• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Thu vui doc sach

NguyenNhuThach

Active Member
Thú vui đọc sách
Ngày nay với sự ra đời của internet và máy tính cầm tay thì thú vui đọc sách dường như đã trở thành lạc hậu,nhất là đối với các bạn trẻ 8x,9x.Nhưng với tôi thì không có thú vị nào bằng nằm cuộn mình trong chăn,tòn ten trên võng trong những ngày mưa rét,tay cầm quyển sách bìa gáy mềm(cuộn lại được) mà say cùng kim cổ,quên cả ăn cơm...
Sách là người bạn đường trong những ngày gian khó(Puskin)-điều này hoàn toàn đúng với tôi...
Xin mọi người cùng tham gia nhé.
Đọc sách trong chuồng thú(bài sưu tầm)
ảnh minh họa

Đến vười thú Leningrad ở St. Petersburg (Nga), du khách không chỉ được ngắm nhìn những loài động vật quý hiếm, mà còn có cơ hội được xem và chuyện trò với “những người đọc sách” trong các chuồng thú.

Thực ra, đây không phải là những người theo trường phái lập dị, mà là những tình nguyện viên trong một hoạt động kéo dài 2 ngày do một nhóm người công tác từ thiện kết hợp với vườn thú Leningrad tổ chức, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người đối với việc đọc sách.
Theo đó, những tình nguyện viên này sẽ thế chỗ các con vật, ngồi đọc sách trong chuồng thú cho các khách tham quan ngắm nhìn qua song sắt.

Mục đích của hoạt động kỳ lạ này là giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách đối với cuộc sống của con người.
Theo nhóm người này, người ham mê đọc sách cũng như các loài động vật ở vườn thú này, ngày càng trở nên hiếm có, thậm chí có nguy cơ “tuyệt chủng”.
Trong khuôn khổ hoạt động này, người dân Petersburg sẽ được mời ngâm thơ và tham gia vào cuộc thăm dò dư luận về vai trò của sách đối với đời sống của con người ngày nay.
Cũng tại đây, có gần 50 cuốn sách được trưng bày để du khách có cơ hội đọc miễn phí. “Hãy đọc rồi chuyển cho người khác” là câu khẩu hiệu của hoạt động này.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Mười lý do nên đọc sách:
(Tạp chí Tia sáng)

1) Bồi đắp sự thông minh.
2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
3) Tăng sự hiểu biết.
4) Có thể đi du lịch qua đọc sách.
5) Cho phép độc giả tự đánh lừa giữa khoảng cách của sự sống và cái chết giúp độc giả chấp nhận sự hiện hữu - những ước muốn không thể thực hiện được.
6) Mang lại những điều tốt đẹp nhất, cho độc giả hiểu rằng bản thân con người không phải là một cái máy, mà là một thực thể văn hóa.
7) Đời sống đầy những nghịch lý. Đọc và viết xóa bỏ những nghịch lý ấy.
8) Đọc có khuynh hướng dẫn đến viết, là một trong những "sở thích và thú vui” đẹp nhất của con người.
9) Đọc và viết là hành động tự do, không bị ép buộc, là hành động “cho không". Điều “cho không biếu không” này trong đời sống rất khó xảy ra!
10) Từ đọc -> viết -> có thể mang lại cho tác giả một quyền lực khi chính mình tạo dựng cốt chuyện và nhân vật.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Chuyện về con chim khôn ngoan và con cá ngốc nghếch (Người dịch: Thái Bá Tân)

Ở Ôman, xưa có con chim nọ
Sống bằng nghề bắt cá ăn, và nó

Rất tinh thông, điêu luyện với nghề này
Khiến các loài tôm cá sợ xưa nay.

Nhưng dù muốn hay không tuổi tác
Cũng làm nó già đi và đổi khác

Rồi một hôm, sức kiệt hẳn, mắt mờ,
Nó chỉ biết ngồi một chỗ hằng giờ.

Nghe sóng biển, nhìn cá đùa trên nước,
Muốn tới bắt mà không sao tới được.

Và đúng khi sắp chết đói, bất ngờ
Có chú cá từ xa bơi và bờ.

Nó lên tiếng triêu con chim khốn khổ,
Vì biết chim không làm gì được nó.

"Này lão chim, sao ngồi buồn như vậy?
Sao chậm chạm và yếu già mức ấy?

