• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Quy định về nuôi chó của FCI

soi_lua

Member
Em bắt đầu dịch các quy định của FCI. Tuy nhiên trình độ tiếng anh và chuyên môn không được tốt nên chắc còn nhiều điểm chưa ổn. Các bác bổ sung và cho ý kiến nhé.
_________________________________

FEDERATION CYNOLOGIQUE INTERNATIONALE (AISBL)
Place Albert 1er, 13, B 6530 Thuin (Belgique), tel : +32.71.59.12.38, fax : +32.71.59.22.29, email : info@fci.be
_________________________________

CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ NUÔI CHÓ CỦA F.C.I.

LỜI NÓI ĐẦU

1. Các quy định quốc tế về nuôi chó của FCI được áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng của FCI.

• Các quy định quốc tế về nuôi chó của FCI nêu tại đây được áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên cũng như các đối tác theo hợp đồng của FCI. Điều này có nghĩa rằng việc nuôi chó chỉ có thể tiến hành với các giống chó đã được đăng ký, có tính cách tốt, sức khoẻ tốt liên quan đến các chức năng và đặc tính di truyền cần thiết, và được theo dõi hoặc đăng ký đầy đủ với FCI, Thêm vào đó, chúng cần phải có các yêu cầu cụ thể được yêu cầu bởi từng thành viên hoặc đối tác theo hợp đồng của FCI.

• Chỉ những con chó được xác nhận là mạnh khoẻ theo các yếu tố sức khoẻ di truyền mới được sử dụng để nhân giống. Những giống chó và các đặc trưng về tính cách của loài mà không có bất kỳ các dấu hiệu nào của các khuyết tật và các bệnh di truyền nào mà có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng của những thế hệ sau của nó. Tất cả các thành viên và những đối tác hợp đồng của FCI được yêu cầu thực hiện việc này để ngăn ngừa bất kỳ sự lan rộng nào của những đặc tính dòng giống trong những tiêu chuẩn mà có thể dẫn đến sự suy giảm của sức khoẻ và chức năng của những con chó.

• Những con chó có những lỗi phải loại trừ, như sức khoẻ không tốt, điếc hoặc mù bẩm sinh, sứt môi, hở vòm miệng, suy giảm nặng về răng hoặc hàm bị dị tật, PRA, động kinh, tinh hoàn ẩn hoặc thiếu tinh hoàn, nhiễm bệnh bạch tạng, màu lông không phù hợp hoặc bị chẩn đoán các bệnh về tuyến sinh sản không được dùng để sinh sản. (Dogs with eliminating faults such as e.g. unsound temperament, congenital deafness or blindness, hare-lip, cleft palate, substantial dental defects or jaw anomalies, PRA, epilepsy, cryptorchidism, monorchidism, albinism, improper coat colours or diagnosed severe hip dysplasia may not be bred).

• Liên quan đến các dấu hiệu ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm, như HD or PRA, các quốc gia thành viên của FCI và các đối tác theo hợp đồng có nghĩa vụ ghi nhận về các con vật bị ảnh hưởng, chữa các bệnh này theo các phương pháp thích hợp và ghi nhận sự phát triển của chúng sau đó, cũng như báo cáo lại cho FCI khi có yêu cầu.

• FCI, các quốc gia thành viên và các đối tác hợp đồng được hỗ trợ bởi Uỷ ban Khoa học trong việc đánh giá, hỗ trợ và khuyến cáo các biện pháp chống lại các căn bệnh. Trong trường hợp Uỷ ban Khoa học phát hành bản danh mục của các biện pháp áp dụng và sẽ bị ràng buộc bời Ban điều hành của FCI (FCI General Committee).

• Khả năng và trách nhiệm của việc nuôi chó tuỳ thuộc vào các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng của FCI, bao gồm cả hướng dẫn về nuôi chó, các khuyến cáo về nuôi chó và việc kiểm soát đàn chó cũng như việc duy trì và ghi chép các sổ sách cần thiết về giống chó.

• Các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng của FCI phải có nghĩa vụ đưa ra các quy định về chó nuôi của riêng mình, dựa trên các quy định về nuôi chó của FCI, trong đó, các mục tiêu của việc nuôi chó phải được chỉ rõ. Các quy định phải chính xác và phù hợp với các đặc tính của từng loại chó tương ứng.

