• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

SAINT BERNARD_Người bạn khổng lồ của trẻ nhỏ.

Vladavia

Member
(chuyển từ diễn đàn cũ, bài của thành viên hung_hp, rất mong nhận được thêm sự đóng góp của anh cho diễn đàn)

Truyền thuyết và văn học từ trước đến nay đã nói nhiều về loài chó tô lớn này-nó đã đi cùng với lịch sử phát triền của nó.Ko ngại những thử thác ,bền bỉ và trung thành là điều thứ 2 mà con người biết tói nó.Những câu chuyện cho thấy SB đã cứu rất nhiều người do những trận xụt lở tuyết đã được viết thành chuyện và dựng thành phim.
Bộ lông cần được chải thường xuyên,để tránh rối tung và xỉn dần nếu ko thì ta chỉ thấy 1 chú SB có bộ lông ngắn ngủn và ko vào nếp.Điều nà yêu cầu người nuôi chải lông thường xuyên,vói những đám lông bị rối thì cần chải từng đám nhỏ và nhẹ nhàng,đặc biệt và mùa thay lông
Đối với SB thì yêu cầ về những bài tập thì rất đơn giản ,nhưng cần thiết phại có sân rộng để có thể hoạt động bình thường nếu ta ít cho đi dạo.Nếu cho đi dạo thì phải thường xuyên thay đổi tuyến đường và địa điểm để tránh nhàm chán cho nó.
CHỨC NĂNG
Hiện nay SB rất phù hợp với viêc nuôi để làm việc và là vật cảnh trong gia đình.Mặc dù trong máu của nó là 1 giống chó núi với khả năng cứu nạn rất tốt.

TÍNH CÁCH
SB được những người sành chơi đánh giá là khứu giác rất thính và thông minh,thân thiện và biết nghe lời đôi chút bướng bỉnh đã được thể hiện cái ngoại hình đồ xộ của nó.!trong những điều mà mọi người nhận thấy ở SB là nó rất quí trẻ nhỏ và ngược lại thì trẻ nhỏ cũng rất yêu SB.Nó luôn dõi theo những cử chỉ -hành động và những trò chơi của trẻ nhỏ và luôn sãn sàng cùng tham gia. một các hồn nhiên như những đứa trẻ vậy.Khi 1 chú SB chưa trưởng thành mà cùng chơi với SB mà ko có người giám sát thì có đôi chút nguy hiể bởi ngoại hình chú như 1 chiếc xe tải ngoại cỡ vận động khó khăn dễ làm tôn thương bọn trẻ.Bặc biệt nó rất trung thành với chủ nuôi-dễ hòa nhập cùng những vật nuôi khác.
KHẢ NĂNG
SB rất biết nghe lời,và có những cuộc thi tìm dấu vết giàng cho những chú SB.Đây cũng là 1 showdog rất tài khi có sự huấn luyện bài bản.Khi mà ko có sự huấn luuện bài bản từ nhỏ thì khi trưởng thành ta khó có thể có 1 con SB như mong muốn..Đôi khi tính bướng bỉnh bộc phát mà người nuôi phải có tình yêu và sự ân cần sẽ làm giảm đi sự bướng bỉnh đó

NGUỒN GỐC
Giống chó này là kết quả giao phối giữa giống chó bản địa củaThuyj sĩ với giống chó MOLOSER của châu Ákhi nó theo đoàn quân Roman đi xăm lược dãy Alps,Trong suốt 2 thế kỉ đầu sau công nguyên thì nó rất phát triển và phổ biến.Vài trăm năm sau đó thì SB dung vào nhiệm vụ biệt phái,dần dần còn được nuôi tại các nông trai j để chăn cừu và gia súc.Tại các tu viện và trại tế bần thì nó theo chân các tu sĩ đi cứu nạn sau những trận lở tuyết .Thời giân này nó có tên là Archeacon Bernard de MethonDDaay có thể là tên 1 tu sĩ hay tên 1 tu viện lớn nằm dưới chân núi Alps.Trong vòng 3 thế kỉ thì nó được nuôi hầu hết tại các trại tế bần và tu viện và đã cứu hơn 2000 mạnh sống.1810 thì những người Anh đã biết tới nó và tiếp sau là được nhập cảnh vào Đức và có tên là Alpel.Sau đó vào thế kỉ 19 thì nó phổ biến hầu hết các nước châu Âu và có mặt tại Mĩ.
BẢN NĂNG GỐC
Giống chó to lớn này đã được dùng vào việc thồ hàng.bảo vệ kho tàng và chăn cừu tại các nông trai.Những nghiên cứu về những dấu tích cho thấy SB là giống chó do các tu sĩ lai tạo và có hình dáng như ngày nay với khứu giác cực thính đã cứu nhiều người bị vùi sâu dưới lớp tuyết dày-và đã đi vào truyền thuyết.