Lão ngày xưa nổi tiếng lắm cơ mà.
Hay bay giờ không còn muốn bắt ta?"

Con chim đáp: "Vâng, quả tình đúng thế,
Anh thấy đấy, ta đã không còn trẻ,

Lại ốm đau, nhưng thanh thản lúc này
Ta hối hận về việc làm xưa nay.

Ta xấu hổ vì trót ăn thịt cá.
Nay ta chỉ ăn lá cây, hoa quả

Giờ thực tình ta muốn bạn với anh
Để chuộc lại chút lỗi lầm của mình.

Nào đừng sợ, lại đây, anh bạn nhỏ
Mà nếu sợ thì kia kìa, sợi cỏ,

Đem lại đây trói mỏ lại, và anh
Sẽ tự do tâm sự chuyện đời mình."

Con cá nhỏ thơ ngây nghe, tưởng thật
Ngậm sợi cỏ lại gần, trong nháy mắt

Bị con chim nuốt vào bụng bất ngờ,
Cứ như nó chưa tồn tại bao giờ.

(Nguồn: Các nhà thơ cổ Ba Tư)


Sách là người bạn đường trong những ngày gian khó(Puskin)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Dòng nhớ_một truyện ngắn cảm động của Nguyễn Ngọc Tư


S áng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín, nghiêng nghiêng ngó ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổị Chợ rao bán rau trái dậy động cả một khúc sông, má tôi thấy ghe nào cũng lần xuồng lại, dòm mặt chủ rồi đị Con nhỏ chèo đò chắc là chèo mối, nó biết bà già định đi đâu, định làm cái gì nên nó biểu:
- Hỏng hỏi thăm thì vô phương kiếm ra, ngoại ơị
Má tôi ngẩn ngơ. Hỏi chớ, chú ơi, thím ơi, tôi muốn hỏi thăm một người quen. Tên gì? Ghe bán gì? Hai Giang. Ghe bán hàng bông. Trời đất, ở xứ này có tỷ tỷ ghe bán hàng bông, cũng có biết bao nhiêu người tên Giang, vậy tướng tá người đó ra làm saỏ Bây giờ đâu có biết ra làm sao, gặp được một lần mười sáu năm trước, nhớ sao tả vậy nghen. Ðàn bà, chừng sáu mươi, trạc tuổi tôi, tóc dài, da ngăm ngăm, không đẹp không xấụ Mới đầu đi với chồng, sau chồng bỏ lên bờ vì cơ cực quá trời, hồi trẻ có đứa con gái đầu lòng chừng bảy tháng tuổi thì rớt xuống sông chết.
- Vậy thì đông lắm, người sống trên chợ này hễ mười thì có năm người y chang hoàn cảnh vậy, dân Ba Bảy Chín mà, "ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh", chị hỏng nghe saỏ
Má tôi chẩng hẩng:
- Vậỷ
- Ừ, người đó quen sao mà tìm coi bộ cực dữ?
- Quen. Chà, hỏng biết nói sao bây giờ, dài dòng lắm, vợ của chồng tôị
Nếu vậy thì dài dòng thiệt, chuyện tình tay ba mà phim dính vô chuyện nầy cũng năm bảy tập trở lên, còn cải lương lâm ly không biết bao nhiêu là nước mắt.
Má tôi cũng khóc nhiều rồị
Má tôi nói hoài, ba mươi tám năm bà về làm dâu nhà chồng, cực có, sướng có, chưa bao giờ nội tôi khắt khe, nhỏ nhặt, khó chịu với dâu, nhưng má tôi vẫn hận nội tới chết mới thôị Hỏi sao kỳ vậy, má tôi kéo chéo khăn lên chậm chậm vô đôi mắt, "Bộ hết người rồi sao mà nội bây cưới tao cho ổng, đó - bà chỉ tay ra bến - gần hết đời rồi tao có được vui đâu".
Ðó là lúc "ổng", tức ba tôi chống cây gậy khật khừng lang thang xuống bến. Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mấm già ngày xưa ông trồng để giữ đất cho khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ông già tha thiết nhìn ra sông. Chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân trái yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lỗ tròn tròn.
Cảnh thì quen lắm, thì ngày nào, buổi nào ba tôi chẳng làm vậy nhưng cứ tụm cả nhà lại, rồi ngồi lặng lẽ dòm, ai cũng nghe đau đau xót xót như ai lấy cật tre cứa tới cứa lui trong lòng. Bởi cái lúc này là lúc sum họp đây, vậy mà sao vẫn thấy thiếu một người, mà thiếu đúng cái người đang lững thững đi dưới nắng kia mới chết.