Các nhà buôn chó và nuôi chó cho mục đích thương mại thì không được cấp phép đảm trách việc nuôi chó tại các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng của FCI.

2. Các quyền và nghĩa vụ tương hỗ giữa chủ chó cái và chó đực chủ yếu được điều chỉnh bởi luật pháp của mỗi quốc gia, các quy định được thiết lập bởi các Hiệp hội chó giống quốc gia, các tổ chức, câu lạc bộ nuôi chó và các thoả thuận cá nhân. Trong trường hợp các quy định và thoả thuận này không được thiết lập, Quy định về nuôi chó của FCI sẽ có hiệu lực.

• Người nuôi và chủ chó đực giống được nhấn mạnh rằng nên đàm phán bằng văn bản trước khi thực hiện nuôi và trong đó, các nghĩa vụ tài chính của các bên nên được xác định rõ.

• "Người chủ" của chó giống là người có sở hữu về mặt pháp lý đối với con vật, người sở hữu con chó và có thể chứng minh việc đó thông qua các chứng từ sở hữu và các đăng ký có giá trị cũng như khai sinh của con chó.

• "Đại diện của chó đực giống " có thể là người chủ chó hoặc người được uỷ quyền bởi người chủ chó để thực hiện dịch vụ phối gióng cho chó.


VẬN CHUYỂN VÀ CHI PHÍ NUÔI DƯỠNG CHÓ CÁI

3. Việc này được khuyến cáo với chủ chó cái hoặc những người được chủ chó cái tin tưởng giao cho mang chó cái tới chỗ chó giống và mang về. Nếu chó cái phải ở lại chỗ chó giống hoặc đại diện của chó đực giống trong vài ngày, người chủ của chó cái sẽ phải chịu các nghĩa vụ tài chính cho việc nuôi ăn, phí trông giữ, phí chăm sóc của bác sỹ thú y nếu cần và các thiệt hại do chó cái gây ra với nơi cư trú hoặc nơi ở của đại diện của chó đực giống, cũng như chi phí vận chuyển chó cái trở về.

NGHĨA VỤ PHÁP LÝ

4. Tuỳ theo các điều luật ở các nước khác nhau, những người chịu trách nhiệm trông coi và chăm sóc chó sẽ phải chịu các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến các bên thứ 3 trong suốt thời gian trông coi.
Người chủ / Đại diện của chó đực giống cần quan tâm tới vấn đề này trong việc áp dụng các điều khoản bảo hiểm trách nhiệm cá nhân cho vật nuôi.

TRƯỜNG HỢP CHÓ CÁI BỊ CHẾT

5. Trường hợp chó cái bị chết trong thời gian được đại lý chó giống trông coi, đại diện của chó đực giống sẽ phải chịu trách nhiệm mai táng chó cái và xác minh nguyên nhân gây ra cái chết bời các bác sỹ giải phẫu thú ý. Bác sỹ thú y sẽ thông báo với người chủ chó cái về nguyên nhân cái chết ngay khi có thể

Nếu người chủ chó cái muốn nhìn / nhận lại con chó đã chết, đại lý chó giống sẽ không được từ chối.

Nếu cái chết của chó cái là do sự cẩn thả của đại lý chó giống, đại lý chó giống sẽ có trách nhiệm đền bù thiệt hại tổn thất cho chủ chó cái.
Nếu đại lý chó giống được xác định là không có trách nhiệm liên quan đến cái chết của chó cái, người chủ chó cái có quyền yêu cầu đại lý chó giống hoàn lại các chi phí đã phát sinh do chó cái đã chết

LỰA CHỌN CHÓ ĐỰC GIỐNG

6. Đại diện của chó đực giống có nghĩa vụ cho chó cái giao phối với chó đực đã được thoả thuận trong hợp đồng. Nếu con chó đực giống không thể giao phối, đại diện của chó đực giống sẽ không được quyền cho các con chó đực khác giao phối thay thế trước khi có thoả thuận khác với chủ chó cái. Trong tất cả các trường hợp, việc cho một con chó cái giao phối với nhiều hơn 1 con chó đực trong một kỳ động dục luôn bị cấm.

