người Pháp rất cưng chiều chó, nhưng chuyện cho chó vào xe đẩy thì cô chưa tưởng tượng đến. Cô tin rằng Nhật sẽ là nước đứng đầu thế giới về thời trang cho chó. “Paris theo sau Mỹ 10 năm, nhưng Mỹ lại sau Nhật ít nhất là 10-15 năm”.
Tuy nhiên trong khi những người chủ, các công ty chăm sóc chó và những nhà thiết kế thời trang cho chó thấy sung sướng, thì chính những con vật cưng này phải chịu khổ. Nhiều con sinh ra bị dị dạng do chó mẹ phải đẻ quá nhiều.
Những con chó mẹ phải đẻ hết lứa này đến lứa khác cho đến khi “hết trứng” thì thôi. Rồi chúng sẽ bị bỏ rơi hoặc bị giết. Và hầu hết những con cún con được bán ở Nhật đều là sản phẩm của những “cỗ máy đẻ” như thế.
Đến tận nửa đêm mà những cửa hàng bán những đồ liên quan đến chó ở quận Roppongi tại Tokyo vẫn sáng đèn và chật cứng người vẫn đang say sưa uống rượu, tiệc tùng. Một vài chú cún con cố gắng ngủ dưới ánh đèn nê-ông. Một con cún con nhỏ bằng bàn tay, đôi mắt tròn xoe như hòn bi, đang cào cào lồng như mất phương hướng. Cửa hàng bán trông bình thường nhưng những mặt hàng họ bán ra không rẻ chút nào: một con chó dòng Chihuahuas có giá từ 250.000 yên (2.105 USD) trở lên.
Briar Simpson, một nhà hoạt động bảo vệ động vật người New Zealand, làm việc cho Tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất Nhật, cho biết: những con vật nuôi được bày bán trong các cửa hàng mở thâu đêm kia nhiều khi bị sử dụng như những công cụ moi tiền. Một cô gái có thể yêu cầu gã người yêu giàu có và đang say khướt mua cho một con chó nhỏ. Rồi ngày hôm sau cô mang nó trở lại cửa hàng lấy lại tiền. Người chủ cửa hàng sẽ được ăn phần trăm.
“Họ cứ nghĩ nó chỉ là nắm lông nhỏ, chứ không phải là một con chó”, Briar Simpson thở dài.
Horikoshi, người luôn cho con chó nhỏ lông xù ngủ cùng giường với mình, đã có kinh nghiệm nuôi chó từ trước. Khi cô còn nhỏ, cha mẹ cô có hai con chó rất to. Tuy nhiên chúng thậm chí còn không được phép vào nhà
Nguồn: dantri.com