Sau đợt tai biến mạch máu não lần thứ nhất, nửa người bên trái ba tôi yếu hẳn đi, tưởng chỉ vậy thôi, đến lần thứ hai bỗng dưng tâm trí ông già nhớ quên, ít nói, lẩn tha lẩn thẩn. Nhưng còn sống, còn tự mình đi đứng được là may lắm rồi, ai cũng nói vậỵ Lúc đó cả nhà đang ở chợ, ba tôi càng lúc càng buồn, hay chống gậy đi, mấy lần cả nhà bỏ tiệm may đi kiếm ông. Sau này chỉ cần một mình tôi, vắng ông, tôi chạy xe dọc theo con đường về vườn cũ là gặp. Thấy tôi, ông già khựng lại, không nói gì, nhưng cặp mắt khẩn cầu, da diết, tôi làm như không biết, cầm gậy, đỡ ông lên xe chở về, có lần ba tôi khóc, ông khóc rưng rức, nước mắt nước mũi nhễu nhão, lòng thòng.
Sau lần ấy, cả nhà quyết định đưa ông về sống trong vườn nhà nộị Vườn bỏ lâu nay, nhưng nhờ cô dượng Ba ở kế bên nhà trồng trọt, trông coi nên chỉ cần dựng căn nhà lên là ở được. Chuyện cắt cử người ở lại với ba tôi thì khỏi phải bàn bởi chừng nào mà má tôi bỏ ông được, "làm gì má cũng phải giữ ba", tôi đùạ má tôi xua tay:
- Ổng còn nguyên đó chớ có đi đâu, trước không mất giờ còn sợ mất mát gì nữa, giọng má chợt cay đắng, hồi đó giờ ổng có phải của tao đâu mà giữ.
Nói rồi má tôi trùm cái khăn lên đầu bước xuống xuồng, đưa tôi qua sông, tới bờ bên kia, ngó lại, ba tôi đứng chênh vênh trên bến, đôi mắt như đang nhìn da diết mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mông mênh vậy thôị Chơ vơ, cô độc. Má biểu tôi đi đường cẩn thận rồi bơi xuồng trở về, còn nói với theo:
- Sao má lo quá, má sợ ba mầy, ổng mà chết ổng cũng xuống sông để chết.
Lo cũng phải, không phải ba tôi nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, cặp mắt như ngó mong, như hờn giận. Ba tôi vốn là người của sông mà. Ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồị
Và cũng y như má tôi, ba cũng không sống được mấy ngày vui, vui thật, vui đúng nghĩạ Hồi tôi còn nhỏ, còn sống chung với bà nội, đêm đêm cả nhà đi ngủ, ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạc kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông. Kiểu ngồi một chân xếp bằng, chân kia dựng lên, rồi tì cái tay cầm điếu thuốc lên cái đầu gối, đêm này qua đêm khác, kiểu ngồi không đổị Nửa đêm, má tôi đi ém mùng lại, tôi thức giấc, ngó ra chỉ thấy đốm lửa lập lòe, lúc đỏ rực, lúc lại tắt thiu tiụ Má tôi ngồi trong mùng lặng lẽ nhìn ba, còn ba thì nhìn ra sông . Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước, đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên. Những đêm trăng sáng, nếu không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng, lồng lộng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẫy chách bụp rất đềụ Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơị Lâu lâu, có chiếc ghe hàng bông lặng lẽ neo lại ngoài bến nhà tôi, treo ngọn đèn chong lên cây đước chơm chởm những cái nhánh con, mỗi nhánh lủng lẳng trái khóm, trái bầu dầm nắng mưa đã teo héọ Không thấy bóng người, chỉ nghe tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác. Hừng đông chạy xuống bến thì ghe đã đi rồị Những đêm đó, ba tôi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn đỏ ối, nhỏ nhoi, buồn hiu ngoài kiạ Ba tôi thở dàị Má tôi thở dài, chạy qua buồng bên khóc với bà nội tôi, không biết nói cái gì, chỉ nghe lõm bõm, tiếng nội làu bàu: "Vậy ra má đã làm sai cái gì?" và má tôi tuyệt vọng: "Kiểu này biết chừng nào ảnh mới quên chuyện xưa hả má?".