PHỐI GIỐNG NGOÀI Ý MUỐN

7. Trường hợp chó cái phối giống ngoài ý muốn với 1 chó đực khác với con chó giống đã thoả thuận, đại diện của chó giống, người có trách nhiệm trông coi chó cái trong thời kỳ phối giống, phải thông báo và hoàn trả lại toàn bộ chi phí cho chủ chó cái do việc phối giống ngoài ý muốn này.
Trong trường hợp phát sinh sự phối giống ngoài ý muốn, việc cho con chó đực đã được thoả thuận trước phối giống tiếp tục với con chó cái là không được phép và bị cấm.
Trong trường này, đại diện của chó đực giống không được quyền tính phí phối giống với chủ chó cái.

XÁC NHẬN VỀ DỊCH VỤ PHỐI GIỐNG

8. Đại diện của chó đực giống sẽ thông báo, bằng văn bản, về việc thực hiện phối giống với chó đực và nêu cụ thể về việc phối giống với con chó đực giống đã thoả thuận đã được thực hiện. Bằng việc xác nhận này, người đại diện của chó giống xác nhận rằng họ đã tận mắt nhìn thấy việc phối giống.
Nếu có một cơ quan giữ quyển sổ theo dõi để thực hiện việc đăng ký cho chó con cùng với các tài liệu cụ thể khác, quyển sổ này sẽ được giao cho người chủ chó cái để lấy chính xác các thông tin cần thiết trước khi yêu cầu đại diện của chó đực giống ký xác nhận.

Các thông tin xác nhận về dịch vụ phối giống yêu cầu phải có như sau:

a) Tên và sổ đăng ký và số hiệu của chó đực giống.
b) Tên và sổ đăng ký và số hiệu của chó đực giống.
c) Tên và địa chỉ của chủ / đại diện của chó đực giống.
d) Tên và địa chỉ của chủ chó cái tại thời điểm phối giống hoặc tại thời điểm chó cái được mua lại
e) Địa điểm và thời gian phối giống
f) Chữ ký của đại diện của chó giống và chủ chó cái.
g) Nếu quan giữ quyển sổ theo dõi để thực hiện việc đăng ký cho chó con yêu cầu bản công chứng hoặc bản sao giấy khai sinh của chó đực giống, yêu cầu này sẽ được chuyển cho đại lý của chó đực giống để hoàn thiện các chứng từ cần thiết, hoàn toàn miễn phí đối với chủ chó cái.

THANH TOÁN PHÍ PHỐI GIỐNG

9. Chủ chó đực giống có thể từ chối ký xác nhận phối giống trước khi phí phối giống đã thoả thuận được chi trả. Tuy nhiên, không được phép giữ chó cái lại để làm tin.

10. Nếu con chó đực giống không thực hiện việc phối giống vì bất cứ lý do gì hoặc chó cái không chịu phối giống, và do đó, việc phối giống không được thực hiện, chủ chó đực giống không có quyền đòi phí phối giống, nhưng có quyền đòi các phí khác như đã mô tả ở Phần 2.

11. Ngoài phần phí phối giống đã thoả thuận, chủ chó đực không có quyền liên quan đến chó con của chủ chó cái. Cụ thể, họ không có quyền lấy chó con.
Tuy nhiên, theo thoả thuận giữa hai bên về việc phí phối giống được trả bằng chó con, việc thoả thuận này cần phải được lập bằng văn bản trước khi phối giống. Văn bản thoả thuận cần phải có các điều khoản cụ thể sau:

a) Ngày mà chủ chó giống có thể chọn chó con.
b) Ngày mà chủ chó giống có thể bắt chó con đã chọn.
c) Ngày mà chủ chó giống phải chọn chó con (sau ngày mà chủ chó giống có thể chọn chó con đã qua)
d) Ngày mà chủ chó giống phải bắt chó con đã chọn (sau ngày mà chủ chó giống có thể bắt chó con đã qua)
e) Thoả thuận về phí vận chuyển chó con
f) các điều khoản cụ thể cho trường hợp chó con bị chết non, chỉ có 1 con chó con còn sống hoặc trong trường hợp con chó con đã chọn chết trước khi chủ chó đực bắt về.

