• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Thơ Bảo Sinh- Đọc và suy ngẫm !

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thơ Bảo Sinh- Đọc và suy ngẫm !


Tại sao?

Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
Người lớn nhắm mắt ra vào,
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!


Bịt tai


Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.


Vuông tròn

Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên bao kẻ lom khom định bò.


Đời người

Đời người như tốt qua sông
Tiến ngang, tiến dọc chứ không được lùi.

 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cô đơn.

Những người quyết chẳng lấy ai,
Là người chỉ quyết một hai lấy mình.
Tương tư trong mọi mối tình,
Là tương tư chính bóng hình của ta.



Hiu quạnh.

Vì yêu tha thiết con người,
Cho nên mới lánh về nơi không người.
Quạnh hiu ngay giữ đất trời,
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.



Chấp nhận.

Không ai mang bệnh giúp mình,
Không ai hôn hộ người tình giúp ta.
Không ai mua được ngây thơ,
Chẳng ai bán được dại khờ cho ai !
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cảm nghĩ của độc giả về thơ Bảo Sinh:

"Thơ Bảo Sinh đọc lên nghe vẻ lãng tử, hồn nhiên nhưng lại đầy chất triết lí sâu xa. Từ những hiện tượng, sự việc hiển nhiên trong cuộc sống dưới con mắt nhà thơ bỗng trở nên rất lí thú, đem lạị một cảm giác thoải mái cho độc giả. Chân lí mà nhà thơ chiêm nghiệm được được độc giả cảm nhận một cách rất tự nhiên chứ không phải đau đầu nhức óc như thơ của mấy nhà tương trưng, siêu thực.

Phần lớn thơ của Bảo Sinh là thơ mang tính chất hài hước, vui tươi, dí dỏm mà mỗi khi độc giả đọc lên không khỏi bật cười. Có vẻ như lục bát là một thế mạnh của Bảo Sinh khi anh làm thơ. Thể lục bát dưới tay Bảo Sinh rất nhiều khi không còn giữ được nguyên cấu trúc ban đầu (truyền thống) mà đã bí phá vỡ."


Duchoan_td Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn HN http://blog.360.yahoo.com/blog-TEiGFBI1bqW4DOtfYYa9On0O?p=68

"Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Việc ngẫm sự đời ấy dựa trên những quan sát trực tiếp ở những ngành nghề, ở những hoàn cảnh nhiều khi rất lạ lùng, hiếm có. Nhà thơ dân gian là người trực tiếp ở trong cuộc, trực tiếp lội xuống bùn để bắt những con cá chân lý trong cuộc sống. Yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này."

LangDuDocHanh- Pacific Western University http://blog.360.yahoo.com/blog-8gjIhK01YbP55pc0c2P.qg--?cq=1&p=554


"Bây giờ, tôi còn biết đến một Nguyễn Bảo Sinh với cái thú ngông thơ, chơi thơ, hành thơ… Tôi đã đọc những dòng nhận xét về thơ Nguyễn, và thấy dường như các nhà thơ mới chưa dám sờ vào cái thú ngông thơ của Nguyễn Bảo Sinh, họ chỉ dám kính nhi viễn chi , “cho nó lành”… Ừ, kể thơ hay thì cũng phải gặp cái tâm cảm đồng tần số mới được. Nếu không, có khác gì hoa hậu ở với kẻ mù. Nói lắm làm gì, xin chép tạm một vài bài thơ của Nguyễn, để đạo hữu cùng thưởng thơ như thưởng một chén trà ngon."

Blog at WordPress.com. http://kikiko.wordpress.com/2007/11/27/huyền-thi-thơ-nguyễn-bảo-sinh/
 
Trích bài của bác Bảo Sinh

Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ điều trong tay
Đừng già néo kẻo đứt dây
Thả trùng xuống để diều bay đúng tầm
 

CENTIMET

Member
hic hic...Cent đoán thể loại như thơ của Hồ Xuân Hương hong biết có đúng không???
thể loại nhẹ nhàng không khoa trương , hé mở nhưng kín đáo, gần gủi..

hic hic..
 
Hôm xưa lên tỉnh về làng
Áo cài khuy bấm em lamg khổ tôi
Bây giờ quần trễ rốn lồi
Khổ tôi khổ cả bạn tôi đang nhìn
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Dị bản của thơ Bảo Sinh.


Vì thơ Bảo Sinh dễ nhớ, dễ thuộc đầy âm hưởng, thi vị dân gian nên có nhiều " dị bản", Câu 4 của bài thơ trên chắc cũng là một dị bản từ bản chính như sau:

Hôm xưa lên tỉnh về làng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Bây giờ quần trễ rốn lồi
Khổ tôi khổ cả
bố tôi đang thiền !

Tương tự như vậy, câu thơ:

Ra đường sợ nhất công nông,
Về nhà lại sợ vợ không nói gì !


Có một dị bản rất hài mà xả được stress:

Ra đường sợ nhất công nông,
Về nhà sợ vợ chổng mông đợi chờ !


Không ít người đã cảm nhận tính hài, tục mà thấu ý, ẩn nghĩa kiểu Hồ Xuân Hương trong thơ Bảo Sinh, thơ Ông luôn trẻ mãi không già !
 

hungvuong1

<font color="Orange"><strong>Chuyên gia huấn luyện
Tôi cũng đã rất nhiều lần được ngồi đàm đạo cùng nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh, đôi khi chỉ qua những câu chuyện đời thường lại làm nảy sinh tứ thơ trong ông. Tôi xin kể lại một câu chuyện sau: Hôm đó tuy không hẹn trước, nhưng tôi vẫn đường đột ghé qua thăm ông. Sau cái bắt tay và màn chào hỏi của những người quen cũ, ông lôi ra mấy quyển sổ thơ loại khổ nhỏ do ông mới sáng tác đưa cho tôi đọc và nói: "ông đọc thử và cho nhận xét"! Tôi đọc lướt nhanh qua một số bài để nắm bắt chủ đề chung của tập thơ mà ông định hướng tới, sau đó tôi cũng có đôi lời nhận xét về tính triết học của một số câu trong các bài thơ đó! Như bản năng tự nhiên, tôi nói về triết lý của cuộc sống giữa cái được và cái mất, và tôi nói với ông rằng "rồi cuối cùng tất cả chúng ta cũng đều lên nóc tủ ăn chuối cả thôi mà"! Sau mấy phút cầm bút trầm ngâm, ông nói với tôi: "Tôi tặng ông hai câu thơ này" và rồi ông viết ngay vào mảnh giấy:
"Cuối cùng tất cả chúng ta
Đều lên nóc tủ ngắm gà khoả thân"
Còn chuyện hai câu thơ mà Dr. Báu viết ở trên, nguyên văn lúc đầu bản nháp chưa in như sau:
"Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì" (tức là cởi chuồng đấy)!
Thế mới biết Nguyễn Bảo Sinh có biệt tài xuất khẩu thành thơ thật!
 
Top