Ngày xưa ba tôi cũng yêu thương một ngườị Nội tôi dứt khoát không chịu (nội có tỷ tỷ lý do để không chịu), ba tôi mới dắt díu người ta bỏ nhà đi, sống kiếp thương hồ. Hai người trải qua biết bao nhiêu cơ cực, nào là gặt mướn, làm cỏ lúa, đắp bờ... mới có được một ít vốn, ba tôi sắm cái máy Koler xuống rẫy bán hàng bông. Họ sống nghèo lắm. Mỗi lần đi ghe đi ngang qua nhà, ba tôi khắc khoải ngó lên, vừa nhớ, vừa đau vì cãi nộị Rồi hai người có với nhau đứa con, nhưng chị bạc mệnh chết đuối, tận cùng đau khổ, ba tôi bỏ về nhà, được về, ba tôi cũng phải đáp ứng vài điều kiện của nội, vậy là ba tôi bỏ người ta giữa dòng bơ vơ. Tôi biết được có bao nhiêu đó thôi, kể ra cũng mấy dòng vậy thôị Mà, cũng phải đợi tới năm mười lăm tuổi, cả nhà mới cho tôi biết. Tôi bật ngửa, chuyện xảy ra lâu rồi, nhưng người ta vẫn còn nhớ, vẫn còn cắm sào trước bến nhớ ba tôi, vậy mà biểu ba tôi quên cái rụp thì làm sao quên được.
Mà, cũng vì ba tôi quên không được má tôi mới thương ông nhiều, sau nầy, lớn lên, biết yêu thương rồi, tôi mới ngộ rạ Con người ta, nhất là đàn ông thương ai mà vì nỗi gì đó quay lưng lại quên mất tiêu thì đúng là không tử tế, không đáng tin chút nàọ Với tôi, ba tôi thì quên hay không cũng được, ba đã sống tốt với cả nhà tôi lắm rồị Ông sống tử tế đến vô cùng, đến thừa, dường như ông gởi gắm tình thương yêu đến cả người vắng mặt.
Ở cái xóm quê, mười người đàn ông thì nhậu nhẹt hết chín, trong chín người hết năm nhậu về chửi vợ, đánh vợ như đánh bịch muối, ba tôi là người duy nhất còn lạị Ông ít nói, hiền lành, từ tốn với má tôi, những lần má tôi bệnh, ba chèo một hơi mười mấy cây số vừa đi vừa về đưa má tôi ra trạm xá, không than mệt, không thở ra, tận tụỵ Lúc nào cũng mình mình tôi tôi, mấy bà hàng xóm nghe tủi cho mình mà khóc, má tôi cũng òa khóc theo, cảnh mỗi người tự người đó biết, người ta hay đứng núi này trông núi nọ vậy mà.
Mơ hồ dường như mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui, dù hạnh phúc (hai thứ này sao lại không thể đi chung). Không thấy ai đòi nhưng nợ vẫn cứ là nợ, nó rờn rờn quanh quất trong chái bếp ngày ngày khói tỏa, trong mấy chiếc giường ngủ con con, trong hai bữa ăn mỗi ngàỵ Ngồi quây quần như vầy trong bụng cứ nghĩ, có một người nào đó cô độc, bơ vơ. Mà tội nhất là nội tôi, vốn mê cải lương, nhưng bữa nào ti-vi chiếu mấy tuồng có bà mẹ chồng ác nghiệt chia rẽ duyên của con, dâu là thấy nội tôi rầụ Cho tới lúc cuối đời, chắc nội tôi vẫn băn khoăn trong lòng câu hỏi: "Vậy ra, mình giống mấy bà già trong đó thiệt saỏ".
Má tôi thấy nội bứt rứt cũng không tỏ ra phiền muộn nữa, cốt để an ủi nội tôi lúc cuối đờị Khi nội tôi vừa khuất, má quyết định gặp đối thủ một lần, chỉ định nhìn vậy thôi, chưa biết làm gì mà cũng không biết làm gì người ta, nhưng chắc chắn phải biểu người ta buông tha ba tôi ra, còn gì nữa đâu mà neo ghe trước nhà ngó mong hoàị
Chờ đợi, rình rập hụp hửi mấy lần, chiếc ghe nhỏ với ngọn đèn đo đỏ lại về đậu trước bến nhà tôi, như mong đợi của má. Bữa đó, má nói với ba tôi chèo xuồng về chơi bên ngoại một đêm. Gà gáy chập đầu, bà trở lại, trên xuồng chất đầy mấy thứ rau đồng, bà giả đò làm người đi chợ sớm.
Ngang qua, má tôi tấp xuồng lại kế bên chiếc ghe, than:
- Tính đi chợ cho sớm mà gió quá, chèo không lên, bậy thiệt.