TRƯỜNG HỢP CHÓ CÁI KHÔNG ĐẬU THAI

12. Sau khi việc phối giống được thực hiện, chó đực giống được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ và chủ chó đực giống có quyền thu phí phối giống. Việc này không liên quan đến sau đó chó cái có thai hay không. Nếu chó cái không thụ thai, chủ chó đực có thể chịu một lần cho phối giống miễn phí trong kỳ động dục tiếp theo hoặc hoàn lại một phần phí phối giống đã thu. Các thoả thuận cần phảii làm bằng văn bản và nêu trong hợp đồng trước khi thực hiện phối giống
Thời hạn cho lần phối giống miễn phí được tính tới khi chó đực giống chết hoặc đựoc chuyển nhương cho chủ mới hoặc cho đến khi chó cái chết.
Nếu trong trường hợp có thể chứng minh (bằng cách phân tích tinh trùng của chó đực) rằng chó đực không có đủ khả năng sinh sản tại thời điểm phối giống, chủ chó cái có thể yêu cầu hoàn lại phí phối giống.

THỤ TINH NHÂN TẠO

13. Sự thụ tinh nhân tạo sẽ không được sử dụng trên những con chó đã có khả năng sinh sản tự nhiên trước đó, ngoại trừ những trường hợp cụ thể (cho cả con đực hoặc con cái chưa thực hiện sinh sản tự nhiên) có thể được thực hiện dưới sự đồng ý của Hiệp hội / câu lạc bộ chó giống quốc gia. Đối với trường hợp con chó cái được thực hiện thụ tinh nhân tạo, bác sĩ thú y lấy tinh dịch của con chó đực giống phải cung cấp xác nhận bằng văn bản tới tổ chức giữ sổ theo dõi và thực hiện đăng ký cho chó con. Trong đó phải nêu rõ rằng tinh trùng sạch, đông lạnh đã đựoc lấy từ con chó đực giống đã được thoả thuận. Thêm vào đó, đại diện cho chó đực giống sẽ phải cung cấp miễn phí các tài liệu đã nêu trong mục 8 cho chủ chó cái.

Chi phí cho việc lấy tinh và thụ tinh nhân tạo do chủ chó cái chịu. Bác sy thú y thực hiện viẹc thụ tinh phải xác nhận với tổ chức cấp phép về việc chó cái đã được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của chó đực giống đã lựa chọn. Bản xác nhận cũng cần nêu rõ địa điểm, ngày tháng thực hiện việc thụ tinh, tên và số sổ đăng ký của chó cái và tên chủ của chó cái.
Chủ chó đực giống cho tinh trùng cần phải ký vào xác nhận phối giống cho chủ chó cái để bổ sung cho xác nhận của bác sỹ thú y thực hiện việc thụ tinh nhân tạo.

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN NUÔI – THOẢ THUẬN CHO THUÊ

14. Theo thông lệ, người chủ của chó cái tại thời điểm phối giống được coi là chủ của đàn chó con.
Quyền nuôi dưỡng và sử dụng chó cái và chó đực có thể được chuyển nhượng cho bên thứ ba theo hợp đồng chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng quyền lợi/ thỏa thuận cho thuê phải được thực hiện bằng văn bản trước khi thực hiện chuyển chó cho bên kia nuôi
Văn bản thoả thuận chuyển nhượng quyền nuôi chó phải được ghi nhận đồng thời với việc đăng ký với cơ quan theo dõi cấp phép phù hợp và với câu lạc bộ nuôi chó (nếu yêu cầu).
Thoả thuận chuyển nhượng cần phải kèm theo quyền đăng ký cho chó con. Các quyền và nghĩa vụ cần phải được nêu rõ giữa hai bên ký hợp đồng
Hiểu theo nguyên tắc này, người thuê chó cái được coi là người chủ chó cái, tính từ khi chó con đựoc sinh ra đến khi chó con tách đàn.

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

15. Chó con của 2 con chó thuần chủng trong cùng một loài chó đã được cấp chứng nhận của FCI, được cấp bởi cơ quan cấp giấy phép cấp quốc gia và chứng nhận này không gồm các điểm giới hạn hay loại trừ, được coi là thuần chủng, và sau đó sẽ được cấp giấy chứng nhận khai sinh của FCI.
Theo thông lệ, chó con được bán hoặc chuyển nhượng ra nước ngoài cũng được cấp giấy chứng nhận.