HÌNH DÁNG
Chiều cao thấp nhất là 70cm,nặng 60-100kg có thể hơn,Sức khỏe tốt ,cơ bắp phát triển.Đầu rất to và cân đối với cơtheer khổng lồ của nó.Giống chó này có 2 loại lông là lông ngắn và lônhg dài.Có mầu đỏ vá vàng hay vàng vá đỏ .đôi chỗ có những chấm nhỏ màu vàng nâu .Đôi khi có màu trắng hay vàng tuyền.



 

Manonero

Member
Bản tiêu chuẩn chó Saint Bernard của FCI

Bài của Sói Lửa chuyển từ diễn đàn cũ sang...cảm ơn SM Sói lửa về những tư liệu quí giá này!

Cái này dành tặng vợ chồng anh Kỳ - chị Nga - cu Mập, Vịt, Gấu cu Bấc :D :D và cu Chíp nhỏ xíu mà em chưa biết tên :(( :(( :((


Cuối cùng là dùng để trả nợ Mỡ nó rán nó như đã hứa:waiting::waiting::angry::angry::beer:beer

===============================================

Bản tiêu chuẩn số 61 của FCI –bằng tiếng Anh xuất bản ngày 21. 01. 2004


ST. BERNARD


NGƯỜI DỊCH SANG TIẾNG ANH : Bà C.Seidler và Bà. Pepper.

NGUỒN GỐC : Thụy sỹ

NGÀY BẢN TIÊU CHUẨN GỐC CÓ HIỆU LỰC: 29.10.2003.

CÔNG DỤNG : Làm bạn – chó canh gác và chó trong các nông trại.


PHÂN LOẠI CỦA F.C.I.:

Nhóm 2: Các giống chó Pinscher and Schnauzer, chó Ngao, chó núi Thụy sỹ, chó chăn gia súc và các giống chó khác.

Phân nhóm 2.2: Chó Ngao – Chó trên núi cao và không làm việc


MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG LỊCH SỬ :


Trên độ cao 2469 mét so với mực nước biển của vùng Great St. Bernard Pass (phía tây dãy núi Alps), một nhà nghỉ dọc đường do các thầy tu xây dựng vào thế kỷ thứ 11 làm nơi trú chân của khách đi đường. Tại đây có một gióng chó núi to lớn được nuôi dưỡng từ giữa thế kỷ thứ 17 để canh gác và bảo vệ. Sự hiện diện của những con chó này được ghi nhận lại trong những bức tranh từ năm 1695 và trong các văn tự của tu viện vào năm 1707.

Những con chó này sau đó được dùng để nuôi làm bạn và đặc biệt, sử dụng làm chó cứu hộ cho những hành khách bị băng tuyết vùi lấp. Thường xuyên có những người được giống chó này cứu thoát khỏi cái chết lạnh lẽo – những câu chuyện được ghi nhận lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bằng những câu chuyện truyền miệng của những người lính trong đội quân của Napoleon Bonaparte khi ngang qua vùng này vào thế kỷ 19, đã làm lan toả danh tiếng của giống chó St. Bernard, thời gian này được gọi là chó Barry, tới khắp Âu châu trong suốt thế kỷ 19.

