hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Chủ nhân “Resort chó mèo” đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuyên bố, năm 2011 sẽ tiếp tục nâng cấp resort thành hai khu vực phục vụ bình dân và VIP.
Ông Trần Bảo Sinh thành lập khu resort này sau khi chú chó Béc giê mang tên Ami do ông nuôi chết vào năm 1987. Việc ông Bảo Sinh thành lập Resort chó mèo (bao gồm nghĩa trang và hotel) tại khu đất 2000 mét vuông giữa thủ đô Hà Nội (130, ngõ 167, Trương Định, Quận Hai Bà Trưng) khiến nhiều người cho là chuyện điên khùng. Thế nhưng, với ông Bảo Sinh, đó là tình yêu thương đối với động vật.
Theo phân loại động vật loài mèo nhà thuộc ngành có dây sống, phân ngành có xương sống, lớp thú, bộ thú ăn thịt, họ mèo. Ở Việt Nam, theo PGS.TS Phạm Sĩ Lăng (1999) đã phân loại mèo nhà thành 3 nòi là nòi mèo mướp (con trưởng thành nặng 1-1,5kg), nòi mèo vàng (trưởng thành khoảng 2kg) và nòi mèo xiêm (trưởng thành khoảng từ 2-4kg). Theo Bách khoa toàn thư năm 1980 của Pháp thì mèo xuất hiện trên trái đất khoảng 70 triệu năm.
Ở khu Hotel, lúc nào ông cũng nuôi khoảng 20 con chó và khoảng 10 con mèo các loại. Ngoài ra còn có hàng trăm con chó, mèo do khách hàng đem đến nhờ ông làm “dịch vụ” chủ yếu là chó, mèo giống ngoại. Phục vụ “khách hàng” gồm có 15 bác sỹ thú y.
Khu nghĩa trang với khoảng 200 con chó mèo đang được chôn cất, nhang khói hàng ngày. Chủ nhân của những con thú có mộ trong nghĩa trang này đa phần đều là những người khá giả và thật sự yêu quý động vật.
Nuôi nhiều chó mèo gần 40 năm, khách ra vào tấp nập nhưng ông Sinh khẳng định khu Resort của ông là khu yên tĩnh, không ồn hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Cũng theo ông Sinh những năm tới, số lượng mèo có xu hướng tăng lên. Người ta không chỉ đơn thuần là nuôi mèo bắt chuột mà còn là nuôi bạn, và con mèo sẽ được lựa chọn nhiều hơn.
Năm 2011, ông Sinh cho biết ông sẽ phân cấp, chia khu resort thành khu phục vụ khách bình dân và khu phục vụ khách VIP mang tầm cỡ nhất nhì Đông Nam Á. Các hạng mục bao gồm một khu nhà 6 tầng có cầu thang máy, , phòng thẩm mỹ thời trang và chăm sóc sức khỏe, phòng xông hơi, quầy Bar…tất cả chó mèo đều được gắn chíp theo dõi bằng thiết bị định vị toàn cầu.
Theo Cục chăn nuôi, năm 1999, tại 57 tỉnh, thành trên cả nước có khoảng trên 785 nghìn con mèo. Đến năm 2001, số lượng mèo giảm hơn 70%, chỉ còn trên 211 nghìn con do ăn phải bả chuột nạn và bắt mèo để làm thịt. Cùng với đó là nạn chuột hại gia tăng. Năm 2003 tại xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội chuột gây hại làm giảm 40% năng suất ở 17 ha cây trồng.
Trước thực trạng đó, Viện Chăn nuôi quốc gia phối hợp với Viện cây lương thực và cây thực phẩm thực hiện đề tài “Bảo tồn quỹ gen mèo nhà” thuộc đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở Việt Nam”.
Kết quả, năm 2001, xã Đông Ngạc với 3892 hộ gia đình và 161 con mèo (chủ yếu là mèo vàng, mèo tam thể, nhị thể và mèo đen) thì đến nay cả xã đã nuôi được 831 con mèo (tăng 516%), trong đó có 337 con mèo mướp là loại mèo giỏi bắt chuột. Đặc biệt, số chuột hại cây trồng giảm đi rõ rệt, chỉ còn 1 - 2%.
Sau thành công này, Viện Chăn nuôi quốc gia đang phối hợp triển khai mở rộng mô hình ra các tỉnh, thành khác như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình… phục vụ công tác bảo tồn quỹ gen và để phát triển đàn mèo diệt chuột.