16. FCI công nhận các giấy khai sinh dựa trên chứng nhận về nguồn gốc của chó bố mẹ hơn là ghi nhận theo chất lượng của con chó được đăng ký.

SỔ THEO DÕI VÀ ĐĂNG KÝ CHO CHÓ CON

17. Trong trường hợp không có các thoả thuận khác, người chủ mới của chó cái đang có thai sẽ tự động trở thành chủ của những con chó con.

18. Mỗi con chó được nuôi và đăng ký với các quốc gia hoặc đối tác theo hợp đồng của FCI được cấp các bằng chứng chứng minh vô thời hạn. Các xác nhận này được ghi trong khai sinh của con chó.

Về nguyên tắc, chó con được đăng ký khai sinh tại quốc gia nơi người chủ chó cái sinh sống (cư trú) và sẽ mang tên theo hiệp hội nơi đó. Trong trường hợp, nơi cư trú của người chủ không được xác định rõ ràng, người chủ chó cái có quyền đăng ký cho đàn chó con tại quốc gia nơi họ sinh sống vào thời điểm phối giống, nếu như các yêu cầu sau được thoả mãn.

- Người chủ tuân theo các yêu cầu về nuôi chó tại câu lạc bộ chó giống của quốc gia, nơi họ sinh sống tại thời điểm phối giống.
- Người chủ cung cấp được xác nhận bởi chính quyền địa phường tại nơi họ sinh sống (không ngắt quãng) tại quốc gia đó trong thời gian ít nhất là 6 tháng.

Nếu tuân theo các điều kiện này, câu lạc bộ chó giống nơi người chủ sinh sống tại thời điểm phối giống sẽ thực hiện đăng ký cho các con chó con tại nơi đó và cấp sổ theo dõi, cấp giấy khai sinh cho chó con với tên người chủ chó và địa chỉ nơi người chủ sinh sống.

Trường hợp ngoại lệ được đồng ý cấp chứng nhận là trong trường hợp người nuôi chó cư trú ở quốc gia không được FCI chấp thuận cấp giấy phép. Người chủ chó có thể thực hiện việc đăng ký tại quốc gia nơi đã được FCI chấp thuận giữ sổ theo dõi.
Tất cả chó con được đăng ký đầy đủ, bao gồm cả các con chó con đã có sau ngày nộp đơn xin đăng ký.

Giấy khai sinh (Pedigrees), là bằng chứng về nguồn gốc, chỉ được cấp cho các con chó có dòng dõi rõ ràng, đúng đắn. Thông thường, một con chó cái chỉ được phối giống với 1 con chó đực trong 1 lứa chó con. Trong trường hợp có sự khác biệt, câu lạc bộ chó giống được quyền yêu cầu người chủ chó thực hiện các xét nghiệm về DNA để chứng minh và người chủ sẽ chịu các chi phí xét nghiệm đó.

QUY ĐỊNH NUÔI CHÓ CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

19. Các quy định của các quốc gia thành viên và các đối tác theo hợp đồng có thể nhiều hơn các quy định của FCI, nhưng không được mâu thuẫn, trái ngược với Quy định Quốc tế về nuôi chó của FCI.

KẾT LUẬN

20. Các quy định về nuôi chó Quốc tế của FCI năm 1979 thay thế các Quy định Quốc tế về nuôi chó Monaco năm 1934. Trong trường hợp có sự khác biệt liên quan đến việc dịch thuật của văn bản, bản tiếng Đức của Quy định này được ưu tiên làm bản gốc.

• Được phê chuẩn bởi Hội đồng FCI vào ngày 11 và 12 tháng 06 năm 1979 tại Bern.
• Các bản dịch được thực hiện bởi Ủy ban pháp luật tại Winterthur vào ngày 22 tháng 01 năm 1990.