Huyền thoại về loài chó «Barry» trở thành đại diện cho các loài chó cứu hộ. Tổ tiên trực hệ của giống chó St. Bernard chính là những con chó to lớn trong các nông trại thường gặp ở khu vực này. Trong vài thế hệ, với mục tiêu được xác định theo ý tưởng sử dụng của giống chó này, chúng đã được phát triển như ta thấy hiện nay. Heinrich Schumacher (sống tại vùng Holligen – gần Bern) là người đầu tiên bắt đầu viết bản phả hệ bằng giấy tờ cho những con chó của ông ta vào năm 1867.

Tháng 2 năm 1884, cuốn "Schweizerisches Hundestammbuch"(SHSB), (Sổ phả hệ chó giống của Thụy sỹ) được mở để ghi nhận các con chó giống. Và cái tên đầu tiên được ghi nhận là chú chó St.Bernard tên là "Leon", cùng với 28 cái tên khác của giống chó St.Bernards. Ngày 15 tháng 3 năm 1884, Câu lạc bộ chó St.Bernards của Thụy sỹ được thành lập ở Basle.

Trong cuộc hội thảo về các giống chó trên thế giới vào ngày 2 tháng 6 năm 1887, giống chó St. Bernard đã được chính thức công nhận là một giống chó của Thuỵ Sỹ và bản tiêu chuẩn của nó đã được xác lập. Sau đó, giống chó St.Bernard đã được nhắc đến như một giống chó biểu trưng của đấy nước Thụy Sỹ.



HÌNH DÁNG CHUNG :

Giống chó St.Bernard có 2 nòi khác nhau:
• Nòi lông ngắn (lông kép) và
• Nòi lông dài.
Cả hai nòi đều có kích thước và vẻ ngoài ấn tượng như nhau. Chúng đều có cấu trúc cân bằng, mạnh mẽ, vững chãi, thân hình lực lưỡng với cái đầu rất ấn tượng và vẻ mặt biểu cảm..



CÁC CÂN ĐỐI QUAN TRỌNG :

• Tỷ lệ lý tưởng giữa chiều cao tính đến vai với chiều dài (đo từ điểm đầu vai tới mông) là 9 : 10.
• Tỷ lệ lý tưởng giữa chiều cao tính đến vai với độ sâu ngực được mô tả ở dưới.
• Tổng chiều dài đầu hơi dài hơn một chút so với một phần ba chiều cao tính đến vai.
• Độ rộng của mũi tại gốc mũi so với chiều dài của mũi gần bằng 2:1 (The relation of depth of muzzle (measured at its root) to length of muzzle is almost 2:1).
• Chiều dài mũi hơi dài hơn so với một phần ba chiều dài của toàn đầu.



TÍNH CÁCH:
Có bản tính thân thiện. Tính tình có thể điềm đạm hoặc vui nhộn, cảnh giác.



ĐẦU :
Nhìn chung : Rất mạnh mẽ, đường bệ và rất biểu cảm.



VÙNG SỌ :


Xương sọ : Phát triển, to rộng, nhìn tròn từ phía bên và đằng trước. Khi chúng tập trung, tai và đỉnh sọ thẳng hàng với nhau và nghiêng theo một đường cong nhẹ cùng với xương gò má. Trán dốc xuống phía mũi. Xương chẩm phát triển lồi vừa phải, lông mày phát triển tốt. Các nếp nhăn trước trán, bắt đầu từ dưới trán chạy dọc lên giữa đầu và nhìn rất rõ.
Da trên trán tạo thành các nếp nhăn nhẹ trên mắt và đổ về một phía cùng với các nếp nhăn trên trán. Khi con chó tập trung, các đường nhăn này hiện lên vừa phải, những lúc khác, nhìn không thấy những nếp nhăn này.

Điểm giữa mũi và trán : Rõ rệt, nhìn thấy rất rõ.