Má tôi tin rằng, người đàn bà kia, cũng như ba tôi, những đêm như vầy không bao giờ ngủ. Mà thật, dì đang chong đèn ngồi thêu áo gối, nghe tiếng má tôi, dì quay lại, dường như sững sờ, bất ngờ một chút dì cười:
- Dà, đêm nay nhiều gió thiệt - Dì vẹt mớ quần áo, kim chỉ trên cái sạp tre - Chị vô mui ngồi cho ấm, chờ bớt gió rồi đi, ngồi ngoài đó cảm sương chết.
Má tôi không từ chối, bà buộc dây xuồng lại, bước qua ghẹ Bà cao người nên ngồi trong cái mui lợp bằng lá chầm đóp phải khom một chút. Họ ngồi đối mặt với nhaụ Má tôi thấy lòng mình bình lặng lạ lùng, hồi ngồi dựng cái cảnh gặp mặt nầy, cứ tưởng là phải làm một cái gì ghê gớm lắm. Có thể vì người đàn bà của ba tôi hiện lên rất hiền, dì mặc chiếc áo cộc tay mầu cau khô ở trong, khoác thêm chiếc áo bà ba ở ngoài, mỏng te, nhiều mụn vá. Tóc đã bạc nhiều, lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khuôn mặt dì đen sạm, nhăn nheọ Má tôi nghĩ thầm trong bụng: "Xấu hơn mình nhiều". Má tôi sợ cứ nhìn chằm chằm người ta hoài cũng không phải nên má ngó lơ chỗ khác. Ðồ vật trên ghe món nào cũng nhỏ nhắn, tuềnh toàng. Ngay sau lưng chỗ má tôi ngồi, bỏ khoang tát nước có một cây ớt hiểm, một cây sống đời đang trổ bông trồng chung trên miệng cái khạp bể. Dì lúi húi dẹp miếng vải đang thêu dở, với lấy bình thủy, châm nước vô cái bình trà sứt vòi, ho khúc khắc. Má tôi chép miệng: "Cha có trà uống thì còn gì bằng, mà chị bịnh hả, mấy lá sống đời nầy ngậm với muối cũng đỡ ho lắm". Dì ngước lên cười: "Dà, lúc nầy trở gió, cũng nhờ nó...". Má tôi hỏi:
- Chị đi ghe một mình à, một mình cũng được sao ?
- Dà, cũng được, chị.
- Ủa, chồng chị đâu ?
- Dà, dì bối rối, ảnh... đi xa lắm.
- Còn chồng tôi thì theo vợ bé mất rồi, má tôi nói luôn.
Dì nhìn sững má, dường như để xem xem nỗi đau mất chồng của má với dì có giống nhaụ Hồi lâu, dì chợt cúi mặt:
- Uống trà, chị, hoàn cảnh của chị cũng buồn thiệt. Nhưng thể nào rồi ảnh cũng quay về. Thiệt đó chị, đa số đàn ông đều tốt.
Tốt saỏ Người ta bỏ cô để cưới tôi mà là tốt à, má tôi ngồi lặng, tự hỏi, mà không biết nói gì nữa, cái câu quan trọng nhất chắc không phải nói lúc nầỵ Má tôi ngồi ngó quanh, một ánh đèn nhỏ nhoi thôi cũng đủ hắt sáng vài xâu cốm gạo treo trên vách, mấy hũ kẹo, bánh ngọt, tiêu tỏi để bên này, trái cây như khóm, bí rợ, khoai lang thì chất thành hàng bên kiạ Sát bên hông dì, dưới tấm vải trắng thêu dở là hai xấp quần áo cũ, người lớn có, trẻ con có được xấp ngay ngắn, nhưng hết thảy đều cũ kỹ, bạc mầụ Má tôi vọt miệng:
- Ủa, chị có cháu nhỏ à?
Sau nầy, má tôi nói, đó là cái câu tàn độc nhất mà má lỡ miệng đánh ngay vào nỗi đau của dì. Dì nhìn trân trân vào ngọn đèn, cái nhìn đau nặng. "Con bé Phước nhà tôi vô phước lắm chị à, tại tôi không cẩn thận nên cháu vừa mới biết bò đã té sông, trôi mất. Cũng mười mấy năm rồi, bây giờ nó còn sống, chắc tôi thêu gối cưới cho nó cũng vừạ Tôi... tôi chiêm bao thấy cháu nó hoài, chiêm bao lãng nhách hà, tự nhiên tôi thấy con tôi biết nói, nó biểu má đừng bỏ con, trời ơi, tiếng nó thấy cưng lắm kìa, vía tôi trả lời, mẹ sẽ sống trên sông hoài với con, vía tôi thấy nó cườị..". Dì nói một hơi dài, giọng dì hơi nghẹn lại: "Trời ơi, chị có chuyện buồn lòng mà tôi lại kể chuyện buồn lòng nữa, chắc chị phiền tôi lắm. Mớ đồ nầy tôi cất lâu rồi, sợ mốc, cứ mấy tháng là tôi đem ra giặt lại, của con bé con tôi có, của chồng tôi có. Chồng tôi... tôi chỉ còn giữ lại bao nhiêu đây thôị Chị coi, tôi khùng hôn, không giặt thì không được mà giặt hoài, tới hơi chồng cũng bay, tôi cũng quên mất rồị..".
