vits2be
Member
Cập nhật lúc :2:51 PM, 13/05/2011
Những chú chó nghiệp vụ của SEAL được trang bị đa dạng, tùy theo hoàn cảnh và mục đích tác chiến trong mỗi chiến dịch.
Quân đội Mỹ sử dụng những chú chó được huấn luyện đặc biệt từ rất lâu. Bộ tư lệnh chiến dịch đặc biệt (SOCOM, đơn vị chỉ huy của SEAL) rất ưu ái những chú chó này. Trong vòng một thập kỷ, quân đội Mỹ đã sử dụng hàng nghìn con chó quân sự trong các khu vực chiến đấu.
Đến nay, có hơn 600 chó nghiệp vụ đang phục vụ tại Iraq và Afghanistan. Một chú chó nghiệp vụ là phát hiện chất nổ và kẻ tình nghi là khủng bố.
Để giúp những chú chó này hoàn thành tốt nhiệm vụ, SEAL tìm cách trang bị cho chúng bằng các thiết bị đặc biệt hoặc nâng cấp từ các thiết bị sẵn có như áo giáp cho chó (có giá 100 USD) dùng để nhận dạng, chống đạn hoặc phục vụ cho các nhiệm vụ khác.
Thiết kế áo đặc biệt giúp các chú chó nghiệp vụ có thể nhảy dù cùng người lính hoặc độc lập, hay được cõng trên lưng như ba lô...
Gần đây, có nhiều thiết kế cải tiến áo dành cho chó. Trong đó, áo được chèn các gói lạnh (những túi nhựa mềm, phẳng, chứa một số chất hóa học, khi kích hoạt sẽ giúp làm mát) để giúp chúng chống chọi lại môi trường Iraq và Afghanistan rất nóng vào mùa hè. Nếu không có các túi làm mát này, chó nghiệp vụ có thể bị đột quỵ.
Một tác dụng khác giúp những chú chó thành “lính dù”, hay có thể vận chuyển bằng dây trong trường hợp bị thương. Áo giáp còn có dây đai để người lính có thể cõng chó trên lưng.
Còn đối với loại áo giáp chống đạn, tùy thuộc vào mức độ bảo vệ, có giá từ 500-1.000 USD. Tuy nhiên, những người huấn luyện chó thích áo thường cho "đồng nghiệp" vì chúng nhẹ hơn nhiều (chỉ khoảng 0,5 kg, thay vì nặng tới 3 kg như áo giáp chống đạn). Thêm vào đó, việc mặc áo giáp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cơ động của các chú chó.
Để huấn luyện một con chó nghiệp vụ cần khoảng thời gian 1 năm và tiêu tốn 60.000 USD. Đối với người Mỹ, mức chi phí này tương đối hợp lý so với giá trị và hiệu quả công việc mà những chú chó mang lại. Hơn ai hết, thành viên đội đặc nhiệm SEAL, những người trực tiếp làm việc chó nghiệp vụ, hiểu rõ điều này.
Trên thực tế, lực lượng SEAL đưa ra những ý tưởng thiết kế trang thiết bị dành cho chó nghiệp vụ.
Năm 2010, lực lượng này giới thiệu hệ thống camera đặc biệt được gắn với những chiếc áo của những chú chó này. Camera có thể quan sát ban đêm và sử dụng pin với thời gian tối đa là 30 phút, hình ảnh thu được hiển thị trên thiết bị cầm tay với màn hình 3 inch.
Tầm truyền dữ liệu của camera là 1.000m và 200 m nếu có nhiều vật cản. Nếu thả chó nghiệp vụ mang camera vào khu vực tình nghi, SEAL có thể quan sát, thăm dò địa hình khi đưa chó vào bên trong một tòa nhà hay hang động tình nghi.
Ngoài ra, chó nghiệp vụ còn được trang bị một chiếc áo ngụy trang có gắn một loa nhỏ, cho phép thành viên SEAL ra lệnh cho chó. Giá mỗi chiếc áo này là 22.000 USD.
Trên áo của chó nghiệp vụ còn gắn nhiều loại thiết bị như đèn soi đường, loa nhận lệnh, camera...