VÙNG MẶT :

Mũi : Đen, rộng và vuông vắn. Lỗ mũi mở rộng.
Sống mũi : Rộng và bằng phẳng. Xương sống mũi thẳng, đường sống mũi nổi nhẹ.
Mép : Mép có màu đen (sắc tố mạnh). Hai bên mép hàm trên rất phát triển, nhìn chắc chắn nhưng không rủ xuống và lúc lắc qua lại, tạo thành một đường cong rộng lên phía chóp mũi. Góc mõm nhìn vẫn thấy rõ rệt.
Hàm/Răng : Cả hàm trên và hàm dưới đều phát triển, mạnh mẽ, rộng và dài bằng nhau. Rất phát triển, răng cắn hình cắt kéo hoặc hơi cong kiểu càng cua (scissor or pincer bite). Miếng cắn vừa khít giữa hàm dưới với hàm trên, không tạp ra bất cứ khoảng các nào giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới. Thiếu răng tiền hàm số 1 (PM1) và răng hàm số 3 (M3) được chấp nhận.
Mắt : Có kích thước trung bình. Có màu nâu tối hoặc màu nâu kiểu màu hạnh nhân. Mắt sâu vừa phải và bộc lộ rõ sự thân thiện. Hai mí mắt vừa phải và khép chặt tự nhiên. Một góc nhỏ giữa mi dưới với mí mắt thứ 3 nhìn hơi rõ, cũng như có một nếp gấp nhỏ giữa mi mắt trên được chấp nhận. Lông mi có màu đen hoàn toàn.
Tai : Có kích thước trung bình, đặt phía trên, bên cạnh hộp sọ. Tai to, vành tai phát triển mạnh. Vành tai mềm, có hình tam giác với các đầu tai tròn. Cạnh sau của vành tai úp sát vào sọ, cạnh trước nằm gần tới má.



CỔ : Mạnh mẽ và dài vừa phải. Diềm cổ và mảng da trùng dưới cổ phát triển vừa phải.


THÂN MÌNH :

Tổng thể : Tổng thể nhìn đường bệ, cân đối, rất ấn tượng và rất mạnh mẽ.
Vai : Nổi rõ.
Lưng : Rộng, mạnh mẽ, chắc chắn. Sống lưng thẳng tắp tới tận hông.
Mông : Dài, rất nở nang, nhìn như gắn liền với gốc đuôi.
Ngực : Ức sâu vừa phải cấu trúc xương kiểu lò xo, nhưng không tròn như kiểu thùng rượu. Không được sâu xuống quá khuỷu chân trước.
Bụng và đường dưới ngực : Hơi cong nhẹ về phía sau.



ĐUÔI : Đuôi to và rộng. Đuôi nhìn dài và nặng nề. Đốt xương ở chóp đuôi ít nhất phải chạm tới khuỷu chân sau. Khi nghỉ ngơi, đuôi thẳng xuống hoặc hơi cong nhẹ ở một phần ba phía dưới. Khi bị kích thích, đuôi dựng cao lên.


TỨ CHI


CHÂN TRƯỚC :

Tổng thể : Chân trước thẳng và song song khi nhìn từ trước. Hai chân cách nhau vừa phải.
Vai : Xương bả vai xiên, chắc chắn và kết hợp chắc chắn với ngực.
Xương vai: Dài hơn xương bả vai. Góc giữa xương bả vai và xương vai không quá rộng.
Khuỷu chân : Khép vừa phải.
Cẳng chân trước: Thẳng, xương chắc khoẻ với cơ bắp rõ rệt.
Cổ chân trước : Nhìn từ phía trước như cẳng chân kéo dài, hơi gập nếu nhìn từ bên.
Bàn chân : Rộng, rất chắc khoẻ, ngón chân cong vững chãi.


CHÂN SAU :

Tổng thể : Lực lưỡng và cong vừa phải. Nhìn từ phía sau, hai chân song song với nhau và không sát nhau.
Bắp đùi trên : Khoẻ, lực lưỡng và to, rộng,
Cẳng chân trên: Rất cong, thẳng, không cong cả ra ngoài lẫn vào trong.
Bắp đùi dưới : Xiên và khá dài.
Điểm khuỷu chân sau : Cong nhẹ, chắc chắn.
Cổ chân : Thẳng, nhìn song song từ phía sau.
Bàn chân sau : Rộng, các ngón chân cong, khít chặt. Huyền đề được chấp nhận nếu nó không làm ảnh hưởng đến vận động của con chó.