Một số điểm chữ đậm được phê chuẩn bởi Hội đồng FCI tại Rome, tháng 10 năm 2006. Các sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
 

soi_lua

Member
Còn đây là bản tiếng Anh - Tuy nhiên, trong các trường hợp có sự khác biệt thì bản tiếng Đức là bản được ưu tiên nhất. Nhưng em lại không biết tiếng Đức


______________________________________


FEDERATION CYNOLOGIQUE INTERNATIONALE (AISBL)
Place Albert 1er, 13, B 6530 Thuin (Belgique), tel : +32.71.59.12.38, fax : +32.71.59.22.29, email : info@fci.be
______________________________________

INTERNATIONAL BREEDING RULES OF THE F.C.I.

PREAMBLE

1. The International Breeding Regulations of the Fédération Cynologique Internationale (FCI) are binding on all member countries and contract partners.

• These FCI breeding regulations apply directly to all FCI member countries as well as the contract partners. This means that breeding may only be carried out with pedigree dogs which have a sound temperament, are healthy in functional and hereditary terms and are registered with a studbook or register (appendix) recognised by the FCI. In addition, they have to fulfil the requirements specified by the relevant FCI member or contract partners.

• The only dogs which are considered to be healthy in hereditary terms are those transferring breed standard features, breed type and temperament typical of that breed without displaying any substantial hereditary defects which could impair the functional health of its descendants. The members and contract partners of the FCI are required in this regard to prevent any exaggeration of breed features in the standards which could result in impairment of the dogs' functional health.

• Dogs with eliminating faults such as e.g. unsound temperament, congenital deafness or blindness, hare-lip, cleft palate, substantial dental defects or jaw anomalies, PRA, epilepsy, cryptorchidism, monorchidism, albinism, improper coat colours or diagnosed severe hip dysplasia may not be bred.

• With regard to surfacing hereditary defects, e.g. HD or PRA, the FCI member countries and contract partners are obliged to record affected animals, combat these defects in a methodical manner continuously record their development and report to the FCI on this matter when requested.

• The FCI, its member countries and contract partners are supported by the Scientific Commission in relation to evaluation, assistance and advice in combating hereditary defects. In case the Scientific Commission would issue a catalogue of measures, the same shall be binding on being adopted by the FCI General Committee.

• Competence and responsibility for breeding rests with the member countries and contract partners of the FCI and includes breeding guidance, breeding advice and monitoring breeding as well as the keeping of the studbook.

• The FCI member countries and contract partners are under the obligation to draw up their own breeding regulations based on the FCI Breeding Regulations, in which the breeding objectives are laid down. Such regulations must take appropriate and reasonable account of the specific working characteristics of the respective breeds.

Dog traders and commercial dog breeders are not permitted to undertake breeding in a member country or contract partner of the FCI.

2. The reciprocal rights and obligations of bitch and stud dog owners are principally governed by national laws, regulations established by the national Kennel Clubs, their breed clubs or associations and private agreements. In the event that such regulations and agreements do not exist, the FCI International Breeding Rules will prevail.

• Breeders and owners of stud dogs are strongly urged to negotiate a written contract before each breeding wherein the financial obligations of both parties are clearly defined.

• The "owner" of a dog is the person who has legally obtained the animal, who is in possession of the dog and who can prove it through the legal possession of a valid official registration and pedigree.

• The "agent of the stud dog" is either the owner of the stud dog or the person who has been authorised by the owner to make this stud dog available for stud service.


TRANSPORTATION AND MAINTENANCE COSTS OF THE BITCH
3. It is recommended that the owner of the bitch or a person whom he can rely on takes the bitch to and from the male. If a bitch is boarded for several days by the agent of the stud dog, the owner of the bitch will be financially responsible for feeding costs, boarding fees, if necessary veterinary care and any damage to the residence or kennel of the stud dog agent as well as return transportation costs.

LIABILITY
4. According to the laws of the different countries, the person boarding and taking care of an animal is held legally responsible for any damage caused to third parties during that period.
The owner/agent of the stud dog must take this into consideration when applying for personal liability insurance coverage.

DEATH OF THE BITCH
5. Should the bitch die while in the custody of the stud dog agent, the latter will undertake to have the death and the cause of it certified by a veterinary surgeon. He will inform the owner of the bitch of the death and the cause it as soon as possible.
Should the owner of the bitch wish to see the dead bitch, the stud dog agent may not deny this request.
Should the death appear to have been caused by negligence of the stud dog agent, the latter is liable to compensate the owner of the bitch for the loss.
Should it be determined that the stud dog agent was in no way responsible for the death of the bitch, the owner of the bitch is required to reimburse the stud dog agent for all expenses incurred as a result of the death.

