My_pigeons
Member
Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc đã công bố tài liệu nghiên cứu mới nhất về nguồn gốc virus H7N9 khiến hàng chục người tử vong trong tháng 4 vừa qua.
Theo Đông Phương Tảo Báo, nghiên cứu của các nhà Trung Quốc cho rằng, loại virus H7N9 lây lan cho hàng trăm người Trung Quốc thời gian vừa qua là loại virus mới được tạo nên thông qua sự tái cấu trúc từ bốn loại virus khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy, một gen của virus có khả năng bắt nguồn từ virus cúm A H7 xuất hiện trong các đàn vịt tại khu vực châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc. Loại virus này có thể do các loài chim di trú Đông Á lây truyền cho các đàn vịt tại khu vực này.
Một gen khác cũng bắt nguồn từ chim di trú đi qua Trung Quốc và các đàn vịt trong khu vực loài chim di trú bay qua chính là vật chủ quan trọng đem virus từ các loài chim hoang dã truyền sang các loài gia cầm.
Ngoài ra, 6 gen còn lại của virus cúm H7N9 đều có nguồn gốc từ virus H9N2, có trong gia cầm của Trung Quốc, chủ yếu là vịt. Tuy nhiên, nguồn gốc của 6 gen này cũng không đồng nhất. Một gen trong số đó có thể bắt nguồn từ đàn gà ở khu vực Giang Tô. Năm gen còn lại bắt nguồn từ đàn gà ở khu vực phụ cận Chiết Giang và Thượng Hải.
Nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của 6 đoạn gen này của H7N9 được cho là có liên quan tới quá trình vận chuyển gia cầm.
Nghiên cứu cũng cho thấy, dịch H7N9 bùng phát lần này có ít nhất 2 nhánh khác nhau. Bởi lẽ, đặc tính kết hợp thụ thể cũng như phản ứng với Tamiflu của virus này có những biểu hiện khác nhau.
Công trình được công bố trên Tạp chí The Lancet hôm 1/5 vừa qua.
VietNamNet – Tin tức, Thời sự cập nhật liên tục 24x7
Theo Đông Phương Tảo Báo, nghiên cứu của các nhà Trung Quốc cho rằng, loại virus H7N9 lây lan cho hàng trăm người Trung Quốc thời gian vừa qua là loại virus mới được tạo nên thông qua sự tái cấu trúc từ bốn loại virus khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy, một gen của virus có khả năng bắt nguồn từ virus cúm A H7 xuất hiện trong các đàn vịt tại khu vực châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc. Loại virus này có thể do các loài chim di trú Đông Á lây truyền cho các đàn vịt tại khu vực này.
Một gen khác cũng bắt nguồn từ chim di trú đi qua Trung Quốc và các đàn vịt trong khu vực loài chim di trú bay qua chính là vật chủ quan trọng đem virus từ các loài chim hoang dã truyền sang các loài gia cầm.
Ngoài ra, 6 gen còn lại của virus cúm H7N9 đều có nguồn gốc từ virus H9N2, có trong gia cầm của Trung Quốc, chủ yếu là vịt. Tuy nhiên, nguồn gốc của 6 gen này cũng không đồng nhất. Một gen trong số đó có thể bắt nguồn từ đàn gà ở khu vực Giang Tô. Năm gen còn lại bắt nguồn từ đàn gà ở khu vực phụ cận Chiết Giang và Thượng Hải.
Nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của 6 đoạn gen này của H7N9 được cho là có liên quan tới quá trình vận chuyển gia cầm.
Nghiên cứu cũng cho thấy, dịch H7N9 bùng phát lần này có ít nhất 2 nhánh khác nhau. Bởi lẽ, đặc tính kết hợp thụ thể cũng như phản ứng với Tamiflu của virus này có những biểu hiện khác nhau.
Công trình được công bố trên Tạp chí The Lancet hôm 1/5 vừa qua.
VietNamNet – Tin tức, Thời sự cập nhật liên tục 24x7