CHUYỂN ĐỘNG : Nhịp nhàng, bước dài với sức đẩy tốt của chân sau. Sống lưng chắc chắn, ổn định. Chân trước và chân sau cùng chạy trên một đường thẳng.


DA VÀ LÔNG


LÔNG :
• Dòng lông ngắn: Lớp lông ngoài rậm, mượt, ép sát vào người, sợi lông thô. Lông ở lớp dưới rất dày. Lông ở đùi hơi thắt lại. Đuôi có lông rậm
• Dòng lông dài : Lớp lông ngoài phẳng, dài trung bình, Lông ở lớp dưới rất dày. Lông ở mặt và tai ngắn; lông ở vùng hông và mông thường có gợn sóng. Chân trước có nhiều lông. Chân sau lông thắt rõ lại. Đuôi xù.


MÀU SẮC : Có nền lông trắng với các miếng vá màu nâu đỏ từ nhỏ tới lớn đến mức như áo choàng che phủ lưng và hông, sườn. Các mảng mầu ngắt quãng với kiểu mặc áo choàng cũng được đánh giá ngang bằng. Các mảng vá màu nâu đỏ có sọc vện cũng được chấp nhận. Màu nâu vàng cũng được chấp nhận. Có những vệt đen nhẹ trên người cũng được chấp nhận
Các điểm trắng yêu cầu phải có : Ngực, bàn chân, chóp đuôi, sống mũi, trán và ở cổ.
Các vệt trắng được ưa thích : Khoang trắng quanh cổ. các khoản lông màu tối trên mặt đối xứng.


KÍCH THƯỚC :
Chiều cao tới vai :
Chó đực: tối thiểu 70 cm và tối đa 90 cm,
Chó cái: tối thiểu 65 cm và tối đa 80 cm,

Những con chó vượt quá chiều cao tối đa thì không bị trừ điểm nếu tổng thể chung của chúng cân đối và chuyển động của chúng tốt.



CÁC LỖI :

Bất cứ điểm nào khác biệt so với các điểm trên được coi là lỗi và mức độ nghiêm trọng sẽ được đánh giá trong tổng thể chung và mức độ cũng như ảnh hưởng của các lỗi đó.

• Thiếu các đặc điểm chỉ dẫn giới tính.
• Tổng thể thiếu cân đối.
• Chân quá ngắn so với kích thước tổng thể.
• Các nếp gấp quá lớn trên đầu và cổ.
• Mũi quá ngắn hoặc quá dài.
• Môi trễ xuống quá ở hai bên hàm dưới và trùm cả ra ngoài.
• Thiếu các răng khác răng tiền hàm số 1 và răng hàm số 3. Răng nhỏ (đặc biệt là răng cửa).
• Hàm dưới trều.
• Mắt màu sáng.
• Mi mắt quá trùng.
• Lưng không ổn định.
• Mông cao hơn vai hoặc mông lép.
• Đuôi cong vòng tới lưng.
• Thiếu các vệt vá trắng yêu cầu.
• Bốn chân không thẳng hoặc chân trước bị hướng quá nhiền ra ngoài.
• Điểm góc khuỷu chân ít cong, mở quá rộng hoặc quá thẳng.
• Lỗi chuyển động.
• Lông xoăn.
• Không đủ sắc tố đen ở trên da mũi, quanh mũi, môi và mi mắt.
• Các mảng màu vá không chuẩn, ví dụ: trong mảng vá màu nâu đỏ có các chấm hoặc vệt trắng.



CÁC LỖI BỊ LOẠI BỎ
• Tính tình dữ tợn hoặc nhút nhát.
• Hàm trên vẩu, hoặc hàm dưới trều rõ.
• Có viền màu quanh mắt.
• Mắt quặm.
• Trắng tuyền hoặc chỉ có màu nâu đỏ - không chia thành màu nền và màu phủ.
• Lông có các màu khác.
• Thấp hơn chiều cao tối thiểu.

Tất cả các con chó có biểu hiện không bình thường về tính tình và thể chất đều bị loại bỏ.


N.B. : Chó đực cần có đủ 2 tinh hoàn trong bìu.

