Bản cổ mô tả chó PQ là bản được vẽ tay. Do đó rất có thể tác giả đã tập hợp tất cả các đặc điểm nổi bật của chó PQ cà xây dựng ra một hình mẫu lý tưởng. Hình mẫu lý tưởng này có một kết cấu khung xương rất chuẩn, có thể nói không chỉ lý tưởng đối với chó PQ. Nhưng sự lý tưởng này vẫn mang đậm tính chất hiện thực của phong cách hội hoạ thời Phục Hưng
(Nghệ thuật hội hoạ thời Phục Hưng, trải qua các thời kỳ barốc, cổ điển, v.v. cho đến mãi sau này cũng vẫn giữ cái phương châm: đưa những chi tiết hiện thực của đời sống vào hội hoạ, dù là hội hoạ tôn giáo, hay chỉ là những truyện tích thần thoại, lịch sử, hoặc những cảnh sinh hoạt đời thường. Mục đích của nghệ thuật không còn giới hạn vào việc minh hoạ những truyện tích có tính chất tôn giáo nữa, mà người hoạ sĩ còn có sứ mệnh phản ánh cái thế giới xung quanh mà mắt mình nhìn thấy)
Chiều cao bao nhiêu là đẹp? Theo tôi cao hay thấp không quan trọng bằng sự hài hoà. Các chi tiết cũng không cần phải mẫu mực nhưng cần sự hài hoà.
Ví dụ điển hình về tượng David: đã có rất nhiều danh họa đại tài lấy nó làm nguồn cảm hứng thêu dệt tài năng của mình, nhưng dường như chưa ai bao hàm được mọi vẻ đẹp của David thông qua một tác phẩm như Michelangelo và cũng như chưa ai bước qua được cái ngưỡng tinh thần của David như ông đã lột tả. David của ông hội đủ 3 chiều: thời gian, không gian và sự chuyển động. Những người chạm khắc David theo góc nhìn “giải phẫu”, chàng chăn cừu David của Michelagelo ra đời từ góc độ “hình học”. Luật “Xa gần” được Michelagelo áp dụng triệt để ở bức kiệt tác này. Nói như James Leonard Amodeo, nhà phê bình của tạp chí Fine Art thì “David của Michelagelo là tổng hợp những chỉ số bất xứng hài hòa trong một tổng thể cân xứng đến tuyệt vời”. Sự bất xứng thể hiện ở cái đầu quá to, cánh tay quá dài, hai chân quá ngắn hay bàn tay phải to quá khổ, nhưng nếu đứng ở dưới và ngước nhìn lên một công trình cao 7m thì hẳn bạn sẽ chỉ còn tấm tắc “sao đẹp thế”. Mọi sự chuyển động, thần thái của David được Michelagelo tính toán kỹ càng đến từng góc cạnh. Ông từng bảo "Đối xứng hay không là qua cách nhìn của người thưởng ngoạn”.