vits2be
Member
Đàn chó lạ tấn công người ở Lào Cai có thể là chó đã được con người nuôi, nhưng bị bỏ đói hoặc bị đánh đuổi... và trở nên hung hãn.
Một con chó lạ bị bắt sống, chuẩn bị đưa đi tiêu hủy.
Sáng nay, 12/5, nói về loài chó tấn công người mới đây ở Lào Cai, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội cho hay, theo hình ảnh chụp được đó có thể là chó nhà, nuôi sinh sản theo đàn, kiểu trang trại.
Chó nuôi kiểu đó thường không có quan hệ thân thiết với chủ nuôi và dễ sổng khỏi đàn. Khi bị đói hoặc stress, bị đánh đuổi, chúng sẽ trở nên hung dữ. Ngay cả những con trâu nuôi theo đàn cũng có thể rơi vào tình huống đó, ông Vũ Ngọc Thành phân tích.
Đồng thời, chuyên gia này cũng bác bỏ giả thiết đây là những con vật sống hoang dã trong rừng, giống chó sói, vì hình dáng chó sói thon hơn chứ không “xồ xề” như những con vật bị bắt. Ông Thành đồng tình với giả thiết đàn chó này đã được người nào đó nuôi nhưng xao nhãng hoặc có một sự cố gì đó với chúng, khiến các con chó trở nên hung hãn. Điều cần làm ngay, theo chuyên gia này là những người bị cắn phải đi tiêm phòng dại khẩn cấp.
Việt Nam chủ yếu có hai loài chó hoang dã là chó rừng và chó sói đỏ. Hai loài này phân bố rộng ở miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Riêng vùng phía bắc Việt Nam, hai loài này gần như tuyệt chủng.
Nếu đó là chó sói thì không được phép giết hay mang về nuôi, vì chúng là loài động vật quý hiếm, được pháp luật bảo vệ - nhà khoa học này khẳng định.
Trước đó, trên địa bàn huyện Si Ma Cai, kể từ đầu tháng Tư đến nay đã có 15 người bị chó lạ cắn (xã Bản Mế 6 người, Thào Chư Phìn 7 người, Quan Thần Sán 1 người và xã Si Ma Cai 1 người).
Theo VTC
Một con chó lạ bị bắt sống, chuẩn bị đưa đi tiêu hủy.
Sáng nay, 12/5, nói về loài chó tấn công người mới đây ở Lào Cai, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội cho hay, theo hình ảnh chụp được đó có thể là chó nhà, nuôi sinh sản theo đàn, kiểu trang trại.
Chó nuôi kiểu đó thường không có quan hệ thân thiết với chủ nuôi và dễ sổng khỏi đàn. Khi bị đói hoặc stress, bị đánh đuổi, chúng sẽ trở nên hung dữ. Ngay cả những con trâu nuôi theo đàn cũng có thể rơi vào tình huống đó, ông Vũ Ngọc Thành phân tích.
Đồng thời, chuyên gia này cũng bác bỏ giả thiết đây là những con vật sống hoang dã trong rừng, giống chó sói, vì hình dáng chó sói thon hơn chứ không “xồ xề” như những con vật bị bắt. Ông Thành đồng tình với giả thiết đàn chó này đã được người nào đó nuôi nhưng xao nhãng hoặc có một sự cố gì đó với chúng, khiến các con chó trở nên hung hãn. Điều cần làm ngay, theo chuyên gia này là những người bị cắn phải đi tiêm phòng dại khẩn cấp.
Việt Nam chủ yếu có hai loài chó hoang dã là chó rừng và chó sói đỏ. Hai loài này phân bố rộng ở miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Riêng vùng phía bắc Việt Nam, hai loài này gần như tuyệt chủng.
Nếu đó là chó sói thì không được phép giết hay mang về nuôi, vì chúng là loài động vật quý hiếm, được pháp luật bảo vệ - nhà khoa học này khẳng định.
Trước đó, trên địa bàn huyện Si Ma Cai, kể từ đầu tháng Tư đến nay đã có 15 người bị chó lạ cắn (xã Bản Mế 6 người, Thào Chư Phìn 7 người, Quan Thần Sán 1 người và xã Si Ma Cai 1 người).
Theo VTC