Bản tiêu chuẩn sửa đổi này có hiệu lực từ tháng 4 năm 2004.


==============================================================

FCI-Standard N° 61 / 21. 01. 2004 / GB



ST. BERNARD
(St.Bernhardshund, Bernhardiner)



TRANSLATION : Mrs.C.Seidler and Mrs. Pepper.

ORIGIN : Switzerland.

DATE OF PUBLICATION OF THE VALID ORIGINAL STANDARD : 29.10.2003.

UTILIZATION : Companion-, watch- and farmdog.



CLASSIFICATION F.C.I.:

Group 2 Pinscher and Schnauzer type, Molossians, Swiss Mountain-and Cattledogs and other breeds.
Section 2.2 Molossian type, Mountain type.
Without working trial.


BRIEF HISTORICAL SURVEY : At the height of the Great St. Bernard Pass, 2469 metres above sea level, a hospice was founded by monks in the 11th century as a place of refuge for travellers and pilgrims. There, large mountain dogs have been kept since the middle of the 17th century for guarding and protection. The existence of such dogs has been documented pictorially since 1695 and in a written document at the hospice in the year 1707.

The dogs were soon in use as companion dogs and specially as rescue dogs for travellers lost in snow and fog. The chronicles about the numerous human lives saved by these dogs from the « white death », published in many languages, and the verbal reports of the soldiers who crossed the pass with Bonaparte’s army in 1800, spread the fame of the St. Bernard, called Barry-dog at that time, throughout Europe during the 19th century. The legendary dog « Barry » became the epitome of the rescue dog. The direct ancestors of the St. Bernard were the large farm dogs common in that region. Within a few generations and aiming to a defined ideal type, these dogs were developed to the present day type of breed. Heinrich Schumacher from Holligen near Bern was the first who began to issue genealogical documents for his dogs in 1867.


In February 1884 the "Schweizerisches Hundestammbuch"(SHSB), the Swiss Dog Stud Book, was started. The very first entry was the St.Bernard "Leon", and the following 28 registrations also concerned St.Bernards. On the 15th

March 1884, the Swiss St.Bernards-Club was founded in Basle. On the occasion of an international Canine Congress on June 2nd 1887, the St. Bernard dog was officially recognized as a Swiss breed and the breed standard was declared as binding. Since then , the St.Bernard has been regarded as the Swiss national dog.



GENERAL APPEARANCE :

There are two varieties of the St.Bernard :
• Short-haired variety (double coat, “Stockhaar”):
• Long-haired variety.
Both varieties are of considerable size and of impressive general apperance. They have a balanced, powerful, sturdy, muscular body with impressive head and an alert facial expression.



IMPORTANT PROPORTIONS :
• Ideal relation of height at withers to length of body (measured from the point of the shoulder to the point of buttocks) = 9 : 10.
• Ideal relation of height at withers to depth of chest see sketch below.
• The total length of the head is slightly more than one third of the height at withers.
• The relation of depth of muzzle (measured at its root) to length of muzzle is almost 2:1.
• Length of muzzle slightly longer than one third of the total length of the head.


BEHAVIOUR/TEMPERAMENT:
Friendly by nature. Temperament calm to lively; watchful.


HEAD :
General : Powerful, imposing and very expressive.


CRANIAL REGION :

Skull : Strong, broad, seen in profile and from the front slightly rounded. When the dog is alert, the set-on of the ears and the top of the skull form a straight line which slopes at the sides in a gentle curve to the strongly developed high cheek bones. Forehead falling away steeply towards the muzzle. Occipital bone only moderately developed, superciliary ridges strongly developed. The frontal furrow, which starts at the base of the forehead, is distinctly developed and runs up right in the middle of the skull.
The skin of the forehead forms slight wrinkles above the eyes that converge towards the frontal furrow. When the dog is at attention, they are moderately visible; otherwise they are rather inconspicuous.

Stop : Dinstinctly pronounced.