Dì cười quay quắt. Má tôi chút nữa đã bật khóc, bà cố nén nghẹn ngào:
- Ðàn bà mình sao khổ vậỷ
Tiếng gà gáy xa xa, con nước đêm nay mau lớn quá, mới đây thôi đã ngập nửa cây sào neo ghe rồị Lúc nầy, nước lớn không nghe bìm bịp kêu, mà nhờ không có, chứ nghe bìm bịp kêu càng buồn nữạ Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà giành với người ta chút nầy nữạ Năm nầy qua năm khác mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường. Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đấu mặt lại ngủ... Còn người ta, nhớ thương đứt ruột, có thể chạy ào lại để gặp nhau nhưng vì lương tâm không làm được, đành ngồi đây ngó lên, ngồi ở trên ngó xuống. Ðau lắm chớ. Má tôi nhìn ra ngoài trời, vẫn còn khuya lắm, nhưng đã thấy mấy chiếc xuồng đi chợ sớm lướt qua, tiếng mái chèo quẫy chũm trên mặt sông ngọt, nhẹ, cứ tưởng từng lát nước xếp lên nhau như những lát đất càỵ Dường như trời bớt gió nhiều rồị Dì nghiêng đầu ra ngó trời, chừng như nuối tiếc, thảng thốt:
- Trời đất, đêm qua lẹ thiệt. Chắc tôi phải đi bây giờ.
- Sớm vậy saỏ
- Dạ, tôi thường đi... trước lúc người ta thức...
- Tại tôi nhiều chuyện làm chị thêu không xong...
- Không, người đàn bà cười, nét mặt thốt nhiên buồn bã, tôi thêu cho hết đêm, xong rồi lại tháo chỉ ra thôi, tôi sợ, nếu không làm gì, tôi... tôi sẽ nhớ chồng con tôi rồi mắc... khóc, cầm lòng không được. Mà, đàn ông chịu cực khổ nhiều lắm rồi, lấy nước mắt trói buộc họ nữa, tội họ lắm, chị à.
Vậy rồi hai người chia nhau đị Ghe nổ máy rồi, khói xịt tơi bời, dì còn dặn lại: "Nếu ảnh có quay về, chị đừng giận ảnh nghen. Người ta có đi đâu làm gì thì cũng thương mình chị thôi". Má tôi không nói, quay đi và khóc.
Tháng sau, má tôi quyết định gom mớ của cải cả nhà có được ra chợ, mua cái nhà. Ba tôi biết chút ít nghề mộc nên nhận đóng tủ, bàn ghế ở nhà, má tôi chiên đậu hũ bỏ mối, chị tôi mở tiệm may, tôi vào đại học. Mọi thứ được sắp đặt lại, mới mẻ, gọn gẽ. Má tôi bắt ba phải xa sông, nhưng chính bà cũng biết, những dòng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ông. Má tôi cũng không kể với ba cái đêm gặp "tình địch" ấy, nhưng mãi mãi, mỗi khi cả nhà ngồi ăn cơm, tim má lại hiện lên hình ảnh cái rổ úp chén đan bằng nan tre đã xỉn mầu, trên đó có cái dĩa, cái tô và ba cái chén, ba đôi đũa như thuở người đàn bà trên ghe còn nguyên một gia đình.
... Bây giờ má tôi muốn gặp dì, nhưng lâu quá, chờ hoài không thấy dì ghé lại đậu ngoài bến như ngày xưa, đã mười mấy năm rồi, không biết có biến cố gì không. Chỉ tội má tôi tảo tần kiếm cho kỳ được. Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không. Rồi thì ba tôi cũng mỏi mòn nằm xuống trên mảnh vườn của nội tôi, bình yên. Má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôị
Ðó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
.Một Việt kiều Mỹ là Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng vì quá “mê” văn Nguyễn Ngọc Tư đã tự nguyện “thiết kế và trông nom” cả một thư viện điện tử về tác phẩm của nhà văn này.
Đây là lời tự bạch thật nhẹ nhàng của GS Trần Hữu Dũng trên website: “Tôi lập trang này với mục đích, trước hết, để cho tôi thu thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi."

.Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư giành giải văn học Đông Nam Á 2008 .
Chủ tịch Hội nhà văn Thái Lan Chamaiporn Saengkrachang nhận xét: Nguyễn Ngọc Tư có lối viết theo kiểu kể chuyện đặc biệt được nhiều người quan tâm...
Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn Việt Nam đầu tiên và trẻ nhất được nhận giải thưởng lần này. Trước chị có 11 nhà văn, nhà thơ danh tiếng của Việt Nam được nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á...(baodongkhoi.com.vn)
 

NguyenNhuThach

Active Member
"...nhưng cả tuần nó không kêu tiếng nào, thấy qua lại thăm, nó nhìn đứt ruột lắm. Qua xin lại, đem về, những thứ quê mùa như nó, ở nhà lầu thì không cất tiếng được.
Ổng biểu, Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó được thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cục rồi cũng chia ly hà, nó hay sổ lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà..."
Mời xem "Thú cưng trong truyện Nguyễn Ngọc Tư" ở đây:
http://forum.vietpet.com/showthread.php?p=153498#post153498
 

NguyenNhuThach

Active Member
chó điên.

Xưa, có một anh chàng nọ đi ngang một thôn xóm, gặp con chó cứ theo sủa mãi. Bực mình anh la lên:

- Chó điên! Chó điên! Ôi làng nước ơi!

Nghe tiếng la, làng xóm đổ lại, đập chết con chó.

Muốn giết một con chó, cứ gọi nó là chó điên. Muốn hại một con người, ta cứ cho hắn một cái tên, chụp một cái mũ nào đó mà xã hội thường phê phán và ghét bỏ… thì đã có hàng khối người đổ xô lại trừng trị hắn cho ta .Thói đời là vậy.
(Hư hư lục-Tác giả Thích Nữ Trí Hải)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Sáng nay ngồi duyệt web và nghe nhạc,nhạc Trịnh,chỉ nghe nhạc mà không chú ý ca từ,chợt nghe câu cuối:"Trẻ thơ ơi! trẻ thơ ơi! tin buồn từ ngày mẹ cho..o.o.. mang nặng kiếp người...".Ôi lại kiếp người.Nghe lại:
http://nghenhac.info/nhacvietnam_pm....30230&iType=20
http://nghenhac.info/Nhac-Viet-Nam/N...-Khanh-Ly.html

Chợt nhớ lại, Phật có dạy: "Được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác."Cũng có câu:"Nước mắt chúng sinh chứa đầy bốn bể đại dương"...
Chợt nhớ nhân vật Sài trong "Thời xa vắng"(tiểu thuyết-Lê Lựu),và gánh nặng của dục vọng con người trong "Kiếp người" (Nguyễn Hiến Lê dịch,thấy nhà sách bây giờ có bản dịch của tác giả khác,2 tập).
Bạn có đọc 2 cuốn này chưa?
__________________
 

NguyenNhuThach

Active Member


Các bạn đã đọc quyển này chưa?
Mã:
Sách là  người bạn đường trong những ngày gian khó(Puskin)
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y


Các bạn đã đọc quyển này chưa?
Mã:
Sách là  người bạn đường trong những ngày gian khó(Puskin)


Có rồi NguyenNhuThach à, mình được Amifedele và cháu Tintin gửi tặng. Cuốn sách quý vì nó mang cả thiên nhiên loài chim vô.
 
Top