SELECTION OF THE STUD DOG
6. The stud dog agent is obliged to mate the bitch only with the dog referred to in the contract. Should this stud dog be unable to mate, no other dog may be substituted without the prior consent of the owner of the bitch. In any case, it is forbidden to mate the bitch with more than one stud dog during the same oestrus cycle.

ACCIDENTAL BREEDING
7. In the event that the bitch is unintentionally mated by a dog different from the one agreed upon, the stud dog agent who has the bitch under his custody must notify and reimburse the bitch's owner for all the expenses resulting from this accidental breeding.
In case of accidental breeding, it is forbidden to carry out another mating with the stud dog originally foreseen.
In such cases, the stud dog agent can not charge any stud fee.

STUD SERVICE CERTIFICATION
8. The stud dog agent will declare, in writing, on a stud service certificate, that the mating took place with the agreed stud dog. By his signature, he certifies that he was an eye-witness of this mating.
If the organisation which keeps the stud book with which the litter is to be registered requires the use of particular documents, it is up to the owner of the bitch to get them, fill them in correctly and request the stud dog agent’s signature.

It is compulsory that this stud service certificate contains the following information:

a) Name and stud book registration number of the stud dog.
b) Name and stud book registration number of the bitch.
c) Name and address of the agent/owner of the stud dog.
d) Name and address of the owner of the bitch at the time of the mating and, possibly the date when the bitch was bought.
e) Place and date of the mating
f) Signature of the agent of the stud dog and of the owner of the bitch
g) If the organisation which keeps the stud book with which the litter is to be registered requires a certified photocopy or excerpt of the pedigree of the stud dog, it is up to the stud dog agent to give these documents, free of charge, to the owner of the bitch.

PAYMENT OF STUD FEE
9. The owner of the stud dog may refuse to sign the stud service certificate before the stud fee which was agreed has been paid. He is not permitted, however, to hold back the bitch as security.

10. If the agreed stud dog does not perform the mating for whatever reason or if the bitch does not want to be mated, whereby no mating can take place, the owner of the stud dog is entitled to the payment of the fees as described at article 2. However he may not claim payment of the stud fee.

11. Apart from the stud fee which was agreed, the owner of the stud dog has no further rights concerning the litter towards the owner of the bitch. Specifically, he has no right to get a puppy from the litter.
However, if there is a mutual agreement that the stud fee will be a puppy, it must be made in writing prior to the mating. The written agreement must include the following provisions which have to be observed:

a. the date when the owner of the stud dog may choose the puppy.
b. the date when the owner of the stud dog will actually get the puppy which was chosen
c. the date by which the owner of the stud dog must choose a puppy (after which date his rights to choose the puppy will expire)
d. the date by which the owner of the stud dog must come to take the puppy (after which date his rights to obtain a puppy expire)
e. an agreement concerning the transportation costs.
f. special provisions in the event of a stillborn litter, a single living puppy or in case the selected puppy dies before the owner of the stud dog gets it.


THE BITCH REMAINS BARREN
12. After a mating has been correctly performed, the stud dog is considered to have fulfilled its duty and the stud dog owner is therefore entitled to the agreed stud fee. This does not necessarily imply that the bitch will be pregnant. If the bitch remains barren, it is up to the stud dog owner either to offer a free stud service at the next oestrus cycle or to refund a percentage of the stud fee. Such an agreement must be made in writing and included in the breeding contract before the mating takes place.
The time limit for a free mating expires at the death or transfer of ownership of the stud dog or at the death of the bitch.
In case it can be proved (by a sperm analysis) that the stud dog was infertile at the time of the mating, the owner of the bitch has to be reimbursed the stud fee.