FACIAL REGION :

Nose : Black, broad and square. Nostrils well opened.
Muzzle : Of even width. Nasal bridge straight, with slight groove.
Lips : Edge of lips black pigmented. Flews of upper jaw strongly developed, firm and not too pendulous, forming a wide curve towards the nose. Corners of mouth remain visible.
Jaws/Teeth : Upper and lower jaw strong, broad, equal in length. Well developed, regular and complete scissor or pincer bite. Close fitting undershot mouth without any space between the lower and the upper incisors acceptable. Absence of PM 1 (premolar 1) and M3 tolerated.
Eyes : Of medium size. Colour dark brown to nut-brown. Moderately deep set with a friendly expression. Natural tightness of lids desired. A small angular fold on the lower lids with the haws only slightly visible as well as a small fold on the upper lids are permitted. Eyerims completely pigmented.
Ears : Of medium size, set on high and wide. Strongly developed burrs. Flaps pliable, triangular with rounded tips. The rear edges slightly standing off, the front edges lying closely to the cheeks.


NECK : Strong and of sufficient length. Dewlap and loose skin on the neck moderately developed.


BODY :
General : General appearance imposing, balanced, impressive and well muscled.
Withers : Well defined.
Back : Broad, strong, firm. Topline straight and horizontal up to the loins.
Croup : Long, hardly sloping, merging gently with the root of the tail.
Chest : Brisket moderately deep with well sprung ribs, but not barrel-shaped. Not projecting below elbow level.
Belly and underline : Slight tuck up towards rear.


TAIL : Set-on broad and strong. Tail long and heavy. The last vertebra reaching at least to the hock joint. When in repose, the tail
hangs straight down or slightly upturned in the lower third. When animated, it is carried higher.


LIMBS


FOREQUARTERS :
General : Forelegs straight and parallel seen from the front. Standing moderately broad.
Shoulders : Shoulder blades oblique, muscular and well attached to the chest wall.
Upper arm : Longer than the shoulder blade. Angle between shoulder blade and upper arm not too blunt.
Elbow : Close fitting.
Forearm : Straight, strong in bone, with lean musculature.
Pasterns : Seen from the front vertical in prolongation of the forearms; slightly oblique seen from the side.
Forefeet : Broad, with strong, tight, well arched toes.


HINDQUARTERS :
General : Muscular with moderate angulation. Seen from the back, hind legs are parallel, not standing closely together.
Upper thigh : Strong, muscular, broad.
Stifle : Well angulated, turning neither in nor out.
Lower thigh : Slanting and rather long.
Hock joints : Slightly angulated, firm.
Metatarsus : Straight and parallel when seen from behind.
Hind feet : Broad, with strong, tight, well arched toes. Dewclaws tolerated if they do not hinder the movement.



GAIT / MOVEMENT : Harmonious far reaching movement with good drive from the hindquarters, the back remaining stable and firm. Front and hind feet move forward in a straight line.


COAT

HAIR :
• Short-haired variety (Stockhaar, double coat) : Topcoat dense, smooth; close-lying and coarse. Plenty of undercoat. Thighs with slight breeches. Tail covered with dense hair.
• Long-haired variety : Topcoat plain, of medium length with plenty of undercoat. Short hair on face and ear; hair over the haunches and the croup usually somewhat wavy. Front legs feathered. Thighs with good breeches. Bushy tail.


COLOUR : Primary colour white with smaller or larger reddish-brown patches (splash-coated dogs) up to an unbroken reddish-brown mantle covering back and flanks (mantle dogs). A broken reddish-brown mantle is of equal value. A brindle reddish-brown colour permissible. Brownish-yellow tolerated. Dark shadings on head desirable. Slight touch of black on body tolerated.
Required white markings : Chest, feet, tip of tail, muzzle band, blaze and patch on neck.
Desirable markings : White collar. Symmetrical dark mask.


SIZE :
Height at withers : For dogs minimum 70 cm,
for bitches minimum 65 cm.
For dogs maximum 90 cm,
for bitches maximum 80 cm.
Dogs which exceed the maximum height will not be penalised, provided their general appearance is balanced and their movement is correct.


FAULTS : Any departure from the foregoing points should be considered a fault and the seriousness, with which the fault should be regarded, should be in exact proportion to its degree.
• Lack of sexual characteristics.
• Unbalanced general appearance.
• Too short legs in relation to size (short-legged).