Có khoảng hơn 1.000 chó nghiệp vụ đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Trong đó có 600 con đang phục vụ cho chiến tranh ở Iraq và Afghanistan của Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới 2, khoảng 10.000 chú chó được đưa vào phục vụ trong quân sự.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, có khoảng 4.000 con chó được huấn luyện, gửi ra nước ngoài và có khoảng 281 con đã chết trong chiến đấu. Xa hơn nữa, Hải quân Mỹ đã dùng 327 chú chó ở Thái Bình Dương trong Thế chiến 2 và 29 con đã chết trong chiến đấu. Khi đó, những con chó này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện Quân đội Nhật Bản đã được ngụy trang để phục kích.
Những chú chó nghiệp vụ sẽ được sử dụng cho đến khi chúng 10 tuổi, thì bị giết bởi các nhà cầm quyền cho rằng, chó nghiệp vụ "về hưu" khó sống cuộc sống gia đình.
Nhưng năm 2000, quy định khắc nghiệt trên được thay đổi, chó nghiệp vụ được "hòa nhập" vào cuộc sống dân sự. Một thập kỷ qua, cùng với những kinh nghiệm của cảnh sát, chó nghiệp vụ đã sống an toàn với người quản lý và các thành viên trong gia đình. Đến nay, chó nghiệp vụ "giải ngũ" có thể ở lại với người huấn luyện hoặc được nhận nuôi.
Trong nhiều bài báo gần đây có đưa thông tin về vũ khí bí mật của những chú chó đặc nhiệm của SEAL. Theo đó, chúng được trang bị những chiếc răng làm bằng titan với giá lên tới 2.000 USD/chiếc. Tuy nhiên, nhiều sĩ quan quân đội và người huấn luyện đứng ra phản đối điều ngộ nhận trên.
Theo Jeff Franklin, giám đốc trung tâm huấn luyện chó Cobra Canine ở Virginia, việc trang bị răng titan không giúp chú chó dữ dằn thêm. Hơn nữa, việc lắp răng titan không ổn định như răng tự nhiên và dễ rơi ra trong quá trình cắn đối tượng. Ông bình luận thêm, nếu có lí do nào để đeo răng titan, đó là do chó nghiệp vụ có vấn đề về răng. Trên thực tế, răng titan không giúp gì, thật chí gây hại cho những chú chó nghiệp vụ.
Baodatviet.vn
Những chú chó nghiệp vụ của SEAL được trang bị đa dạng, tùy theo hoàn cảnh và mục đích tác chiến trong mỗi chiến dịch.
Quân đội Mỹ sử dụng những chú chó được huấn luyện đặc biệt từ rất lâu. Bộ tư lệnh chiến dịch đặc biệt (SOCOM, đơn vị chỉ huy của SEAL) rất ưu ái những chú chó này. Trong vòng một thập kỷ, quân đội Mỹ đã sử dụng hàng nghìn con chó quân sự trong các khu vực chiến đấu.
Đến nay, có hơn 600 chó nghiệp vụ đang phục vụ tại Iraq và Afghanistan. Một chú chó nghiệp vụ là phát hiện chất nổ và kẻ tình nghi là khủng bố.
Để giúp những chú chó này hoàn thành tốt nhiệm vụ, SEAL tìm cách trang bị cho chúng bằng các thiết bị đặc biệt hoặc nâng cấp từ các thiết bị sẵn có như áo giáp cho chó (có giá 100 USD) dùng để nhận dạng, chống đạn hoặc phục vụ cho các nhiệm vụ khác.
Thiết kế áo đặc biệt giúp các chú chó nghiệp vụ có thể nhảy dù cùng người lính hoặc độc lập, hay được cõng trên lưng như ba lô...
Gần đây, có nhiều thiết kế cải tiến áo dành cho chó. Trong đó, áo được chèn các gói lạnh (những túi nhựa mềm, phẳng, chứa một số chất hóa học, khi kích hoạt sẽ giúp làm mát) để giúp chúng chống chọi lại môi trường Iraq và Afghanistan rất nóng vào mùa hè. Nếu không có các túi làm mát này, chó nghiệp vụ có thể bị đột quỵ.
Một tác dụng khác giúp những chú chó thành “lính dù”, hay có thể vận chuyển bằng dây trong trường hợp bị thương. Áo giáp còn có dây đai để người lính có thể cõng chó trên lưng.