Minh Cường
Cổng vào Resort chó mèo (Ảnh Minh Cường)
Ông Trần Bảo Sinh thành lập khu resort này sau khi chú chó Béc giê mang tên Ami do ông nuôi chết vào năm 1987. Việc ông Bảo Sinh thành lập Resort chó mèo (bao gồm nghĩa trang và hotel) tại khu đất 2000 mét vuông giữa thủ đô Hà Nội (130, ngõ 167, Trương Định, Quận Hai Bà Trưng) khiến nhiều người cho là chuyện điên khùng. Thế nhưng, với ông Bảo Sinh, đó là tình yêu thương đối với động vật.
Theo phân loại động vật loài mèo nhà thuộc ngành có dây sống, phân ngành có xương sống, lớp thú, bộ thú ăn thịt, họ mèo. Ở Việt Nam, theo PGS.TS Phạm Sĩ Lăng (1999) đã phân loại mèo nhà thành 3 nòi là nòi mèo mướp (con trưởng thành nặng 1-1,5kg), nòi mèo vàng (trưởng thành khoảng 2kg) và nòi mèo xiêm (trưởng thành khoảng từ 2-4kg). Theo Bách khoa toàn thư năm 1980 của Pháp thì mèo xuất hiện trên trái đất khoảng 70 triệu năm.
Ở khu Hotel, lúc nào ông cũng nuôi khoảng 20 con chó và khoảng 10 con mèo các loại. Ngoài ra còn có hàng trăm con chó, mèo do khách hàng đem đến nhờ ông làm “dịch vụ” chủ yếu là chó, mèo giống ngoại. Phục vụ “khách hàng” gồm có 15 bác sỹ thú y.
Khu nghĩa trang với khoảng 200 con chó mèo đang được chôn cất, nhang khói hàng ngày. Chủ nhân của những con thú có mộ trong nghĩa trang này đa phần đều là những người khá giả và thật sự yêu quý động vật.
Nuôi nhiều chó mèo gần 40 năm, khách ra vào tấp nập nhưng ông Sinh khẳng định khu Resort của ông là khu yên tĩnh, không ồn hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Cũng theo ông Sinh những năm tới, số lượng mèo có xu hướng tăng lên. Người ta không chỉ đơn thuần là nuôi mèo bắt chuột mà còn là nuôi bạn, và con mèo sẽ được lựa chọn nhiều hơn.
Năm 2011, ông Sinh cho biết ông sẽ phân cấp, chia khu resort thành khu phục vụ khách bình dân và khu phục vụ khách VIP mang tầm cỡ nhất nhì Đông Nam Á. Các hạng mục bao gồm một khu nhà 6 tầng có cầu thang máy, , phòng thẩm mỹ thời trang và chăm sóc sức khỏe, phòng xông hơi, quầy Bar…tất cả chó mèo đều được gắn chíp theo dõi bằng thiết bị định vị toàn cầu.
Theo Cục chăn nuôi, năm 1999, tại 57 tỉnh, thành trên cả nước có khoảng trên 785 nghìn con mèo. Đến năm 2001, số lượng mèo giảm hơn 70%, chỉ còn trên 211 nghìn con do ăn phải bả chuột nạn và bắt mèo để làm thịt. Cùng với đó là nạn chuột hại gia tăng. Năm 2003 tại xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội chuột gây hại làm giảm 40% năng suất ở 17 ha cây trồng.
Trước thực trạng đó, Viện Chăn nuôi quốc gia phối hợp với Viện cây lương thực và cây thực phẩm thực hiện đề tài “Bảo tồn quỹ gen mèo nhà” thuộc đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở Việt Nam”.
Kết quả, năm 2001, xã Đông Ngạc với 3892 hộ gia đình và 161 con mèo (chủ yếu là mèo vàng, mèo tam thể, nhị thể và mèo đen) thì đến nay cả xã đã nuôi được 831 con mèo (tăng 516%), trong đó có 337 con mèo mướp là loại mèo giỏi bắt chuột. Đặc biệt, số chuột hại cây trồng giảm đi rõ rệt, chỉ còn 1 - 2%.
Sau thành công này, Viện Chăn nuôi quốc gia đang phối hợp triển khai mở rộng mô hình ra các tỉnh, thành khác như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình… phục vụ công tác bảo tồn quỹ gen và để phát triển đàn mèo diệt chuột.
Minh Cường