• Heavy folds on head and neck.
• Muzzle too short or too long.
• Flews of the lower jaw turning outwards.
• Missing teeth other than PM 1 (premolar 1) and M3. Small teeth (especially incisors).
• Slightly undershot mouth.
• Light eyes.
• Eyelids too loose.
• Sway back or roach back.
• Croup higher than withers or falling away.
• Tail carried curled on the back.
• Absence of required markings.
• Crooked or severely turned out front legs.
• Poorly angulated, open-hocked or cow-hocked hindquarters.
• Faulty movement.
• Curly coat.
• Incomplete or totally absent pigmentation on nose leather, around the nose, on the lips or the eyelids.
• Faulty primary colour e.g. reddish-brown dots or ticks in the white.



ELIMINATING FAULTS
• Weak temperament, aggressiveness.
• Overshot mouth, distinctly undershot mouth.
• Wall eye.
• Ectropion, entropion.
• Solid white or solid reddish-brown coat (absence of the primary colour).
• Coat of any other colour.
• Height at withers below minimum size.

Any dog clearly showing physical or behavioural abnormalities shall be disqualified.


N.B. : Male animals should have two apparently normal testicles fully descended into the scrotum.

This amended breed standard will become effective from April 2004.
 

Manonero

Member
soi_lua đã viết :


MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG LỊCH SỬ :


Thường xuyên có những người được giống chó này cứu thoát khỏi cái chết lạnh lẽo – những câu chuyện được ghi nhận lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bằng những câu chuyện truyền miệng của những người lính trong đội quân của Napoleon Bonaparte khi ngang qua vùng này vào thế kỷ 19, đã làm lan toả danh tiếng của giống chó St. Bernard, thời gian này được gọi là chó Barry, tới khắp Âu châu trong suốt thế kỷ 19.

Huyền thoại về loài chó «Barry» trở thành đại diện cho các loài chó cứu hộ. Tổ tiên trực hệ của giống chó St. Bernard chính là những con chó to lớn trong các nông trại thường gặp ở khu vực này. Trong vài thế hệ, với mục tiêu được xác định theo ý tưởng sử dụng của giống chó này, chúng đã được phát triển như ta thấy hiện nay. Heinrich Schumacher (sống tại vùng Holligen – gần Bern) là người đầu tiên bắt đầu viết bản phả hệ bằng giấy tờ cho những con chó của ông ta vào năm 1867.



Có 1 chi tiết nhỏ mà theo em nghiên cứu được là như sau :

Saint Bernard được dùng rất lâu dời trong việc tìm kiếm và cứu những người bị mất tích trong vùng núi. Các thầy tu ở bệnh viện Grand Saint Bernrad ở Thụy sĩ đã nuôi SB từ thế kỉ thứ 11 và đến thế kỉ 17, họ đã huấn luyện chó SB để cứu hộ. Trong thời gian này SB còn được gọi là Chó Barry vì nguyên nhân sau : Con chó SB được sinh ra vào đầu thế kỉ 19, được xem là con chó giỏi nhất bệnh viện. Barry 1 mình cứu được hơn 40 người bị nạn trong tuyết, do đó đã trở thành huyền thoại.1 tượng đài được đặt ở vị trí danh dự trong nghĩa trang loài vật ở Paris dành cho Barry.1 tấm biển đặt trong đó giải thích rằng Barry bị giết chết bởi người cuối cùng mà nó đã cứu do anh ta nhầm nó với 1 con gấu. Tuy nhiên trên thực tế,Barry chết già vào năm 1814 và cơ thể nó được lưu giữ ở bảo tàng Bern. Vì quá nổi tiếng mà sau khi chết, 1 thời gian dài về sau giống chó Saint Bernard (tên lược dịch là Thánh Bernard - em ko biết ông Thánh này là ai vì ko theo đạo, có ai theo đạo chỉ giúp em với) được gọi là chó Barry - ăn theo tên của chú chó anh dũng vùng núi Thụy Sĩ.

 
Top