Còn đối với loại áo giáp chống đạn, tùy thuộc vào mức độ bảo vệ, có giá từ 500-1.000 USD. Tuy nhiên, những người huấn luyện chó thích áo thường cho "đồng nghiệp" vì chúng nhẹ hơn nhiều (chỉ khoảng 0,5 kg, thay vì nặng tới 3 kg như áo giáp chống đạn). Thêm vào đó, việc mặc áo giáp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cơ động của các chú chó.
Để huấn luyện một con chó nghiệp vụ cần khoảng thời gian 1 năm và tiêu tốn 60.000 USD. Đối với người Mỹ, mức chi phí này tương đối hợp lý so với giá trị và hiệu quả công việc mà những chú chó mang lại. Hơn ai hết, thành viên đội đặc nhiệm SEAL, những người trực tiếp làm việc chó nghiệp vụ, hiểu rõ điều này.
Trên thực tế, lực lượng SEAL đưa ra những ý tưởng thiết kế trang thiết bị dành cho chó nghiệp vụ.
Năm 2010, lực lượng này giới thiệu hệ thống camera đặc biệt được gắn với những chiếc áo của những chú chó này. Camera có thể quan sát ban đêm và sử dụng pin với thời gian tối đa là 30 phút, hình ảnh thu được hiển thị trên thiết bị cầm tay với màn hình 3 inch.
Tầm truyền dữ liệu của camera là 1.000m và 200 m nếu có nhiều vật cản. Nếu thả chó nghiệp vụ mang camera vào khu vực tình nghi, SEAL có thể quan sát, thăm dò địa hình khi đưa chó vào bên trong một tòa nhà hay hang động tình nghi.
Ngoài ra, chó nghiệp vụ còn được trang bị một chiếc áo ngụy trang có gắn một loa nhỏ, cho phép thành viên SEAL ra lệnh cho chó. Giá mỗi chiếc áo này là 22.000 USD.
Trên áo của chó nghiệp vụ còn gắn nhiều loại thiết bị như đèn soi đường, loa nhận lệnh, camera...
Có khoảng hơn 1.000 chó nghiệp vụ đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Trong đó có 600 con đang phục vụ cho chiến tranh ở Iraq và Afghanistan của Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới 2, khoảng 10.000 chú chó được đưa vào phục vụ trong quân sự.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, có khoảng 4.000 con chó được huấn luyện, gửi ra nước ngoài và có khoảng 281 con đã chết trong chiến đấu. Xa hơn nữa, Hải quân Mỹ đã dùng 327 chú chó ở Thái Bình Dương trong Thế chiến 2 và 29 con đã chết trong chiến đấu. Khi đó, những con chó này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện Quân đội Nhật Bản đã được ngụy trang để phục kích.
Những chú chó nghiệp vụ sẽ được sử dụng cho đến khi chúng 10 tuổi, thì bị giết bởi các nhà cầm quyền cho rằng, chó nghiệp vụ "về hưu" khó sống cuộc sống gia đình.
Nhưng năm 2000, quy định khắc nghiệt trên được thay đổi, chó nghiệp vụ được "hòa nhập" vào cuộc sống dân sự. Một thập kỷ qua, cùng với những kinh nghiệm của cảnh sát, chó nghiệp vụ đã sống an toàn với người quản lý và các thành viên trong gia đình. Đến nay, chó nghiệp vụ "giải ngũ" có thể ở lại với người huấn luyện hoặc được nhận nuôi.
Trong nhiều bài báo gần đây có đưa thông tin về vũ khí bí mật của những chú chó đặc nhiệm của SEAL. Theo đó, chúng được trang bị những chiếc răng làm bằng titan với giá lên tới 2.000 USD/chiếc. Tuy nhiên, nhiều sĩ quan quân đội và người huấn luyện đứng ra phản đối điều ngộ nhận trên.
Theo Jeff Franklin, giám đốc trung tâm huấn luyện chó Cobra Canine ở Virginia, việc trang bị răng titan không giúp chú chó dữ dằn thêm. Hơn nữa, việc lắp răng titan không ổn định như răng tự nhiên và dễ rơi ra trong quá trình cắn đối tượng. Ông bình luận thêm, nếu có lí do nào để đeo răng titan, đó là do chó nghiệp vụ có vấn đề về răng. Trên thực tế, răng titan không giúp gì, thật chí gây hại cho những chú chó nghiệp vụ.
Baodatviet.vn