ARTIFICIAL INSEMINATION
13. Artificial insemination is not to be used on animals which have not reproduced naturally before. Exceptions (either the male or the female has not yet reproduced naturally) can be made by the national kennel clubs in certain cases. In the event the bitch is to be artificially inseminated, the veterinary surgeon collecting the stud dog’s sperm must provide a written certificate to the organisation which keeps the stud book with which the litter is to be registered stating that the fresh or frozen sperm was indeed produced by the agreed stud dog. In addition, the stud dog agent has to give, free of charge, the documents listed at Art.8 (a-g) to the owner of the bitch.
The costs for collecting the sperm and performing the insemination are charged to the owner of the bitch. The veterinary surgeon performing the insemination has to confirm to the organisation which keeps the stud book that the bitch has been artificially inseminated with the sperm of the stud dog originally foreseen. This certificate should also include the place and date of the insemination, the name and studbook registration number of the bitch and the name and address of the owner of the bitch.
The owner of the stud dog from which the semen was taken must provide a signed stud service certificate to the owner of the bitch in addition to the veterinary surgeon’s certificate.

TRANSFER OF BREEDING RIGHTS – LEASE AGREEMENT
14. As a rule, the owner of the bitch at the time of the mating is considered to be the breeder of the litter.
The right to use the bitch or the stud dog for breeding may be transferred to a third party by contract.
It is compulsory that such a transfer of breeding rights/leasing agreement be executed in writing before the breeding takes place.
The written agreement transferring the breeding rights must be recorded in due time with the appropriate organisation which keeps the stud book and, if required, with the breed club.
The lease agreement must be enclosed with the application to register the litter. It must clearly outline the rights and obligations of the two contracting parties.
The leasee of the bitch is considered to be its owner, as understood by these rules, from the date of the whelping until the litter is weaned.

BASICS
15. Puppies from two pure-bred dogs of the same breed holding FCI recognised pedigrees without any objection or restriction on them from the national canine organisation are considered to be pedigree puppies and are therefore entitled to be issued FCI recognised pedigrees.
As a rule, puppies are to be sold and transferred to a private individual in whose name the export pedigree must be issued.

16. FCI recognised pedigrees are a certification of parentage rather than of quality of the dog registered

STUD BOOK REGISTRATION OF A LITTER
17. In the absence of other agreements, the new owner of a pregnant bitch automatically becomes the breeder of the expected litter.

18. Each dog bred in and registered with a FCI member country or contract partner is to be provided with permanent and falsification-proof identification; this identification is to appear on its pedigree.

In principle, a litter is registered with the stud book of the country where the owner of the bitch lives (résidence habituelle) and will bear his kennel name. In case the “résidence habituelle” can not be legally defined, the owner of the bitch has the right to have his/her litter born and registered in the country where he/she lives at the moment of the mating provided that the following requirements are met:

- the owner has to comply with the breeding requirements of the kennel club of the country where he/she lives at the moment of the mating.
- the owner has to provide a certificate issued by the appropriate local authorities of the place where he/she lives indicating that he is staying (with no interruption) in this country for a minimum period of 6 months.

Upon observance of these requirements, the national kennel club of the country where the owner lives at the moment of the mating has to register the litter born on its territory with its stud book, issue the pedigrees for the puppies with the owner’s kennel name and the address where he/she lives.

Exceptions are granted in cases where the breeder of dogs resides in a country which does not have an FCI recognised stud book. This breeder may register the litter in a country which keeps a stud book recognised by the FCI.
All litters are to be fully registered; this includes all puppies reared to the date of application for registration.
Pedigrees, which are in fact birth certificates, must be issued for correct parentage only. Normally, a female is to be mated by only one male for the same litter. In cases of deviations, the kennel clubs are obliged, at the breeder’s costs, to have the parentage proved by DNA testing

BREEDING RULES OF THE MEMBER COUNTRIES
19. The breeding regulations of the member countries and contract partners can go beyond those of the FCI in their requirements, but may not be (inconsistent) in conflict with the FCI International Breeding Regulations.

CONCLUSION
20. These FCI International Breeding Regulations of 1979 supersede the Monaco International Breeding Rules of 1934. In the event of difference of opinion regarding the legal interpretation of the text, the German version of this document will take precedence.

• Approved at the FCI General Assembly on June 11 and 12, 1979 in Bern.
• Translation revised by the legal commission in Winterthur on January 22nd, 1990.

The parts in bold characters were approved by the General Committee in Rome, October 2006. The amendment will be effective from January 1st 2007.
 
Top